6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm22-4-2021
Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở
TN&MT TP.HCM)…
“Phớt lờ” chỉ đạo của
Chính phủ
Theo cáo trạng, Tổng công ty
Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) là công ty cổ phần có vốn
nhà nước, Bộ Công Thương là đại
diện vốn chủ sở hữu nhà nước đối
với phần vốn tại doanh nghiệp này.
Năm 2006, thực hiện việc sắp
xếp, xử lý nhà, đất công sản, Bộ
Công Thương đề nghị để Sabeco
giữ lại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng
với mục đích thực hiện dự án xây
dựng khách sạn sáu sao, trung tâm
thương mại, trung tâm hội nghị, hội
thảo và văn phòng cho thuê (gọi tắt
là dự án).
Một năm sau, Sabeco cùng hai
công ty cổ phần thành lập liên doanh
Sabeco Land để thực hiện dự án.
Năm 2011, UBND TP phê duyệt
giá trị quyền sử dụng khu đất là hơn
1.200 tỉ đồng. Do số tiền quá lớn,
Sabeco không thể nộp đúng hạn,
Bộ Công Thương có văn bản đề
nghị UBND TP gia hạn thời hạn
nộp tiền cho Sabeco.
Thời gian này, Chính phủ ban
hành hai Nghị quyết 94/2011 và
26/2012, nhấn mạnh tình hình kinh
tế đang gặp nhiều khó khăn, yêu cầu
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước tập trung vốn đầu tư các
ngành kinh doanh chính, không đầu
tư ngoài ngành, nhất là bất động sản,
tài chính, chứng khoán…
Các đơn vị đã đầu tư vào những
lĩnh vực trên phải sớm có kế hoạch
thoái vốn, tiến tới chấm dứt kinh
doanh. Việc thoái vốn phải đảm bảo
công khai, minh bạch, bảo toàn ở
mức cao nhất phần vốn tài sản của
Nhà nước.
Tuy nhiên, ông Vũ Huy Hoàng,
bà Hồ Thị Kim Thoa và ông Phan
Chí Dũng không thực hiện theo chỉ
đạo của Chính phủ mà tiếp tục yêu
cầu Sabeco đầu tư vào bất động
sản, không phải ngành nghề kinh
doanh chính.
Năm2013, docácnhàđầu tưkhông
đủ năng lực, liên doanh Sabeco Land
giải thể. Để thay thế, Sabeco hợp
tác với ba công ty (Attland, Hà An
và Mê Linh) thành lập liên doanh
mới mang tên Sabeco Pearl.
Tiếp đó, xuất phát từ đề nghị của
Sabeco, ông Nguyễn Hữu Tín cùng
các cán bộ thuộc UBND TP.HCM
phê duyệt giá trị quyền sử dụng,
cho thuê và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai
Bà Trưng cho Sabeco Pearl.
Cơ quan công tố xác định việc
cho Sabeco Pearl được làm chủ đầu
tư dự án, được nộp tiền thực hiện
nghĩa vụ tài chính và thuê khu đất
trên không đúng đối tượng, không
qua đấu giá là trái quy định pháp luật.
Lẽ ra Sabeco phải thực hiện xong
nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì
mới được dùng quyền sử dụng đất
đó để góp vốn vào Sabeco Pearl.
Nếu Sabeco không có khả năng
thực hiện dự án, UBND TP.HCM
phải thu hồi khu đất rồi định giá
và tổ chức đấu giá theo quy định.
Tiếp tay cho tư nhân
chiếm hữu tài sản
nhà nước
Đáng chú ý, năm 2015, Sabeco
Pearl có đề nghị và được UBND
TP.HCM chấp thuận điều chỉnh quy
hoạch dự án với nội dung bổ sung
chức năng officetel và căn hộ ở.
Đến năm 2016, sau khi góp vốn
và đứng ra thực hiện xong các thủ
tục pháp lý, ông Vũ Huy Hoàng
không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự
án như đã được phê duyệt mà lại
yêu cầu công ty này thoái toàn bộ
vốn góp tại Sabeco Pearl.
Kết quả, phần vốn của Sabeco tại
Sabeco Pearl được Công tyAttland
(một trong các cổ đông tại Sabeco
Pearl) mua lại với số tiền hơn 196 tỉ
đồng, trong khi giá trị thực tế theo
TUYẾNPHAN
S
áng nay, 22-4, TAND TP Hà
Nội mở lại phiên xét xử sơ
thẩm vụ án liên quan đến sai
phạm của cựu bộ trưởng Bộ Công
Thương Vũ Huy Hoàng cùng các
đồng phạm tại khu “đất vàng” 2-4-6
Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Vụ án này, ông Hoàng, bà Hồ Thị
KimThoa (cựu thứ trưởng Bộ Công
Thương) và ông PhanChí Dũng (cựu
vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ
Công Thương) cùng bị truy tố về
tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí.
Tám người còn lại bị truy tố về
tội vi phạm các quy định về quản
lý đất đai, trong đó có ông Nguyễn
Hữu Tín (cựu phó chủ tịch UBND
TP.HCM), Lâm Nguyên Khôi (cựu
phó giámđốc SởKH&ĐTTP.HCM),
Cựu bộ trưởng VũHuy Hoàng cùng luật sư đến TANDTPHàNội trong phiên xử bị hoãn trước đó. Ảnh: TP
Hôm nay,
xử vụ
“đất vàng”
ở 2-4-6
Hai Bà Trưng
Cựu bộ trưởng Bộ CôngThương VũHuy
Hoàng hầu tòa với cáo buộc gây thiệt hại
hơn 2.700 tỉ đồng liên quan đến Sabeco
và khu “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng,
TP.HCM.
kết luận định giá là hơn 465 tỉ đồng.
Tháng 10-2016, Sabeco Pearl đổi
tên thành Công ty cổ phần Đầu tư
Quảng trườngMê Linh. Lúc này, dự
án tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng
được chuyển toàn bộ sang các nhà
đầu tư là doanh nghiệp tư nhân, giấy
chứng nhận quyền sử dụng khu đất
thuộc về Công ty cổ phần Đầu tư
Quảng trường Mê Linh.
“Việc định giá, thoái vốn là thủ
đoạn cuối cùng làmmất tài sản nhà
nước và là cơ sở để tư nhân chiếm
hữu tài sản nhà nước” - VKSND
Tối cao nhận định.
Theo kết luận của Hội đồng định
giá tài sản trong tố tụng hình sự ở
Trung ương, giá trị quyền sử dụng
khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng tại thời
điểm UBND TP.HCM cho Sabeco
Pearl thuê là hơn 1.075 tỉ đồng, con
số này tại thời điểm khởi tố vụ án
là hơn 3.816 tỉ đồng.
Hành vi của cựu bộ trưởngVũHuy
Hoàng cùng các đồng phạm tại Bộ
Công Thương đã gây thiệt hại cho
Nhà nước số tiền hơn 2.700 tỉ đồng.
VKSND Tối cao nhấn mạnh đây
là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được
dư luận xã hội quan tâm. Hầu hết bị
cáo là những người giữ vị trí lãnh
đạo đầu ngành, cán bộ chủ chốt
của Bộ Công Thương và UBND
TP.HCM; có trình độ chuyên môn
và hiểu biết trong lĩnh vực công
tác. Nhưng vì động cơ khác nhau,
các bị cáo đã thực hiện các hành
vi vi phạm pháp luật rất nghiêm
trọng, diễn ra trong thời gian dài;
gây thiệt hại, thất thoát đặc biệt
lớn cho Nhà nước, gây bức xúc
trong xã hội và suy giảm niềm tin
của nhân dân; cần xét xử nghiêm
minh để răn đe, giáo dục và phòng
ngừa chung.•
Cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn
Theo VKS, cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa thực hiện hành vi đồng
phạm giúp sức cho bị cáo Vũ Huy Hoàng; trực tiếp ký các văn bản chấp
thuận chủ trương cho Sabeco thực hiện dự án bất động sản, không phải
là ngành nghề kinh doanh chính; chấp thuận cho liên kết thành lập công
ty cổ phần làm chủ đầu tư dự án và chuyển giao khu đất cho công ty cổ
phần không phải doanh nghiệp nhà nước…
Hành vi của bà Thoa phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Tuy nhiên, do bà Thoa đã bỏ trốn nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra
quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự, tạm đình chỉ điều tra bị
can và quyết định truy nã đối với cựu thứ trưởng Bộ Công Thương; khi
nào bắt được sẽ xử lý sau.
VKSNDTối cao nhấn
mạnh đây là vụ án đặc
biệt nghiêm trọng, gây
thiệt hại, thất thoát đặc
biệt lớn cho Nhà nước, gây
bức xúc trong xã hội nên
cần xét xử nghiêmđể răn
đe, phòng ngừa chung.
Trình chiếu ảnh hiện trường, triệu tập điều tra viên đến tòa
Chiều 20-4, TAND quận 7 (TP.HCM) lần nữa quyết
định tạm dừng phiên xử vụ bị cáo Lý Thuận Liên bị truy
tố về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Phiên tòa sẽ được tiếp tục vào ngày 27-4 tới.
Tại tòa, các bản ảnh được trình chiếu để làm rõ thêm
các tình tiết vụ án mà trước đó VKS không đồng ý điều tra
bổ sung khi tòa trả hồ sơ.
Đáng chú ý, lần này HĐXX quyết định triệu tập điều tra
viên đến tòa để làm rõ các tình tiết. Trước đó, tòa đã từng
quyết định dẫn giải những người làm chứng vắng mặt để
làm rõ vụ án. Tại phiên xử, những người liên quan xác
định không biết chủ nhà Liên và được người khác mời
đến. Trong khi đó, lời khai của họ thể hiện có sự nhầm lẫn
vị trí tại căn nhà xảy ra vụ án so với hồ sơ thể hiện.
Rạng sáng 1-3-2020, công an kiểm tra hành chính nhà
57 Lý Long Tường (quận 7) do Liên làm chủ thì phát hiện
và bắt quả tang nhiều người đang sử dụng ma túy.
Cáo trạng xác định Liên là chủ căn nhà. Tháng 12-2019,
Liên cho Thái Toàn Thắng đến ở trông coi và quản lý. Tối
29-2, Liên có mời bạn bè đến chơi và uống rượu. Đến 23 giờ,
Thắng về nhà và rủ thêm một nhóm bạn đến uống rượu, sau
đó sử dụng ma túy. Liên biết và đồng ý việc sử dụng ma túy.
Mọi người đang chơi và sử dụng ma túy thì công an đến.
Từ giai đoạn điều tra đến khi truy tố, xét xử, luật sư của
bị cáo Liên nhiều lần đưa ra kiến nghị cho rằng vụ án có
năm vấn đề mâu thuẫn trong lời khai và chứng cứ chưa
phù hợp với quy định pháp luật.
Tòa cũng đã mở phiên xử nhiều lần nhưng không đi đến
việc tuyên án mà trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra làm rõ. Cụ
thể là thực nghiệm điều tra làm rõ vị trí Liên và những người
khác ngồi nhậu tại phòng khách, vị trí để ma túy, vị trí các
đối tượng và cách thức sử dụng ma túy tại nhà trên. Kết quả,
VKS vẫn giữ nguyên quan điểm như cáo trạng đã truy tố.
Liên quan vụ án, bị cáo Thái Toàn Thắng bị truy tố về tội
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, ba bị cáo khác bị truy
tố về các tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
H.YẾN