076-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu9-4-2021
CHÂNLUẬN
N
gay sau khi được Quốc
hội phê chuẩn,
Bộ
trưởng Tài chính Hồ
Đức Phớc đã có một số chia
sẻ với
Pháp Luật TP.HCM
.
Cân đối thu chi, giảm
nợ công, giảm bội chi
. Phóngviên
:VậyBộ trưởng
đặt trọng tâm chính sách như
thế nào để thực hiện kế hoạch
giai đoạn 2021-2026 và chiến
lược 10 năm 2021-2030?
+Bộ trưởng
HồĐức Phớc
:
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham
mưu Chính phủ đưa ra những
chính sách, cơ chế phù hợp,
đặc biệt là phải tập trung xây
dựng và phát triển nguồn
lực tài chính quốc gia vững
mạnh, đóng góp hiệu quả vào
sự nghiệp phát triển, đổi mới
của đất nước.
Bộ Tài chính sẽ phải đề ra
các giải pháp nhằm đảm bảo
chính sách tài khóa, cân đối
thu chi, giảm nợ công, giảm
bội chi ngân sách; quản lý
điều hành ngân sách và nguồn
lực quốc gia hiệu quả nhất,
thúc đẩy sự phát triển kinh
tế đất nước.
Đặc biệt, cần phải thúc đẩy
sựphát triển của doanh nghiệp,
nâng cao đời sống nhân dân,
thất thu, chuyển giá, trốn thuế.
Tất nhiên không chỉ tập trung
vào “thu” mà còn phải đảm
bảo “chi” NSNN tiết kiệm,
hiệu quả, cải thiện tích cực
chính sách tài khóa.
Những giải pháp tổng hợp
như vậy sẽ góp phần tăng sức
chống chịu của nền tài chính
quốc gia. Nền tài chính quốc
gia mạnh thì sức chống chịu
củanềnkinh tế cũngđượcnâng
lên,mới gópphần thuhẹp trình
độ phát triển của Việt Nam so
với thế giới trong bối cảnh hội
nhập và “bình thường mới”.
. Thưa, hiện nguồn tiền,
vốn trong dân, trong xã hội,
doanh nghiệp, tổ chức tài
chính trong và ngoài nước còn
rất lớn! Vậy Bộ Tài chính sẽ
làm gì để huy động, sử dụng
những nguồn lực này?
+ Theo tôi, công việc tới
của Bộ Tài chính sẽ là tiếp
tục cơ cấu lại thị trường tài
chính, bảo hiểm, dịch vụ kế
toán, kiểm toán...
Phải tập trung, chú trọng
khơi dậy và huy động các
nguồn lực tài chính từ xã
hội, thông qua thúc đẩy phát
triển các thị trường tài chính,
thị trường chứng khoán, bảo
hiểm… theo cơ chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Từ đó xây dựng nguồn lực
tài chính quốc gia ngày càng
phát triển lànhmạnh, bềnvững,
phù hợp với thông lệ quốc tế,
thúc đẩy hội nhập hiệu quả.
Tóm lại, các chính sách tài
chính bên cạnh việc phải đáp
ứng được yêu cầu đòi hỏi của
thực tiễn thì cốt lõi là phải vì
sự phát triển của đất nước, vì
dân, phải lấydoanhnghiệp làm
trung tâmđể thúcđẩyphát triển.
. Xin cámơn tânBộ trưởng.•
TÂN BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HỒ ĐỨC PHỚC:
xây dựng nền quốc phòng,
an ninh vững chắc bằng các
chính sách cụ thể…
Tăng sức chống chịu
của nền tài chính
quốc gia
. Bộ trưởng có thể cho biết
tới đây sẽ tập trung vào những
vấn đề cụ thể gì?
+ Tôi cho rằng ngành tài
chính sẽ phải tiếp tục tham
mưu cho Đảng và Chính phủ
các giải pháp để cơ cấu lại
NSNN, nâng cao hiệu quả,
hiệu lực nhằm tăng nguồn thu
ngân sách, đặc biệt là nguồn
thu tiềm năng. Cạnh đó, phải
nuôi dưỡng nguồn thu, chống
Nền tài chính quốc
gia mạnh thì sức
chống chịu của nền
kinh tế cũng được
nâng lên.
TânbộtrưởngNgoạigiaovà4ưutiênvềđốingoại
Nuôi dưỡng nguồn thu,
chi ngân sách hiệu quả
Ngành tài chínhcùngvới việcnuôi dưỡngnguồnthusẽđảmbảochi ngân
sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả, cải thiện tích cực chính sách tài khóa.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chínhHồĐức Phớc. Ảnh: VGP
“Tôi cũng rất vinh dự, tự hào khi
đất nước ta đang có một vị thế, một
cơ đồ, một tiềm lực chưa bao giờ như
ngày nay. Với ngành ngoại giao, “nếu
như thực lực có thì tiếng chuông vang
xa” - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ
với báo chí sau khi được Quốc hội tín
nhiệm phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức bộ
trưởng Bộ Ngoại giao.
Trong nhiệm kỳ này, theo Bộ trưởng
Bùi Thanh Sơn, có bốn ưu tiên về đối
ngoại.
Đó là tập trung làm sâu sắc và đưa
vào chiều sâu quan hệ với tất cả đối
tác quan trọng của Việt Nam, nhất là
các nước láng giềng, các nước đối tác
chiến lược, các nước đối tác toàn diện
và bạn bè truyền thống.
“Khi chúng ta đã có quan hệ tốt đẹp
với các nước này thì chắc chắn môi
trường hòa bình, ổn định, hợp tác của
chúng ta sẽ vững chắc, vững bền hơn”
- Bộ trưởng nói.
Ưu tiên tiếp theo là tập trung toàn lực
phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất
nước, trong đó xác định ngoại giao chính
trị, ngoại giao văn hóa và công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài đều
phải phục vụ cho mục tiêu phát triển.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, ngoại giao
kinh tế sẽ là trọng tâm trong thời gian
tới. “Phải tranh thủ được nguồn ngoại
lực rất quan trọng để bổ sung cho yếu
tố nội lực vốn quyết định. Hợp tác quốc
tế sẽ giúp Việt Nam hội nhập, đồng thời
cũng là phát triển và thực hiện được
mục tiêu, khát vọng của mình” - Bộ
trưởng nói.
Ưu tiên thứ ba là phải tham gia tích
cực, chủ động vào các diễn đàn các tổ
chức đa phương để tham gia định hình
và phát triển các luật chơi khi hội nhập
quốc tế. “Chúng ta cũng sẽ có những
sáng kiến để nâng cao vị thế đất nước,
với tư cách là một thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế” - Bộ
trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Ông đề cập đến việc trước mắt là Việt
Nam phải hoàn thành xuất sắc vai trò
là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc trong tháng 4-2021 và hoàn thành
nhiệm vụ của Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an trong năm 2021.
Các hoạt động khác của Liên Hợp
Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ
hòa bình Việt Nam cũng sẽ tham gia
tích cực… Việt Nam cũng sẽ tích cực,
chủ động tham gia các hoạt động của
khu vực nhưASEAN,APEC,ASEMvà
của các tổ chức khu vực khác.
Cuối cùng, Bộ trưởng đề cập đến công
tác bảo hộ công dân trong bối cảnh dịch
COVID-19 đang gây ra những ảnh hưởng
đối với cộng đồng 5,3 triệu người Việt
Nam ở nước ngoài.
“Chúng tôi cũng coi đây là một trọng
tâm rất quan trọng, vừa để kết nối với bà
con, cộng đồng ta ở nước ngoài. Đồng
thời cũng thể hiện tinh thần của Nhà
nước với cộng đồng ta ở nước ngoài, để
trong điều kiện cho phép bà con được về
nước an toàn hoặc yên tâm ở lại nước
sở tại” - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
ĐỨC MINH - CHÂN LUẬN
Tân Bộ trưởngNgoại giao Bùi Thanh Sơn.
Ảnh: BNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ PHẠM THỊ THANH TRÀ:
Xâydựngnềnhành
chính chuyênnghiệp,
minhbạch
Ngày 8-4, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, tân Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết trong
thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tập trung trọng tâm vào năm
nhiệm vụ cơ bản.
Thứ nhất, tập trung cao độ cho việc tiếp tục tham mưu
để xây dựng và hoàn thiện thể chế, xây dựng nền hành
chính nhà nước dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ
cương, công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân và hội
nhập.
Thứ hai, tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách hành
chính để tạo đột phá cho giai đoạn 2021-2026 nhằm
khơi thông các điểm nghẽn, xóa các rào cản, tạo động
lực cho việc thúc đẩy phát triển đất nước trong thời kỳ
hội nhập và phát triển tới đây. 
Thứ ba, tiếp tục tổ chức sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả, trong đó có sắp xếp các đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, đơn vị hành chính và
sự nghiệp. Vừa qua bộ đã làm tích cực và đạt hiệu quả
bước đầu. Vì vậy, tới đây sẽ là giai đoạn làm quyết liệt
hơn vấn đề này. 
Thứ tư, tiếp tục thực hiện mục tiêu về tinh giản biên
chế, gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo. Cùng
với đó, phải quan tâm chăm lo phát hiện, bồi dưỡng,
trọng dụng nhân tài. Để từ đó chúng ta xây dựng được
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa chuyên nghiệp,
có trách nhiệm, vừa năng động, phục vụ nhân dân và lấy
người dân làm trung tâm.
Trọng tâm thứ năm là tiếp tục đẩy mạnh và hoàn
thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà
nước ở các lĩnh vực của ngành, bảo đảm rõ chức năng,
nhiệm vụ, rõ người, rõ việc, phát huy sự chủ động, tích
cực của địa phương, cơ sở. Đồng thời tăng cường kiểm
tra, thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý
nhà nước thống nhất, đồng bộ.
“Giữ cương vị lãnh đạo ở địa phương trong một thời
gian dài, bà sẽ vận dụng những kinh nghiệm này trong
điều hành của một bộ trưởng như thế nào?”,
trả lời
câu hỏi này, tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói:
+ Là một nữ lãnh đạo ở địa phương nhiều năm, tôi
may mắn có được trải nghiệm qua rất nhiều lĩnh vực,
trong đó có cả lĩnh vực liên quan trực tiếp đến nội vụ.
Vì vậy, tôi đã tích lũy cho mình được ít nhiều kinh
nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý.
Những năm qua, khi tôi là Bí thư Tỉnh ủy, Yên Bái
đã thực hiện rất mạnh mẽ năm lĩnh vực của ngành nội
vụ, đặc biệt là thành công trong việc sắp xếp tổ chức
bộ máy, cải cách hành chính và phân cấp, phân quyền.
Đây chính là những kinh nghiệm tốt, bài học quý để
tôi có thể vận dụng, triển khai và chỉ đạo tổ chức thực
hiện đối với các địa phương khác, nhất là những địa
phương còn nhiều khó khăn.
Những bài học thực tiễn ở địa phương ít nhiều cũng
cho tôi thêm kinh nghiệm quan trọng để có thể tham
mưu một cách thiết thực, sát với tình hình thực tiễn và
tổ chức thực hiện cũng sẽ có những thuận lợi hơn.
Đây cũng là hành trang không thể thiếu để tôi tiếp
tục thực hiện tốt vai trò người lãnh đạo của ngành
nội vụ.
ĐỨC MINH
Tân Bộ trưởng BộNội vụ PhạmThị Thanh Trà. Ảnh: PV
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook