270-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBa23-11-2021
TRẦNNGỌC
“S
au khi có kết quả
xét nghiệm dương
tínhvớivirusSARS-
CoV-2, tôi báo với TrạmY tế
(TYT) phường Hiệp Thành,
quận 12, TP.HCM. Nơi đây
nhanh chóng thu thập thông
tin và thực hiện các quy trình
quản lý ca bệnh COVID-19”
- ông THK (42 tuổi, phường
Hiệp Thành) cho biết.
Hết thuốc Molnupiravir
nên phải chờ
Do đủ điều kiện nên ông K
được nhân viên TYT phường
HiệpThànhchocách lyvàđiều
trị tại nhà. Bên cạnh đó, ông
K mắc COVID-19 mức độ
nhẹ và có một vài triệu chứng
lâm sàng không đặc hiệu như
đau họng, ho khan, sốt, nghẹt
mũi, mệt mỏi…nên được phát
gói thuốc C (có thuốc kháng
virus Molnupiravir).
“Tuy nhiên, nhân viênTYT
nói gói thuốc C hiện không
còn, ráng chờ thêm vài ngày,
đồng thời khuyến cáo tôi tự
theo dõi sức khỏe” - ôngKnói.
Tương tự, chị PTM(34 tuổi,
phường Hiệp Bình Phước, TP
Thủ Đức, TP.HCM) chẳng
may dương tính với virus
SARS-CoV-2 và đủ điều kiện
cách ly, điều trị tại nhà. “Do
tôi nhiễm COVID-19 mức
độ nhẹ, không có dấu hiệu
viêm phổi, SpO2 > 96%,
cũng không đang cho con bú
nên được nhận gói thuốc C,
trong đó có thuốc kháng virus
Molnupiravir” - chị M kể.
Thế nhưng gói thuốc Chiện
không còn nên nhân viênTYT
phườngHiệp Bình Phước giải
thích rõ nguyên nhân và nói
đây là tình hình chung tại các
chứng nhẹ được cách ly và
điều trị tại nhà ở TPThủ Đức
sớm có thuốc Molnupiravir,
chúng tôi sẽ nhanh chóng
xem nguồn thuốc này còn ở
TYT nào trên địa bàn TPThủ
Đức sẽ bổ sung cho TYT đã
hết” - BS Nguyễn Văn Chức,
Phó Giám đốc Trung tâm Y
tế TP Thủ Đức, chia sẻ.
TheoBSNguyễnThái,Giám
đốc Trung tâm Y tế quận 3
(TP.HCM), nơi đây vừa được
SởY tế TP.HCMbổ sung 300
liều thuốc Molnupiravir và
nhanh chóng phân bổ cho
các TYT trên địa bàn quận.
“Số thuốc này nằm trong cơ
số thuốc còn lại trước đó, nếu
các TYT trên địa bàn quận 3
sử dụng hết thì cũng phải chờ
đến khi SởY tế TP.HCM cấp
đợt mới” - BS Thái nói.
Trong khi đó, BS Nguyễn
VănTrường, Giámđốc Trung
tâm Y tế huyện Hóc Môn
(TP.HCM), chobiết huyệnHóc
MônđượcSởYtếTP.HCMbổ
sung900liềuthuốcMolnupiravir
cách đây vài ngày và đã được
các TYT trên địa bàn huyện
trao cho những bệnh nhân
COVID-19 có triệu chứng
nhẹ đang được cách ly và
điều trị tại nhà.
“Tuy nhiên, hiện nay thuốc
Molnupiravir tại các TYT còn
rất ít, có TYT còn khoảng 20
gói trở lại, cũng có trạm chỉ
còn vài gói. Do vậy, việc phát
thuốc Molnupiravir cho bệnh
nhân COVID-19 cách ly và
điều trị tại nhà phải hết sức
cân nhắc” - BS Trường cho
biết thêm.•
Nhiều FO điều trị tại nhà
đang chờ thuốc Molnupiravir
Sở Y tế
TP.HCMđề
nghị Bộ Y tế
sớm cấp bổ
sung 100.000
liều thuốc
Molnupiravir
để cấp cho
bệnh nhân
COVID-19
(F0) triệu
chứng nhẹ
đang cách ly
và điều trị
tại nhà.
Toathuốcđiềutrịtạinhàtheo
hướng dẫn của SởY tếTP.HCM
bao gồm: Thuốc hạ sốt, thuốc
nâng cao thể trạng (vitamin,
chất dinh dưỡng vi lượng,
thuốc y học cổ truyền), thuốc
kháng virus, thuốc kháng viêm
corticoid và kháng đông dạng
uống. Trong đó, hai loại thuốc
sau được chỉ định sử dụng cho
F0 có triệu chứng sớm của suy
hô hấp (cảm giác khó thở và/
hoặc nhịp thở > 20 lần/phút
và/hoặc SpO2 < 95%) và chưa
liên hệ được nhân viên y tế để
được hướng dẫn, hỗ trợ.
Tiêu điểm
Có thể sử dụng toa thuốc hướng dẫn
điều trị COVID-19 tại nhà
Trước đây, khi chưa có thuốc kháng virusMolnupiravir, Sở
Y tế TP.HCM đã có hướng dẫn toa thuốc điều trị COVID-19
tại nhà và đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân.
Do vậy, trong giai đoạn thiếu thuốc Molnupiravir, bệnh
nhân cách ly và điều trị tại nhà nên bình tĩnh và có thể sử
dụng toa thuốc hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM.
Thuốc Molnupiravir giúp điều trị COVID-19 nhanh hơn
nhưng không phải quyết định tất cả. Ngoài uống thuốc,
bệnh nhân cần tự theo dõi sức khỏe, uống đủ nước, ngủ đủ
giấc, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục.
BS
TRƯƠNG HỮU KHANH
,
chuyên gia dịch tễ
BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Nhân viên y tế huyệnHócMôn, TP.HCMtrao thuốcMolnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 điều trị
tại nhà. Ảnh: TRẦNNGỌC
TYT phường, xã trên địa bàn
TP.HCM. “Nhân viên TYT
nói tôi ráng chờ 2-3 ngày
nữa, khi nào có gói thuốc C
sẽ mang tới tận nhà. Nhân
viên TYT còn hướng dẫn tôi
cách tự theo dõi sức khỏe tại
nhà và thông báo ngay cho
họ nếu có những tình huống
bất thường xảy ra” - chị M
nói thêm.
Thuốc đã bị
gián đoạn 1-2 ngày
BS Nguyễn Đăng Tuyến,
Giám đốc Trung tâm Y tế
quận 12, cho biết các TYT
trên địa bàn quận 12 hiện
hết gói thuốc C. “Đây là tình
hình chung toàn TP.HCMchứ
không riêng quận 12” - BS
Tuyến cho biết.
Theo BS Tuyến, Sở Y tế
TP.HCM đã đề xuất Bộ Y
tế cấp bổ sung 100.000 liều
Molnupiravir. Một khi thuốc
Molnupiravir được cấp bổ
sung, cácTYTquận 12 sẽ trao
cho bệnh nhân COVID-19
đang cách ly và điều trị tại
nhà ngay.
Tương tự, các TYT trên
địa bàn TP Thủ Đức cũng
rơi vào tình trạng thiếu thuốc
Molnupiravir. “Trước đây,
khi thuốc Molnupiravir sắp
hết, Trung tâm Y tế TP Thủ
Đức xin Sở Y tế TP.HCM và
được cấp ngay. Nay do Bộ
Y tế chưa kịp bổ sung nên
thuốc cấp cho các TYT tạm
thời gián đoạn 1-2 ngày. Để
bệnh nhân COVID-19 triệu
Kýức ngày vào tâmdịch
Suốt một tháng nay, lượng ca mắc COVID-19 tại TP.HCM
có dấu hiệu tăng trở lại. Một số quận, huyện trở thành điểm
nóng. Đội ngũ y bác sĩ lại được huy động, tiếp tục lên đường
như một sứ mạng của một nghề nghiệp cao quý.
Tôi - một chàng trai tuổi băm, hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực truyền thông, có học về y - đăng ký tham gia
tình nguyện và may mắn được lựa chọn. Được giao về
một phường của quận 12. Cảm giác ban đầu cũng lo toan
nhiều. Hàng loạt câu hỏi được cởi bỏ khi tôi gặp chị Bích
- một nữ nhân viên y tế phường đã gắn bó hơn 15 năm.
Chị mừng rỡ ra mặt khi biết tôi tình nguyện đến hỗ trợ
phường vì khối lượng công việc hiện tại của trạm đang rất
lớn mà số lượng nhân viên của trạm chỉ 6-7 người.
Ngay buổi chiều đầu tiên nhận việc, tôi thực sự bị
choáng trước số lượng người test lại sau 14 ngày (theo
quy định, người đã khai báo khi dương tính phải được
test lại; nếu âm tính mới được cấp giấy hoàn thành điều
trị). Tôi nhớ có khi đến cả trăm người. Chưa kể hàng loạt
người đang chờ test vì có triệu chứng của COVID-19.
Nhóm chung của trạm y tế thì rung lên liên hồi sau mỗi
lần cập nhật ca bệnh mới. Điện thoại cố định của trạm,
điện thoại cá nhân của tất cả nhân viên dường như không
có thời gian ngơi nghỉ. Từ nhân lực đến vật lực đều hoạt
động quá công suất.
“Lượng công việc hiện tại chưa là gì so với lúc đỉnh dịch”
- chị Bích vừa nhập dữ liệu ca bệnh vừa tâm sự với tôi.
Khoảng 6 giờ cách đây vài hôm, một chú hớt hải chạy
chiếc xe máy đời cũ tới trạm xá. Chú nói không thành hơi,
từng tiếng đứt quãng mà nếu bản thân không bình tĩnh thì
rất dễ quạu. Chú có người vợ ở nhà bị tuột SpO2, hiện tại
đang khó thở và cần cấp cứu.
“Lên đường cấp cứu” - tôi réo êkíp.
Những ca như này vẫn thường
xảy ra tầm 3-5 ca mỗi ngày, đòi
hỏi đội ngũ phải luôn sẵn sàng trực
chiến. Ngày 20-11, mọi năm của tôi
là được ôm hoa chúc mừng từ học
trò thì năm nay tôi ôm bình ôxy đến
nhà bệnh nhân. Người nào qua khỏi
là những món quà tuyệt vời nhất.
Nhưng cũng có những ca làm mình nhớ mãi. Bệnh nhân
qua đời khi diễn tiến bệnh quá nhanh. Người mất trong
đợt này buộc phải test COVID-19. Nếu dương tính thì
thực hiện tang sự theo trường hợp dương tính.
Ca cấp cứu thì bất kể thời gian, sáng có, khuya cũng
có. Nhưng tôi chưa thấy ai trong êkíp than vãn cả. Có
lẽ anh em tham gia đều xác định đó là một nhiệm vụ
thiêng liêng.
Tôi cũng thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều sau lần
tình nguyện này. Kiến thức y khoa, chăm sóc cộng đồng
cũng được cải thiện. Còn vài tuần
nữa tôi sẽ trở lại cuộc sống và
công việc thường lệ, tạm biệt các
nhân viên y tế và trạm y tế nhưng
nó sẽ là một ký ức đẹp.
NGUYỄN HOÀNGANH KHOA
Tác giả đang tư vấn cho bệnh nhân
vừa test nhanh có kết quả dương tính.
Ảnh: NVCC
“Thiếu thuốc là tình
hình chung của
các TYT phường,
xã ở TP.HCM. Tuy
nhiên, tôi nghĩ
thuốc Molnupiravir
chỉ gián đoạn tầm
1-2 ngày.”
BS
Nguyễn Thái
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook