15
Ba CLB đại giaHàNội, TP.HCM, Sài Gòn đang vẫy vùng trong nguy cơ đi chung kết ngược để trốn xuống hạng.
Ảnh: PHƯƠNGNGHI
Thể thao -
ThứNăm22-4-2021
dốc sức để tìm chỗ đứng top
6 nhưng ở một tư thế thoải
mái hơn.
Đáng kể nhất trong nhóm
chạy trốn rớt hạng ở thời
điểm này có nhiều “ông lớn”
như Hà Nội, Sài Gòn FC,
TP.HCM không thiếu tiền
tài và đam mê danh vọng.
Thế mà họ lại có một vị trí
không như ý muốn.
Hà Nội hiện có 13 điểm,
đứng hạng 8, cần phải thắng
2/3 trận còn lại, trong lúc tốp
trên có các trận thua tương
ứngmới có thể nhảy vào nhóm
tranh vô địch. Tuy nhiên, rất
khó cho Hà Nội gượng dậy
bởi nội lực của họ mùa này
thiếu thốn do chấn thương
nhiều, ngoại binh chưa có
nhiều đóng góp.
Sau khi có tân HLVHoàng
Văn Phúc thay đàn em Chu
Đình Nghiêm, họ lại đưa về
ông Park Choong Kyun. Điều
cần thiết của Hà Nội là sớm
bổ sung, thay thế cầu thủ
chất lượng để tìm lại vị thế
của mình ở V-League hơn là
mộng mơ với thầy Hàn, tự tin
đòi đưa họ vươn tầm châu Á.
Rơi vào hoàn cảnh bi đát
hơn là Sài Gòn FC, với mong
muốn tái lập ít nhất vị trí thứ
ba của mùa trước thì bây giờ
chìmnghỉmdưới áp chót bảng
xếp hạng chỉ với 10 điểm
sau 10 trận đấu. Thầy trò
HLV Phùng Thanh Phương
sớm lo chơi sao ở giai đoạn
2 để tránh rớt hạng, vì gần
như không thể leo vào top 6.
Ai cũng nhìn ra điểm yếu
của Sài Gòn FC là ngoại binh
Nhật không phù hợp, cầu thủ
nội nòng cốt hao hụt nhiều
và rất cần khỏa lấp những
lỗ hổng này ở lượt về. Có
thể Sài Gòn FC sẽ khó rớt
hạng nhưng để trở lại một
thời rực rỡ chưa xa không hề
đơn giản, nếu không muốn
nói xóa đi làm lại, sau thất
bại của quá trình Nhật hóa
đốt cháy giai đoạn.
Tương tự, CLB TP.HCM
chi nhiều mà hiệu quả không
bao nhiêu. Họ cũng có 10
điểm sau 900 phút thi đấu,
chỉ hơn Sài Gòn FC nhờ hiệu
số bàn thắng bại. Ngoài một
Lee Nguyễn còn hiệu quả,
ba chân sút triệu đô người
Brazil đã phá sản và sắp phải
thay người mới là một sự
lãng phí lớn, vì không thuộc
hoặc không chịu thuộc bài
học mất tiền vô tội vạ ngay
ở mùa trước.
Rất ít ai ngờ ba “đại gia” Hà
Nội, Sài Gòn FC và TP.HCM
phải sớm chạy trốn nhóm
tranh rớt hạng, hoặc phải chen
chúc tìm đường tồn tại với
những Hà Tĩnh, Bình Định,
Hải Phòng, hay có thể là SL
Nghệ An, Thanh Hóa.
Thêm một bài học lớn cho
sự chuẩn bị và đánh giá chưa
đúng về cuộc chơi V-League
của những đội bóng lớn chỉ
với suy nghĩ có tiền mua tiên
cũng được.•
ĐĂNGHUY -BẢONHI
C
ác đội xếp từ hạng 7
đến 14 sau giai đoạn 1
V-League (13 vòng đấu)
sẽ chính thức vào cuộc đua
chạy trốn 1,5 suất rớt hạng
khắc nghiệt, còn sáu đội tốp
trên sẽ tranh vô địch dù không
phải ai cũng có tham vọng và
đủ sức vươn đến ngôi cao.
Ba đội dẫn đầu HA Gia
Lai (22 điểm), Viettel (19
điểm) và Than Quảng Ninh
(18 điểm) đã chắc chắn có
suất... trụ hạng bởi khoảng
cách an toàn so với nhóm
dưới, khi lượt đi chỉ còn ba
vòng nữa khép lại. Các đội
xếp sau tiếp theo gồm SHB
Đà Nẵng và B. Bình Dương
có cùng 16 điểm, hay Nam
Định 15 điểm vẫn sẽ phải
CLB TP.HCM ngoài
một Lee Nguyễn còn
hiệu quả, ba chân
sút triệu đô người
Brazil đã phá sản và
sắp phải thay người
mới là một sự lãng
phí lớn. Đấy lại là
bài học mất tiền vô
tội vạ từ mùa trước.
Những “ông lớn” trong
vòng xoáy trụ hạng
Có đến támđội bóng sau ba vòng đấu V-League nữa sẽ rơi vào nhóm
chung kết ngược và đáng chú ý là nguy cơ không chừa những đại gia
đầumùa đặt chỉ tiêu vô địch.
Mua ngoại binh “lởm” và căn bệnh
của bóng đá Việt
Hai mùa qua, CLB TP.HCM gây thất vọng cho
người hâm mộ bởi việc mua hàng loạt cầu thủ ngoại,
đặc biệt là tiền đạo có chất lượng rất tệ.
Người hâm mộ TP.HCM luôn sẵn sàng mở lòng
đến sân ủng hộ đội bóng nhà nhưng gần đây họ
thất vọng vì chất lượng của đội bóng giàu bậc nhất
V-League quá kém. Câu hỏi đặt ra: Chủ tịch CLB
là ông Nguyễn Hữu Thắng và trưởng đoàn là ông
Lư Đình Tuấn đều là các cựu tuyển thủ và từng làm
HLV trưởng đội tuyển hay trợ lý đội tuyển quốc gia
cho ông HLV Park Hang-seo nhưng sao việc thẩm
định lại “lọt lưới” nhiều thế?
Những vấn đề nội bộ của CLB, những vị này có
thể không can thiệp về chuyên môn nhưng ít ra đó
là thanh danh của hai vị cựu tuyển thủ rất danh tiếng
của bóng đá Việt Nam.
HLV Polking cũng sẽ còn mệt mỏi dài dài với chất
lượng cầu thủ kiểu này. Ông cũng là người được
chọn sau khi đã có những hợp đồng mua ngoại binh,
tức là ông bị đặt vào thế cho gì ăn nấy chứ không
phải chọn cầu thủ theo tiêu chí của ông.
Ba ngoại binh của TP.HCM mùa 2020 đã tệ, mùa
2021 càng tệ hơn. Đã có thông tin nói rằng những
tiền đạo ngoại của TP.HCM hiện nay như Barros,
Dario Jr từng đá K-League ở Hàn Quốc. Tuy nhiên,
dùng các phương pháp tìm kiếm thì chúng tôi không
tìm thấy tên các cầu thủ này từng đá K-League, dẫu
là K-League 2 hay K-League 3. Cách thể hiện của
những ngoại binh TP.HCM hiện nay làm sao đủ
trình độ đá ở các giải Hàn Quốc.
Việc mua cầu thủ giá cao nhưng đá không ra
gì cũng tồn tại ở nhiều CLB và đó là căn bệnh
của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Với CLB
TP.HCM thì lắm tiền nên việc mua ngoại binh dễ dãi
và đổi cũng dễ nhưng rõ ràng điều đấy làm người
hâm mộ thất vọng về cách tiêu tiền.
TẤN PHƯỚC
Super League bị đâm thủng bởi
quyền lực FIFA, UEFA
Sau khi sáu CLB Anh rút lui khỏi nhóm ly khai
lập Super League, hai CLB Atletico Madrid và Inter
Milan cũng tiếp nối. Như vậy, tính đến chiều 21-4,
đã có 8/12 đội rút lui và như thế có thể khẳng định
Super League đã phá sản. Chính Chủ tịch CLB
Juventus, ông Andrea Agnelli, là một trong những
người sáng lập ra dự án Super League, phải thừa
nhận dự án Super League đã thất bại.
Super League đã bị đâm thủng không phải vì chính
nội bộ 12 ông chủ của 12 đội bóng có những lúc thiếu
thống nhất và thiếu kiên trì, mà nguyên nhân chính vì
quyền lực của FIFA, UEFA không cho phép một tổ
chức hay một nhóm nào xen vào làm thay đổi giá trị
bóng đá, cũng như khai thác thương quyền từ bóng đá.
Chỉ một lệnh đưa ra ai chơi cứ chơi, đội nào đá cứ
đá nhưng FIFA sẽ tước quyền, tước tư cách thành
viên của CLB và cả các cầu thủ tham dự thì xem
như Super League chỉ còn là dự án trên giấy.
Cũng có thể xem việc 12 CLB manh nha chơi
Super League là một cuộc nổi dậy đòi những phần
thưởng xứng đáng từ ảnh hưởng và lợi nhuận mà họ
mang lại, nhưng việc đi ngược với các tổ chức bóng
đá thì kiểu gì họ cũng bị đâm thủng.
Đ.TR
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG
- NGUYỄNĐỨC HIỂN
TổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
;
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 636/GP-BTTTT
ngày 28-12-2020 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty TNHH
MTV Lê Quang Lộc TP.HCM
Sài Gòn FC và Hà Nội với gánh nặng
AFC Cup
Vào cuối tháng 6, các đại diện bóng đá Việt Nam bao
gồm Viettel sẽ chơi AFC Champions League và hai đội Sài
Gòn FC, Hà Nội thi đấu AFC Cup. Cả ba đội bóng đều đặt
quyết tâm và mục tiêu lớn ở các đấu trường này như một
cách giới thiệu mình ra thế giới. Nhà vô địch Viettel sớm có
suất tranh vô địch ở giải quốc nội sẽ thu xếp dễ dàng hơn
để chơi giải quốc tế, khác với Sài Gòn FC và Hà Nội chật vật
lo đua trụ hạng. Từ phán đoán sẽ dốc hết sức mình đá AFC
Cup, cả hai đội bóng của Việt Nam lúc đó không thể chơi
như ý muốn, khi ốc còn chưa mang nổi mình ốc.
TT
Ba ngoại
binh
Brazil
quá “lởm”
khiến Lee
Nguyễn
phải cày
ải, “gánh
team”.
Ảnh:
PHƯƠNG
NGHI