177-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu6-8-2021
HOA THI - LÊÁNH
S
ự việc người đàn ông đánh
đập dã man bé trai năm
tuổi được cho là con ruột
vừa xảy ra tại Bình Dương đã
gây ra sự phẫn nộ trong dư luận.
Bé trai năm tuổi
bị hành hạ dã man
Ngày 5-8, Công an TPThuận
An (Bình Dương) đã ra quyết
định tạm giữ hình sự đối với
Lê Hoài Nam (29 tuổi, hộ khẩu
thường trú tại TP.HCM, tạm
trú tại phường Bình Chuẩn, TP
Thuận An) để điều tra về hành
vi hành hạ người khác.
Theo nguồn tin của
Pháp
Luật TP.HCM,
cơ quan công
an đang điều tra làm rõ bé NPA
(năm tuổi) có phải là con ruột
của Nam hay không, đồng thời
giámđịnh thương tích đối với bé
A. Sau khi củng cố hồ sơ, nếu
đầy đủ chứng cứ, cơ quan điều
tra (CQĐT) sẽ khởi tố vụ án.
Trước đó, mạng xã hội lan
truyền một clip dài hơn 4 phút,
ghi lại cảnh Nam liên tục đánh
béA. trong tình trạng bé không
mặc quần áo. Trong clip, Nam
liên tục đấm đá, giẫm chân lên
người bé A. Chưa dừng lại,
người này còn đưa bé A. lên
cao rồi ném xuống nền nhà
nhưng may có tấm nệm đỡ nên
bé không sao.
Bé A. gào khóc thảm thiết,
van xin và cầu cứu sự trợ giúp
của mẹ nhưng người phụ nữ
được cho là mẹ của bé cũng
không dám can ngăn mà đứng
ở cửa phòng nhìn ra. Sau đó,
khi thấy Nam đánh bé quá dã
man nên người phụ nữ này mới
chạy ra ôm bé, ngăn sự việc
này. Tuy nhiên, lúc này Nam
vẫn hung hăng, còn đòi đánh
cả hai mẹ con.
Sự việc được xác định xảy ra
tại một căn nhà thuộc khu phố
Bình Quới B (phường Bình
Chuẩn, TP Thuận An).
Khi làm việc với cơ quan
công an, Nam đã thừa nhận
hành vi đánh đập, bạo hành bé
trai NPAnhư trong clip ghi lại.
Nam khai nhận trước đây Nam
và chị NHTcó quan hệ tình cảm
nhưng chia tay. Sau đó, cả hai
lập gia đình rồi cũng lần lượt
ly hôn. Mới khoảng một năm
nay, hai người về sống với nhau
như vợ chồng.
5hànhvi bị nghiêm
cấmđể đảmbảoan
ninhmạng củaviện
kiểmsát
VKSND Tối cao vừa ra quyết định ban
hành quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông
tin mạng của VKSND.
Quy chế quy định nguyên tắc, nội dung bảo
đảm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân về bảo đảm an toàn, an ninh thông
tin mạng trong hệ thống VKSND. Quy chế có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 29-7-2021.
Quy chế này áp dụng với VKSND Tối cao,
VKSND cấp dưới; công chức, viên chức,
người lao động trong VKSND. Quy chế cũng
áp dụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ công
nghệ thông tin cho VKSND; tổ chức, cá nhân
sử dụng hệ thống mạng của VKS.
Viện trưởng VKS quân sự trung ương quy
định cụ thể việc bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin mạng trong hệ thống VKS quân sự.
Theo quy chế vừa ban hành, ngoài các hành
vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật An
ninh mạng và các văn bản pháp luật khác, các
hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
Một là nghiêm cấm soạn thảo, lưu trữ, sao
chụp thông tin bí mật nhà nước trên máy tính
hoặc thiết bị khác có tính năng lưu trữ thông
tin có kết nối Internet; kết nối vật lý hệ thống
mạng nội bộ chứa thông tin bí mật nhà nước
với mạng Internet và ngược lại.
Hai là nghiêm cấm chuyển đổi mục đích sử
dụng từ máy tính dùng để soạn thảo, lưu trữ
thông tin mật có nội dung bí mật nhà nước
sang máy tính có kết nối Internet và ngược lại
mà chưa có giải pháp hủy dữ liệu triệt để.
Ba là nghiêm cấm sử dụng thiết bị nhớ
ngoài USB, ổ cứng di động và các thiết bị,
phương tiện điện tử có khả năng lưu trữ dữ
liệu khác để sao chép dữ liệu giữa các máy
tính soạn thảo nội dung bí mật nhà nước với
máy tính hoặc thiết bị, phương tiện điện tử có
kết nối Internet.
Bốn là tự ý đấu nối thiết bị cấp phát địa
chỉ mạng và thiết bị khác vào mạng nội bộ
mà không được sự đồng ý của đơn vị chuyên
trách về an toàn, an ninh thông tin mạng.
Năm là sử dụng hệ thống mạng của
VKSND để thực hiện hành vị bẻ khóa, trộm
cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông
tin của cơ quan, cá nhân.
Các đơn vị, cá nhân khi phát hiện dấu hiệu
tấn công hoặc sự cố an toàn, an ninh thông tin
mạng cần nhanh chóng báo cho đơn vị chuyên
trách để khắc phục, xử lý kịp thời.
Đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng
của quy chế này vi phạm quy chế và các quy
định bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử
lý kỷ luật hoặc các hình thức xử lý khác theo
quy định của pháp luật.
Đơn vị, cá nhân vi phạm gây thiệt hại đến
tài sản, thiết bị, thông tin, dữ liệu thì chịu
trách nhiệm bồi thường theo pháp luật hiện
hành.
Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND Tối cao,
viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế
này.
Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông
tin chủ trì, phối hợp với văn phòng VKSND
Tối cao và các đơn vị có liên quan theo dõi,
đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
quy chế.
Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần
phải sửa đổi, bổ sung thì kịp thời báo cáo
VKSND Tối cao qua Cục Thống kê tội phạm
và Công nghệ thông tin để tổng hợp, báo cáo
viện trưởng VKSND Tối cao xem xét, quyết
định.
D.DUNG
Vụ cha bạo hành con:
Thương tích dưới 11%
vẫn có thể khởi tố
Nếu xử lý người đàn ông về tội hành hạ người khác thì không cần phải có
yêu cầu khởi tố của đại diện người bị hại.
Namđã bị cơ quan điều tra tạmgiữ hình sự để điều tra làmrõ. Ảnh: CACC
Điều kiện cần và đủ để khởi tố
Trường hợp xác định
hành vi của Nam
phạm vào tội cố ý gây
thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà
giám định tỉ lệ tổn
thương của bé A. dưới
11% thì vẫn có thể
truy cứu TNHS theo
khoản 1 Điều 134
BLHS (mức phạt tối
đa là ba năm tù).
Theo khoản 1 Điều 155 BLTTHS, chỉ được khởi
tố vụ án hình sự vê tội phạm quy định t i khoản
1 c c điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155,
156 và 226 của BLHS khi có yêu cầu của người bị
h i hoặc người đ i diện của người bị h i l người
dưới 18 tuổi, người có như c điểm về tâm thần
hoặc thể chất hoặc đã chết.
Theo khoản 1 Điều 134 BLHS, người n o c ý
gây thương tích hoặc gây t n h i cho sức khỏe
của người kh c m t lệ t n thương cơ thể từ
11% đến 30% hoặc dư i 11% nhưng thuộc một
s trường h p đặc biệt th bị ph t cải t o không
giam giữ đến ba năm hoặc ph t tù từ s u th ng
đến ba năm.
C thể l trường h p ph m tội v i người dư i
16 tu i, ph nữ m biết l có thai, người gi yếu,
m đau hoặc người kh c không có khả năng t
vệ; có tính chất côn đồ…
Có thể khởi tố tội
hành hạ người khác
Theo ThS - luật sư Cao Ngọc
Sơn, giảng viên Khoa luật
Trường ĐHVăn Lang, hành vi
của Namđã xâmphạm trực tiếp
đến quyền bất khả xâm phạm
về thân thể của con người. Đặc
biệt, người bị hại ở đây là trẻ
em, đối tượng được nhiều quy
phạmpháp luật bảo vệmột cách
đầy đủ, toàn diện.
Hành vi của Nam như trong
clip có đủ dấu hiệu cấu thành tội
hành hạ người khác theo Điều
140 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017 - BLHS). Theo
đó, mức hình phạt của tội này
có thể lên đến ba năm tù.
Hànhvi dãman củaNamcũng
có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự (TNHS) về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo
Điều 134 BLHS.
Tùy vào tính chất, mức độ,
hậu quả và tỉ lệ tổn thương cơ
thể (được cơ quan giám định có
thẩm quyền kết luận) do hành
vi của Nam gây ra đối với béA.
mà người này phải chịu cácmức
phạt tương ứng với các khoản
của điều luật này.
ThS - luật sư Cao Ngọc Sơn
lưu ý nếu truy cứu TNHS về tội
hành hạ người khác thì không
cần phải có yêu cầu khởi tố của
đại diện người bị hại, CQĐTvẫn
có thể truy cứu TNHS.
Trường hợp xác định hành vi
của Nam phạm vào tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác
mà giám định tỉ lệ tổn thương
của bé A. dưới 11% thì vẫn có
thể truy cứu TNHS theo khoản
1Điều 134 BLHS (mức phạt tối
đa là ba năm tù). Lý do là hành
vi Nam thực hiện đối với người
dưới 16 tuổi, không có khả năng
tự vệ, có tính chất côn đồ (căn
cứ vào các điểm c, i khoản 1
Điều 134 BLHS).
Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc
để hành vi này bị xử lý hình sự
là phải có yêu cầu khởi tố của
người đại diện bị hại (mẹ của
đứa trẻ) căn cứ theo Điều 155
Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 (BLTTHS).
Còn trườnghợp tỉ lệ tổn thương
cơ thể của bé A. được cơ quan
giám định kết luận từ 11% trở
lên thì CQĐT sẽ khởi tố tương
ứng với các khoản của Điều 134
BLHS mà không cần đơn yêu
cầu khởi tố từ phía người bị hại.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook