177-2021 - page 5

5
Thời sự -
ThứSáu6-8-2021
Càng ngày càng đông người cần điều trị, số ca bệnh chuyển nặng nhiều hơn, trong khi năng lực tiếp nhận,
đội ngũ y tế, cơ sở trang thiết bị có hạn…
TÁ LÂM
C
hiều 5-8, TP.HCM đã
tổ chức họp báo cung
cấp thông tin về tình
hình dịch COVID-19 trên
địa bàn TP.
Nhiều chuyển biến
rõ rệt từ khi thực hiện
Chỉ thị 16
Phát biểu tại buổi họp báo,
Phó Bí thư thường trực Thành
ủy TP.HCM Phan Văn Mãi
đã trả lời các câu hỏi liên
quan đến việc đánh giá kết
quả thực hiện các giải pháp
phòng chống dịch COVID-19
tới giờ này, cái gì được và cái
gì chưa được, những chuyển
biến tích cực và những điểm
cần lưu ý.
Theo ông Mãi, việc thực
hiện các biện pháp phòng
chống dịch thời gian qua,
nhất là Chỉ thị 16 tăng cường
đã có những chuyển biến rõ
rệt, trong đó ý thức tự chấp
hành của người dân và doanh
nghiệp rất tốt, tinh thần trách
nhiệm của các cơ quan, lực
lượng trên địa bàn TP chuyển
biến tích cực.
“Đến chiều qua, chúng tôi
nhận thông tin từ Bộ TT&TT
cho biết qua theo dõi, quan
sát di chuyển trên địa bàn
TP.HCM, đặc biệt trong thời
gian từ 6 giờ đến 18 giờ, việc
chấp hành quy định không ra
đường là rất tốt” - ôngMãi nói.
Từ ý thức đó, nhiều địa
phương đã xuất hiện các tổ
tự quản cộng đồng, chốt tự
quản, nỗ lực xây dựng các
Việc hỗ trợ đời sống
cho người dân gặp
khó khăn do dịch
COVID-19 không
chỉ dừng lại ở một
tuần mà sẽ là trong
nhiều tuần, nhiều
tháng tới.
TP.HCM tập trung điều trị và
chăm lo cho người dân
“vùng xanh” và đã có kết
quả. “Khi người dân ý thức
tự nhắc nhở nhau, cùng nhau
có biện pháp thì chính những
nỗ lực của người dân sẽ mang
lại kết quả cho cộng đồng
nơi mình sinh sống” - ông
Mãi nói và hoan nghênh
người dân, mong muốn họ
tiếp tục mở rộng các “vùng
xanh” an toàn.
Đối với các vấn đề như
giãn cách, điều trị, chăm
lo cho đời sống người dân,
ông Mãi cũng khẳng định
đã đi vào nề nếp, vận hành
bài bản và giải quyết được
vướng mắc cũng như hạn
chế. Ông cho rằng còn rất
nhiều việc mỗi ngày phát
sinh nhưng luôn được điều
chỉnh khắc phục và có chuyển
biến tích cực.
Hai vấn đề lớn
TP.HCM tập trung
thực hiện
Về câu hỏi TP.HCM cần
lưu tâm gì trong thời gian
tới, phó bí thư thường trực
Thành ủy cho biết có hai việc
mà Ban chỉ đạo phòng chống
dịch COVID-19 của TP và
các cấp đang rất lưu tâm tập
trung là công tác tiếp nhận
điều trị và đời sống người
dân gặp khó khăn.
Về tiếp nhận điều trị, ông
Mãi nói: “Càng ngày càng
đông người cần điều trị, số
chuyển nặng nhiều hơn, trong
khi năng lực tiếp nhận, đội
ngũ y tế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị có giới hạn nên tạo
ra áp lực điều trị rất lớn, dù
chúng tôi ngày càng nỗ lực
nhưng năng lực có hạn”.
Theo ông Mãi, phía trung
ương cũng đã tăng cường hỗ
trợ TP.HCM, tuy nhiên việc
này có giới hạn. Với tinh thần
“năm tại chỗ”, ông cho biết
TP sẽ tập trung cao cho việc
tiếp nhận điều trị. “Chúng tôi
đang chuyển thêm ba bệnh
viện thu dung, điều trị bệnh
nhân COVID-19 sang tầng
chuyên điều trị. Dự kiến cuối
tháng này, TPsẽ có thêm1.000
giường để điều trị bệnh nhân
COVID-19” - ông Mãi nói.
Vấn đề lưu tâm thứ hai của
TP.HCM là do thời gian dài
giãn cách, các hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ bị
dừng lại nên nhiều người dân
ở TP từ hai tháng nay không
đi làm, không có thu nhập nên
tích lũy cạn dần, từ đó tạo ra
sức ép lên đời sống của bà
con, nhất là người dân nghèo.
TP đã huy động các nguồn
lực từ ngân sách, từ trong
dân và doanh nghiệp… để
lo cho dân. “Không thể nói
TP thiếu nguồn lực, vấn đề là
Không có chuyện tăng giá, từ chối
hỏa táng tại Bình Hưng Hòa
Cũng tại buổi họp báo, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám
đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết các bệnh nhân tử vong do
bệnh truyền nhiễm đều được xử lý, tuân thủ nghiêm ngặt
theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống
dịch COVID-19.
Các bệnh nhân tử vong do dịch COVID-19 đều được hỏa
táng tại cơ sở hỏa táng Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân). Cơ
sở này đang duy trì hoạt động 24/24 giờ để đảm bảo xử lý
mọi tình huống theo yêu cầu.
Liên quan đến chi phí, ông Thắng cho biết toàn bộ cơ sở
này do Nhà nước quản lý và giao Công ty Môi trường đô thị
TP.HCMđiều hành nên không có chuyện tăng giá và ngừng
tiếp nhận các trường hợp có yêu cầu hỏa táng. “Không có
việc từ chối hoặc tăng giá” - ông Thắng khẳng định.
Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội có những
thông tin phản ánh về tình trạng dịch vụ mai táng ép giá
gia đình có người tử vong do COVID-19. Cụ thể, chi phí mai
táng bệnh nhân tử vong liên quan COVID-19 là 4,2 triệu
đồng, tuy nhiên có những trường hợp người nhà phải tự lo,
khi liên hệ một số cơ sở mai táng thì có những trường hợp
bị hét giá lên đến 40 triệu đồng khi mai táng một người tử
vong. Có trường hợp tử vong, gia đình đến lấy cốt về phải
chi trả 30 triệu đồng mới được lấy cốt...
Các bác sĩ điều trị bệnh nhân nặng tại Bệnh việnHồi sức COVID-19 ở TP ThủĐức, TP.HCM.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Từ nay đến 10-8, người lao động (NLĐ) tự do, hộ
nghèo và cận nghèo, NLĐ nghèo gặp khó ở các khu nhà
trọ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được TP.HCM hỗ
trợ với tổng kinh phí 905 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, UBND TP đã
phê duyệt gói hỗ trợ đợt 2 do sở đề xuất trước đó để hỗ
trợ cho ba đối tượng, gồm NLĐ tự do; hộ nghèo, hộ cận
nghèo và NLĐ nghèo gặp khó khăn do dịch COVID-19
trên địa bàn với kinh phí 905 tỉ đồng.
Theo đó, NLĐ không có ký kết hợp đồng lao động (lao
động tự do) được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người. Tổng số lao
động tự do trên địa bàn TP.HCM khoảng 344.000 người,
tổng kinh phí hỗ trợ là 501 tỉ đồng.
Đối tượng thứ hai là hộ nghèo, hộ cận nghèo: Được hỗ
trợ 1,5 triệu đồng/hộ, số lượng hộ cần hỗ trợ là 90.500 hộ
với tổng kinh phí 150 tỉ đồng.
Đối tượng thứ ba là NLĐ nghèo gặp khó khăn ở các khu nhà
trọ, trong khu cách ly: Được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người, số
lượng cần hỗ trợ là 170.000 hộ với tổng kinh phí 254 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, UBND TP đã
chỉ đạo các địa phương triển khai cho các phường, xã, ấp,
khu phố… phải đến từng nhà trọ, nhà dân để trao tiền hỗ
trợ. Việc trao tiền phải thực hiện trong hôm nay đến hết
ngày 10-8, không được chậm trễ.
• Chiều 5-8, TP Đà Nẵng chính thức đến từng nhà dân,
từng dãy trọ phát tiền cho người dân vùng cách ly y tế chi
tiêu trong những ngày phong tỏa trên địa bàn phường Nại
Hiên Đông (quận Sơn Trà).
Mỗi người dân sẽ được phát 40.000 đồng/ngày, năm
ngày sẽ phát một lần và một lần sẽ nhận tổng cộng
200.000 đồng/người.
Theo đó có 15.661 người dân thuộc các tổ dân phố ở
phường Nại Hiên Đông gồm: Nại Tú, Nại Nghĩa, Nại
Thịnh, Nại Thịnh Đông, Nại Thịnh Đông 2, Nại Hưng
1, Nại Hưng 1A, Nại Hưng 1B, Vũng Thùng, Nại Hưng
2+Habour villa… đã được phát tiền trong chiều cùng
ngày. Vào sáng 6-8, người dân tại các tổ dân phố khác sẽ
được TP phát tiền.
Riêng địa bàn phường Nại Hiên Đông sẽ có tổng số
32.256 người dân được TP phát tiền lần này. Đặc biệt,
số tiền trên được tổ trưởng dân phố đến từng nhà phát và
người dân không cần phải ra khỏi nhà để yên tâm cùng TP
chống dịch.
Hiện TP Đà Nẵng đang thiết lập cách ly y tế tại năm
phường gồm: Nại Hiên Đông, Thọ Quang, Mân Thái,
Phước Mỹ, An Hải Bắc. TP Đà Nẵng cấm mọi hoạt động
và người dân ra khỏi nhà, không cho bất cứ ai ra vào các
khu cách ly y tế này để chống dịch triệt để.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sẽ có khoảng 160.000
người dân trong vùng cách ly y tế của quận Sơn Trà
được nhận tiền hỗ trợ như trên. Hiện quận Sơn Trà đã
hỗ trợ người dân không ra khỏi nhà bằng việc giao
cho tổ trưởng dân phố và các tổ COVID-19 cộng đồng
đi chợ thay người dân. Người dân chỉ cần gọi điện
thoại, nhắn tin, ghi vào giấy mặt hàng cần mua là sẽ
được đi mua giùm.
TÁ LÂM - LÊ PHI
TP.HCM:Hơn900 tỉ đồnggói hỗ trợđợt 2 sẽ trao từnayđến10-8
Đà Nẵng chính thức phát gần 100 tỉ đồng cho người dân vùng cách ly y tế chi tiêu.
làm sao phát hiện đầy đủ số
bà con trên địa bàn cần giúp
đỡ và TPmang nguồn lực này
đến từng người” - ông Mãi
nói và đề nghị các cấp chính
quyền cần nhạy bén và bao
quát hơn, cập nhật liên tục để
biết bà con đang ở đâu nhằm
kịp thời giúp đỡ.
Theo ông Mãi, việc hỗ trợ
không chỉ dừng lại ởmột tuần
mà sẽ lànhiều tuần, nhiều tháng
tới. “Chúng tôi sẽ huy động
mọi nguồn lực từ bà con TP
và cả nước, bằng ngân sách
và cả những quỹ dự trữ khi
cần thiết” - ông nói.•
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook