076-2021 - page 9

9
THYNHUNG
T
hông tinnhiều tuyếnđường
từ nội đô đến cao tốc, quốc
lộ đã và đang được lắp đặt
thêm nhiều camera giám sát
giao thông để xử lý vi phạm
giao thông thông qua hình
ảnh khiến nhiều đơn vị cho
thuê xe lo lắng. Mặc dù ủng
hộ việc giám sát giao thông
bằng công nghệ này nhưng
không ít người còn băn khoăn
bởi quy trình gửi thông báo vi
phạm còn chậm dẫn đến tình
trạng nhiều đơn vị cho thuê
xe phải lĩnh hết “hậu quả”.
Nơm nớp lo “dính”
phạt nguội
AnhNguyễnPhúcLong, chủ
một đơn vị cho thuê xe tự lái,
chia sẻ trên một nhóm mạng
xã hội cho biết anh cho khách
hàng thuê xe tự lái vào ngày
23-3, đến ngày 30-3 anh bất
ngờ nhận được thông báo vi
phạmgiao thông qua hình ảnh.
Ngay sau đó anh đã liên hệ với
khách hàng nhưng không được
dù trong hợp đồng có ghi rõ các
thông tin về CMND, bằng lái,
sốđiện thoại…Theo thôngbáo,
khách hàng của anh vi phạm
lỗi chạy quá tốc độ 78/60 km/
giờ. Với lỗi này, mức phạt sẽ
là 3-5 triệu đồng.
Ông Chu Phát Đạt, Giám
đốc một công ty cho thuê xe
tự lái, cho biết hiện nay các
doanh nghiệp thường xuyên
phải đóng phạt thay cho người
thuê. Theo ông Đạt, dù trong
hợp đồng có thỏa thuận ràng
buộc với khách hàng về vấn đề
phạt nguội, tuy nhiên do thông
báo phạt nguội thường gửi về
khá chậm, từ nửa tháng đến
Không dùng ngân sách
mua lại các trạmBOT
đặt sai vị trí
Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định như vậy trong
báo cáo gửi Quốc hội về kết quả giám sát việc thực
hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các
công trình giao thông BOT (xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao).
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hiện nay có tám
trạm thu phí vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
do bất cập về vị trí đặt trạm, không được sự đồng
thuận của người dân nên khó có thể xử lý dứt điểm.
Đó là trạm thu phí Bỉm Sơn thuộc dự án quốc lộ
1A đoạn tránh phía tây TP Thanh Hóa; trạm thu phí
Km77+922.5 thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến
Thái Nguyên - Chợ Mới; trạm thu phí tại Km1747
thuộc đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk;
trạm thu phí La Sơn - Túy Loan; trạm T2 quốc lộ 91;
trạm thu phí Ninh Xuân, quốc lộ 26; trạm thu phí Cai
Lậy; trạm thu phí quốc lộ 10 đoạn từ cầu La Uyên
đến cầu Tân Đệ.
Để xử lý bất cập các trạm này, Bộ GTVT kiến nghị
cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn ngân sách nhà
nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
2021-2025, nhằm hỗ trợ hoặc thanh toán cho nhà
đầu tư.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận thấy
việc Nhà nước hỗ trợ hoặc mua lại các trạm này
không phù hợp. “Nếu chỉ căn cứ vào sự phản đối
quyết liệt của người dân quanh trạm thì chưa đủ cơ
sở pháp lý và thực tiễn để xem xét, quyết định dùng
ngân sách mua lại các dự án BOT…” - báo cáo của
Ủy ban Kinh tế nêu rõ.
Cạnh đó, việc mua lại các dự án tiềm ẩn nguy cơ
thiếu minh bạch, dẫn đến hiệu ứng lan rộng tại các
dự án khác, khiếu kiện, làm mất an ninh, trật tự. Song
song đó là gây áp lực cho ngân sách nhà nước trong
điều kiện khó khăn hiện nay. Đi ngược với chủ trương
của Đảng, Nhà nước trong việc huy động nguồn vốn
xã hội hóa cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Cũng theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hiện cả nước
có 107 trạm thu phí do trung ương và địa phương
quản lý. Trong đó, có nhiều trạm BOT doanh thu
thấp, khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc
trả nợ ngân hàng và tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu.
“Nguyên nhân doanh thu thấp do lưu lượng xe
thực tế thấp hơn so với dự kiến, các trạm thực hiện
giảm phí, không được tăng phí theo lộ trình quy định
trong hợp đồng dự án…” - Ủy ban Kinh tế thông tin.
Về triển khai hệ thống thu phí không dừng (ETC),
Ủy ban Kinh tế nhận định thời gian đầu còn trục trặc
do công tác phối hợp. Xảy ra lỗi kết nối giữa các nhà
cung cấp dịch vụ gây bức xúc cho người dân. Chẳng
hạn như không nhận dạng được thẻ, không trừ tiền
phí khi xe qua trạm, hệ thống đọc chéo làn dẫn tới
sai phân loại, mệnh giá tiền, nhận dạng sai phương
tiện...
Cạnh đó, đến nay tỉ lệ xe dán thẻ sử dụng dịch vụ
thu phí không dừng còn thấp, chỉ khoảng 30% (đạt
1,2 triệu/4 triệu xe). Trong đó, khoảng 50% tỉ lệ
phương tiện đã dán thẻ nạp tiền vào tài khoản nên
chưa phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống thu phí
điện tử không dừng.
VIẾT LONG
Khẩn trương thu phí không dừng ở
trạm đường Nguyễn Văn Linh
Trong văn bản vừa gửi Bộ GTVT, UBND TP.HCM
và tỉnh Thái Bình về việc triển khai hệ thống thu phí
điện tử không dừng (ETC), Phó Thủ tướng Trịnh
Đình Dũng đã yêu cầu UBND TP.HCM khẩn trương
triển khai hệ thống ETC tại trạm thu phí đường
Nguyễn Văn Linh để bảo đảm kết nối liên thông,
đồng bộ với hệ thống ETC cả nước theo đúng quy
định.
Trước đó, UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng xin
lùi thời gian thực hiện ETC tại trạm thu phí đường
Nguyễn Văn Linh đến hết quý II-2021. Nguyên nhân
là việc thu phí đường Nguyễn Văn Linh để thực hiện
công tác duy tu, bảo trì tuyến đường này, không phải
thu phí hoàn vốn đầu tư như các trạm BOT khác.
P.PHONG
Dở khóc dở cười
vì phạt nguội
Nhiều rủi ro cho các đơn vị cho thuê xe tự lái khi thông báo vi phạm
giao thông qua hệ thống giám sát bằng camera được gửi về chậm.
Sắp tới, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ triển khai phạt nguội trên tuyến quốc lộ 51 (đoạn từ phường 12, TP Vũng Tàu tới phườngMỹ Xuân,
thị xã PhúMỹ). Ảnh: TRÙNGKHÁNH
Tài xế nhận 5 thông báo vi phạm
cùng lúc
Anh Hoàng Thanh Tùng (Đồng Nai) chia sẻ tết 2021 cả gia
đình anh quyết định tiết kiệm tiền nên lái ô tô về quê ăn tết,
tuy nhiên khi trở về nhà, gia đình anh đã nhận được hàng loạt
thông báo vi phạmgiao thông qua hình ảnh của Công an tỉnh
Bình Thuận. Với các lỗi vi phạm theo thông báo, tổng số tiền
anh sẽ phải đóng phạt là hơn 15 triệu đồng.
AnhNôngVănĐức, một tài xế chạy đường dài, cũng cho biết
tuyến quốc lộ 1 mới gắn camera xử phạt nguội nhưng nhiều
tài xế không để ý do vậy một cung đường có tài xế đã vi phạm
nhiều lỗi khác nhau.Theo anhĐức, đầu năm2021, anhđã nhận
năm thông báo vi phạm giao thông qua hình ảnh trên tuyến
quốc lộ 1, trong đó bao gồm các vi phạm về việc chạy quá tốc
độ, lấn làn, vượt đèn đỏ...
Đ.TRANG
Nhiều đơn vị cho
thuê xe tự lái cũng
rơi vào tình cảnh
tương tự khi cho thuê
xe với giá 600.000
đồng/ngày nhưng
đến khi nộp phạt có
mức phạt lên đến 4
triệu đồng kèm theo
hình phạt bổ sung
giữ bằng lái xe.
một tháng nên rất khó yêu cầu
khách hàng quay lại đóng phạt.
Bên cạnh đó còn xảy ra tình
trạng khi đơn vị cho thuê xe
nhận được thông báo vi phạm
nhưng trên hệ thống phạt nguội
lại chưa cập nhật dẫn đến việc
khách hàng không chấp nhận
đóng phạt. “Thông báo vi phạm
đã chậm mà cập nhật lên hệ
thống còn chậm hơn, thậm chí
không được cập nhật. Do vậy,
đến khi đăng kiểm chúng tôi
mới biết xe mình vi phạm, khi
đó chúng tôi phải tự đi đóng
phạt” - ông Đạt nói.
Nhiều đơn vị cho thuê xe
tự lái cũng rơi vào tình cảnh
tương tự khi cho thuê xe với
giá 600.000 đồng/ngày nhưng
đến khi nộp phạt có mức phạt
lên đến 4 triệu đồng kèm theo
hình phạt bổ sung là giữ bằng
lái xe. “Một xe cho thuê lợi
nhuận khoảng 20% mà dính
phạt nguội sẽ bị lỗ” - một đơn
vị chia sẻ.
Ràng buộc khách
hàng bằng hợp đồng
Trước những rủi ro từ phạt
nguội, nhiều đơn vị cho thuê
xe tự lái đành phải giữ tiền
cọc của khách hàng 5-10
triệu đồng. “Thực tế chúng
tôi đã đề xuất “giam” tiền
nửa tháng nhưng biện pháp
này không khả thi vì nếu giữ
tiền của khách hàng thì họ chỉ
thuê lần một lần và sẽ không
quay lại” - ông Đạt cho hay.
Trao đổi với PV
,
luật sư
Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật
sư TP.HCM, cho biết trong
hợp đồng cho thuê xe tự lái
thường có thông tin của người
thuê xe, tuy nhiên điều đó
không có nghĩa người này
ở cố định một địa chỉ đã
nêu trong hợp đồng, vì vậy
khi nhận thông báo về phạt
nguội chưa chắc đã liên hệ
được với người thuê.
Theo luật sư Tuấn, đối với
những loại xe cho thuê xe tự
lái, quyền và nghĩa vụ của hai
bên từ ngày nào đến ngày nào
thì người thuê xe sẽ phải chịu
trách nhiệm, điều khoản này
phải nêu rõ trong hợp đồng.
Sau thời hạn khách hàng trả
xe, người cho thuê cần giữ
một khoản cọc lại thời hạn
khoảng 15 ngày sau sẽ trả lại
cho khách. Thời điểm này chủ
sở hữu phải kiểm tra trên hệ
thống hành chính để kiểm
tra trên lộ trình người thuê
xe đi có bị phạt hay không.
“Đây là trách nhiệm và quyền
lợi của người cho thuê, nếu
không làm thì phải chịu đóng
phạt” - luật sư Tuấn nói.
Theo chuyên gia ô tôNguyễn
Minh Đồng, trên thế giới hiện
nay đối với hình thức cho thuê
xe tự lái sẽ ràng buộc trách
nhiệm thuộc về người thuê
ngay trong hợp đồng. Khi có
biên bản xử phạt hành chính
đối với xe vi phạm, chủ xe
chỉ cần báo thông tin người
thuê xe cho CSGT, sau đó
giao trách nhiệm xử phạt cho
CSGT với người thuê.
“Ở Việt Nam không có
quy định này thì chủ xe có
quyền yêu cầu đặt cọc hoặc
kiện nhau ra tòa giải quyết
nếu không thỏa thuận được.
Đơn vị cho thuê xe có dịch
vụ tốt thì khách hàng sẽ quay
lại lần sau và không sợ bị
mất khách” - ông Đồng nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook