177-2021 - page 3

3
Ngày 5-8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam
dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đã về kiểm tra công tác
chống dịch COVID-19 tại hai tỉnh Bình Phước và
Bình Dương.
Tại Bình Phước, Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác đi
kiểm tra tại BV dã chiến khu vực TP Đồng Xoài, huyện
Đồng Phú, BV đa khoa tỉnh Bình Phước và một khu cách
ly tại TP Đồng Xoài. Ngoài ra, đoàn còn đến kiểm tra thực
tế tại Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Khu công
nghiệp Bắc Đồng Phú, huyện Đồng Phú) đang thực hiện
“ba tại chỗ”.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu
dương và đánh giá cao công tác phòng chống dịch
COVID-19. Phó Thủ tướng nhận định Bình Phước là một
trong các tỉnh có tổ COVID-19 cộng đồng làm rất tốt công
tác phòng chống dịch tại khu vực phía Nam.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý thời gian tới tỉnh
này cần củng cố hệ thống y tế tuyến huyện, nỗ lực không
để tăng thêm các ca F0. Đồng thời làm tốt công tác điều
trị, mở rộng các “vùng xanh” an toàn.
Còn tại Bình Dương, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh này
cần rút kinh nghiệm trong việc triển khai tiêm vaccine.
Theo Phó Thủ tướng, nhận định tiến độ tiêm vaccine thời
gian qua tại tỉnh này là rất chậm, vì vậy cần phải đẩy
nhanh tiến độ hơn nữa.
Cùng với đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine là cách ly,
giãn cách nghiêm và nâng cao chất lượng điều trị.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo phải phối hợp
với các đoàn hỗ trợ điều phối nhân lực thật tốt, không để
chỗ thừa, nơi thiếu, đảm bảo tận dụng tối đa nhân lực để
chống dịch có hiệu quả.
Cạnh đó, Bình Dương cần đảm bảo các chính sách xã
hội cho công nhân, người lao động gặp khó khăn.
LÊ ÁNH
hơn, đúng tinh thần Chỉ thị
04 của Ban bí thư.
Theo đó, con số thống kê
không chỉ là 1.995 tỉ đồng đã
thu hồi được, mà còn là 14.413
tỉ đồng các cơ quan tố tụng
đã thu giữ, tạm giữ, kê biên,
phong tỏa tài sản, ngăn chặn
giao dịch. Đây là nét rất mới
so với trước đây, khi việc thu
hồi tài sản thamnhũng thường
chỉ tập trung vào bản án có
hiệu lực pháp luật mà thiếu
sự phối hợp, quyết liệt ở các
biện pháp phòng ngừa tiền tố
tụng, trong tố tụng.
Có dấu hiệu tội phạm
là nhất quyết chuyển
điều tra
Cùng với đó, nhiều cơ chế
mới để tăng cường phối hợp
xử lý các vụ án tham nhũng
cũng được xây dựng, triển
khai. Chẳng hạn, tại cuộc họp
của Thường trực BCĐ hồi
tháng 3, từ đề xuất của Ban
Nội chính Trung ương - cơ
quan thường trực BCĐ và sự
đồng tình của các thành viên
BCĐ, Trưởng BCĐ Nguyễn
Phú Trọng đã yêu cầu từ nay
các cơ quan chức năng trong
quá trình kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, thi hành án nếu
phát hiện tội phạm thì chuyển
ngay cơ quan điều tra có thẩm
quyền để xử lý theo pháp luật.
Đây là cơ chế mới so với
quy định, cách làm lâu nay
là các cơ quan này thường
đợi kết thúc quá trình công
tác chuyên môn của mình rồi
mới chuyển hồ sơ.
Cũng theo cách ấy, Tổng
bí thư yêu cầu bất cứ khi
nào phát hiện vi phạm liên
quan đến cán bộ thuộc diện
Bộ Chính trị, Ban bí thư
quản lý thì các cơ quan kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, thi
NGHĨANHÂN
C
hiều 5-8, Ban Nội chính
Trung ương đã tổ chức
họp báo giới thiệu về
kết quả phiên họp toàn thể
đầu tiên sau Đại hội XIII của
Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung
ương về phòng chống tham
nhũng (PCTN) vừa diễn ra
sáng cùng ngày.
Đây là lần đầu tiên một
cuộc họp báo như vậy được
tổ chức, mà theo ông Nguyễn
Thái Học, Phó Trưởng ban
Nội chính Trung ương, đã
xin ý kiến trước với Trưởng
BCĐ - Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng.
Quyết liệt ngăn chặn
tẩu tán tài sản
tham nhũng
Đây là phiên thứ 20 kể từ
khi BCĐ được tổ chức lại
với mô hình Tổng bí thư là
trưởng ban, năm 2013. Tại
phiên họp này, BCĐ đã đánh
giá, phân tích nhiều diễn biến
mới của công tác PCTN trong
sáu tháng đầu của năm đầu
nhiệm kỳ Đại hội XIII. Trong
đó, đáng chú ý là công tác
thu hồi tài sản tham nhũng
đã được triển khai quyết liệt
Tổng bí thưNguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo, phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: TTXVN
Cơ chế mới thúc đẩy phòng chống
tham nhũng sau Đại hội XIII
Nhiềucơchế, cách làmmới sẽ thúcđẩymạnhhơncông tácphòng chống thamnhũng sauĐại hội XIII củaĐảng.
BìnhDươngphảiđẩynhanhtiêmvaccine,BìnhPhước cầnmởrộng“vùngxanh”
BCĐ Trung ương về PCTN yêu cầu từ nay
đến cuối năm, các cơ quan tiến hành tố tụng
cần khẩn trương hoàn tất thủ tục tố tụng để
đưa ra xét xử năm vụ án:
(1) Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công
trình xây dựng, xảy ra tại dự án đường cao
tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
(2)Vụ án thamô, vi phạmquy định về quản
lý,sửdụngtàisảncông,xảyratạiCôngtyTNHH
MTV Phát triển công nghiệpTânThuận (IPC),
Công ty Phát triển NamSài Gòn (SADECO) và
các đơn vị liên quan.
(3) Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước, xảy ra tại IPC.
(4) Vụ án đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận
hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ
“nhôm”).
(5) Vụ án thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức
vụ, quyền hạn, buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh, xảy ra tại Cục Quản lý dược - Bộ
Y tế, Công ty VN Pharma và các cơ quan, đơn
vị có liên quan.
Bình Phước, Bình Dương:
Tăng năng lực cách ly, điều trị
Đến nay Bình Phước đã ghi nhận 244 ca nhiễmCOVID-19,
trong đó có 22 ca khỏi bệnh. Toàn tỉnh hiện còn gần 6.600
người đang cách ly. Năng lực cách ly của tỉnh hiện trên
17.500 giường.
Năng lực điều trị của tất cả cơ sở y tế và BV dã chiến trên
địa bàn tỉnh hiện đảmbảo khoảng 1.200 giường. Tỉnh đang
thiết lập thêm hai BV dã chiến, thêm 410 giường.
Tính đến sáng 5-8, Bình Dương ghi nhận thêm 309 ca
nhiễm COVID-19. Trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 27-4
đến nay), tỉnh này ghi nhận 22.053 ca nhiễm.
Số bệnh nhân hiện đang điều trị là 8.062. Trong đó có
112 phụ nữmang thai, 124 người trên 65 tuổi, 323 người có
bệnh lý nền và hiện có 397 người bệnh có diễn biến nặng,
136 bệnh nhân tử vong.
Thời sự -
ThứSáu6-8-2021
“Giờ phải cố gắng
để kỷ luật đảng đi
trước một bước, hoặc
ít nhất đi song song,
chứ không được đi
sau tố tụng.”
Ông
Nguyễn Văn Yên
,
Vụ trưởng Vụ Theo dõi án
tham nhũng, Ban Nội chính
Trung ương
hành án phải báo cáo ngay
cho Thường trực BCĐ - tức
trưởng Ban Nội chính Trung
ương để kịp thời chỉ đạo xử
lý. Đồng thời chuyển thông
tin, hồ sơ, tài liệu liên quan
cho hai phó trưởng BCĐ là
thường trực Ban bí thư, chủ
nhiệmỦy banKiểm traTrung
ương để kiểm tra, xử lý theo
quy định của Đảng.
Với cách làmmới này, công
tác cán bộ liên quan đến nhân
sự đại biểu Quốc hội đã kịp
loại khỏi danh sách ông Trần
Văn Nam, khi trúng cử đại
biểu Quốc hội đang giữ chức
bí thư Tỉnh ủy Bình Dương.
Theo đó, cuộc kiểm tra khi
có dấu hiệu vi phạm với ông
Nam chưa kết thúc, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương đã
chuyển hồ sơ, tài liệu, chứng
cứ để Hội đồng bầu cử quốc
gia kịp thời xử lý trước khi
họp báo công bố kết quả cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội và
HĐND các cấp.
10 đoàn công tác
của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương
Ngoài ra, ông Nguyễn Thái
Học cho biết BCĐ đã yêu
cầu Ủy ban Kiểm tra Trung
ương trực tiếp kiểm tra, xử
lý về mặt Đảng các cán bộ,
đảng viên liên quan đến các
vụ án, vụ việc tham nhũng,
kinh tế thuộc diện BCĐ theo
dõi chỉ đạo.
Trên cơ sở đó, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương đã lập
14 đoàn kiểm tra, trong đó
10 đoàn kiểm tra khi có dấu
hiệu vi phạm với các tổ chức
Đảng, đảng viên liên quan đến
các vụ án, vụ việc thuộc diện
BCĐ theo dõi, chỉ đạo. Qua
đó đã xử lý, kiến nghị xử lý
kỷ luật một tổ chức Đảng trực
thuộc trung ương, bảy cán bộ
thuộc diện trung ương quản
lý và nhiều cán bộ, lãnh đạo
quản lý các doanh nghiệp nhà
nước có sai phạm.
Giải thích thêm, ôngNguyễn
VănYên, Vụ trưởngVụ Theo
dõi án tham nhũng, Ban Nội
chính Trung ương, cho biết
lâu nay việc xử lý về mặt
Đảng với các cán bộ liên
quan tới các vụ án hình sự
thường theo cách làm thông
thường, tức cán bộ thuộc cấp
ủy nào quản lý thì cấp đó thụ
lý. Nhiều đầu mối, tầng nấc,
vậy nên trong một số trường
hợp có sự lệch pha, chậm trễ
kỷ luật đảng so với kỷ luật
hành chính hoặc án hình sự.
“Giờ phải cố gắng để kỷ
luật đảng đi trước một bước,
hoặc ít nhất đi song song, chứ
không được đi sau tố tụng” -
ông Yên cho biết.•
Tiêu điểm
Quy chuẩn hóa hoạt
động kiểm tra, giám
sát của ban chỉ đạo
Các thành viên BCĐ Trung
ương về PCTN cũng như Ban
Nội chính Trung ương lâu nay
vẫn tiếnhànhcác cuộckiểmtra,
giám sát công tác PCTN trong
lĩnh vực, địa bàn được phân
công.Tuynhiên, hoạt độngnày
chưa bài bản, thống nhất nên
kết quả còn hạn chế. Để khắc
phục, phiên họp này, BCĐ đã
thông qua Quy định về công
tác kiểm tra, giámsát của BCĐ.
Quy định này gồm năm
chương, 24 điều, mô tả rõmục
đích, nguyên tắc, chủ thể, đối
tượng, nội dung, hình thức
kiểmtra, giámsát; thẩmquyền,
trách nhiệm của các chủ thể,
đối tượng liên quan.
Năm vụ án lớn cần được khẩn trương đưa ra xét xử
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook