177-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu6-8-2021
Đại diện UBND phường vẫn nói không còn ai
buôn bán
Trong ngày, PV liên hệ với đại diện UBND phường 5, quận 5 thì người
này cho biết chợ Hòa Bình đã bị phong tỏa, cấm việc mua bán tự phát:
“Nơi này đã được giải tỏa trắng, không còn ai buôn bán”.
Khi PV nói rằng có người dân phản ánh cho đường dây nóng của báo,
kèm theo hình ảnh thì người này nói: “Đó là ảnh cũ, hiện nay chúng tôi
vẫn đi thường xuyên và chốt chặn hết các tuyến đường ra vào. Chỉ còn
một lối ra vào duy nhất là trên đường NhiêuTâm. Anh em chốt chặn hết,
không còn ai buôn bán”.
M
ới đây, bạn đọc báo
Pháp
Luật TP.HCM
đã liên hệ,
thông tin về việc một số
hộ dân tự ý họp chợ, tụ tập buôn
bán ở khu vực chợ truyền thống
Hòa Bình. Họ bất chấp lệnh giãn
cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16
và Chỉ thị 12.
Thản nhiên họp chợ,
không đeo khẩu trang
Theo thông tin phản ánh, khu vực
chợ Hòa Bình đã bị phong tỏa hoàn
toàn, người dân không được phép
tụ tập buôn bán tự phát tại đây. Tuy
nhiên, một số hộ dân vẫn bất chấp
dịch bệnh, nhiều người buôn bán
từ sáng đến trưa.
Đặc biệt, theo bạn đọc, khi
người dân báo thông tin lên lãnh
đạo phường 5 (quận 5, TP.HCM)
thì không biết vì một lý do nào đó
mà những người buôn bán tự phát
ở chợ lại biết được thông tin, từ đó
đe dọa, chửi mắng người báo tin.
Các hình ảnh mà người dân gửi
đến chúng tôi có cả clip quay vào
ban ngày và ban đêm. Khu vực
chợ Hòa Bình tập trung nhiều tiểu
thương mua bán dọc tuyến đường
giáp các mặt chợ. Các mặt hàng
buôn bán đều là thực phẩm thiết
yếu như rau củ quả, thịt cá. Nhiều
thời điểm một số người còn không
xác nhận thông tin. Theo đó, lúc
7 giờ 2 phút cùng ngày, chúng tôi
ghi nhận việc vào chợ không hề
dễ dàng.
Cụ thể, lối vào chợ ở các tuyến
đường như Bùi Hữu Nghĩa, Nhiêu
Tâm, Võ Văn Kiệt… đều bị rào
chắn. Sáng 3-8, khi vào chợ từ
đường Nhiêu Tâm, PV cũng phải
trình thẻ nhà báo để đi qua chốt có
cả lực lượng công an, dân phòng
chốt chặn.
Một PV khác đi cùng mặc dù
trình thẻ nhưng không được đi qua
chốt để vào chợ.
Khi vào trong chợ, có rất nhiều
điểm bán hàng hóa, rau củ quả, thịt
cá với khá đông người mua bán. PV
ghi nhận có lực lượng chức năng
xếp hàng để vào mua các loại nhu
yếu phẩm.
Tiếp đó, trưa 4-8, PV tiếp tục đến
chợ Hòa Bình để ghi nhận thêm.
Khung cảnh người dân tập trung
mua bán vẫn tấp nập như đã ghi
nhận và phản ánh của người dân
trước đó.
PV ghé vào một nơi bán rau củ
quả tự phát tại đây để hỏi thăm.
Khi nghe PV than thở về việc đi
chợ khó thì người phụ nữ tư vấn:
“Sáng nếu đi sớm thì anh đi chợ
lúc 6 giờ, còn 9 giờ công an mở
chốt cho đi”.
Một phụ nữ khác thì mách nước
rằng không nên đi xe máy mà đi
bộ rồi đi vòng tìm cách chui vào
mua hàng.
Mộtgóckhác,haingườiphụnữlúihúi
làmcá,mộtngườiđeokhẩutrangnhưng
lộ hết mũi trả lời cá 90.000 đồng/kg
khi PV hỏi giá.
Một người phụ nữ cho biết ở
nơi này cấm, không được mua bán
nhưng nhìn quanh rồi nói nhỏ với
PV rằng đây bán lén đó. Nếu người
lạ là không cho vô, khi nào không
có công an thì chui vào được hoặc
đi qua các lối giăng dây cách ly,
không có lực lượng.
Ở góc khác, cũng vào trưa cùng
ngày, một người phụ nữ đeo khẩu
trang chỉ che phần cằm, không giữ
khoảng cáchmà thản nhiên trao đổi,
buôn bán với khoảng bảy người
đứng chen nhau.•
đeo khẩu trang, đeo khẩu trang sai
cách; khu vực bán lấn ra lối đi, nước
thải chảy tràn khắp nơi.
Nhiều clip người dân cung cấp
cho thấy có thời điểm khoảng 10
người tập trung mua bán, trao đổi
hàng hóa một cách thoải mái mà
không thấy bất kỳ lực lượng chức
năng nào kiểm tra, xử lý.
Phóng viên được tiểu
thương chỉ cách đi chợ
Sáng 3-8, PV báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã đến chợ Hòa Bình để
của địa phương đi trên một ô tô bán
tải biển số 50A-006.67 với nhiều
người mặc trang phục trật tự đô
thị đang đứng trước một cửa hàng
thịt, có vẻ đang lập biên bản xử lý.
Điều đáng nói, cũng vào thời điểm
lực lượng chức năng đang đi xử lý
thì các quầy rau củ, thịt cá… gần
đó vẫn bán buôn bình thường mà
người mua bán không có dấu hiệu
sợ hãi, hay đi dọn dẹp, trốn tránh.
PV sau đó tiếp cận chủ hàng thịt
hỏi về việc lực lượng chức năng
đi xử phạt thì một người xác nhận
nhưng không nói gì thêm.
Trong sáng cùng ngày, khác với
khung cảnh mua bán lộn xộn ở
chợ thì tại một cửa hàng Bách Hóa
Xanh kế đó, nhiều người dân phải
Nhiều clip người dân
cung cấp cho thấy có
thời điểm khoảng 10
người tập trung mua
bán, trao đổi hàng hóa
một cách thoải mái mà
không thấy bất kỳ lực
lượng chức năng nào
kiểm tra, xử lý.
Đang giãn cách vẫn họp chợ
tự phát ở chợ Hòa Bình, quận 5
Tiểu thương vẫn tụ tập buôn bán tự phát ở chợ truyền thống Hòa Bình, dù người dân đã phản ánh lên
chính quyền địa phương nhưng tình trạng này còn diễn ra.
NGUYỄNTÂN-NGUYỄNYÊN
Các tiểu thương vẫn họp chợ
tự phát dù lực lượng chức năng đã
kiểmtra, chốt chặn.
Ảnh: TÂNYÊN
Tạmđình chỉ 2 lãnhđạo cấp sở ởBìnhĐịnhvì chơi golf giữadịch
Giámđốc SởDu lịchbị tạmđìnhchỉ công tác 30ngày, cònphóCụcThuế tỉnhbị tạmđìnhchỉ 15ngày vì vi phạmChỉ thị 16 củaThủ tướng vềphòng chốngdịch.
Trưa 5-8, UBND tỉnh Bình Định công bố quyết định
tạm đình chỉ công tác giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định
đối với ông Nguyễn Văn Dũng để xem xét, xử lý vi phạm
quy định về phòng chống dịch COVID-19. Thời hạn tạm
đình chỉ công tác là 30 ngày, kể từ ngày 5-8.
Cùng ngày, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có văn bản
giao ông Huỳnh Cao Nhất, Phó Giám đốc Sở Du lịch,
quản lý, điều hành hoạt động của Sở Du lịch trong thời
gian ông Nguyễn Văn Dũng bị tạm đình chỉ công tác.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng ra quyết định
phân công ông Nhất thay ông Dũng làm thành viên của
Sở Du lịch tham gia Ban chỉ đạo tỉnh Bình Định về phòng
chống dịch COVID-19.
Trước đó, tối 4-8, tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã
ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông
Nguyễn Công Thành, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình
Định, trong 15 ngày, bắt đầu từ ngày 4-8.
Lý do để xem xét, kiểm điểm trách nhiệm trong việc
thực hiện quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19
trên địa bàn.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng thuộc TP Quy
Nhơn, bà TTQ, nhân viên sân golf khu nghỉ dưỡng ở TP
Quy Nhơn, có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 vào
ngày 3-8. Kết quả điều tra dịch tễ xác định có bốn người
đã tiếp xúc gần với bà Q. trong khi chơi golf vào hai ngày
31-7 và 1-8.
Bốn người gồm các ông Nguyễn Văn Dũng, Giám
đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định; Nguyễn Công Thành,
Cục phó Cục Thuế tỉnh Bình Định và hai “đại gia” kinh
doanh ở Bình Định là Nguyễn Hữu Lộc, Lê Văn Thảo.
Bốn người này cùng bảy nhân viên sân golf trở thành các
trường hợp F1 và đã được đưa đi cách ly tập trung theo
quy định.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản chỉ
đạo tạm dừng tất cả hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao
ngoài trời, công cộng từ ngày 1-6 để phòng chống dịch
COVID-19. Tỉnh Bình Định đã thực hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi
toàn tỉnh từ 6 giờ ngày 1-8.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định khẳng định việc giám
đốc Sở Du lịch, cục phó Cục Thuế tỉnh Bình Định cùng
những người trên tập trung chơi golf và việc khu nghỉ
dưỡng tổ chức cho khách chơi golf trong thời gian trên là
vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19.
TẤN LỘC
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook