270-2021 - page 8

8
Lộ diện đơn vị nghiên cứu tiền khả thi
đường trên cao ở TP.HCM
Đại diện Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
TP.HCM (CII) cho biết đơn vị chính thức được UBND
TP.HCM chấp thuận nghiên cứu tiền khả thi dự án đường
trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa (quận Tân Bình)
đến đường Nguyễn Văn Linh (quận 7).
Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư -
PPP (hợp đồng BOT), theo quy định tại Nghị định 35 trong
thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày được giao, các sở,
ngành xem xét, báo cáo UBND TP quyết định các bước tiếp
theo để đầu tư dự án theo đúng quy định.
Trường hợp đề xuất dự án không khả thi, không được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc quá thời gian sáu tháng
mà chưa hoàn thành đề xuất dự án, xem như CII từ chối
không tham gia. Khi đó, Công ty CII tự chịu các chi phí đã
thực hiện.
Đường trên cao Bắc - Nam bắt đầu từ nút giao đường
Cộng Hòa - Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh.
Đây là tuyến đề xuất mới, kết hợp một phần tuyến đường
trên cao số 1, 2 và 3 (theo quy hoạch) tạo thành hệ thống
trục giao thông đô thị Bắc - Nam. Đồng thời, tuyến cũng kết
nối với đường vành đai 2, kết nối giữa khu vực nội thành
và ngoại thành. Dự án có tổng mức đầu tư ước tính khoảng
30.000 tỉ đồng.
ĐÀO TRANG
Cần Thơ huy động gần 2.000 tỉ
làm đường nông thôn
Ngày 22-11, HĐND TP Cần Thơ tổ chức giám sát việc tổ
chức thực hiện một số nghị quyết chuyên đề của HĐND TP
ban hành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải.
Về giao thông nông thôn, quy hoạch mạng lưới đường
huyện giai đoạn 2016-2020 gồm 26 tuyến với tổng chiều
dài hơn 156 km đạt cấp V, đến nay đã có 23 tuyến với tổng
chiều dài hơn 136 km đạt cấp V.
Quy hoạch mạng lưới đường xã giai đoạn 2016-2020 có
649 tuyến với tổng chiều dài hơn 1.615 km, đến nay đã có 784
tuyến với tổng chiều dài hơn 1.979 km (trong đó có 625 tuyến
với tổng chiều dài hơn 1.639 km đạt cấp đường quy hoạch).
Kinh phí thực hiện, theo quy hoạch giai đoạn 2016-2020,
nhu cầu vốn là hơn 702 tỉ đồng, kết quả thực hiện là hơn
1.950 tỉ đồng.
Về hệ thống bến thủy nội địa sau khi phê duyệt quy
hoạch cho đến nay, có 636 bến đang tồn tại (giảm
18,7%). Trong đó, bến được cấp mới sau khi có quy
hoạch là 59 bến.
NHẪN NAM
Đô thị -
ThứBa23-11-2021
Thuận lợi khi xây dựng các dự án nhà mới ở
Bình Chánh
Dựa vào quy hoạch của TP và định hướng phát triển của huyện Bình
Chánh, TS-KTS Trần Quốc Ngọc, Sở QH-KT TP.HCM, cho rằng: Huyện Bình
Chánh là một trong năm huyện ngoại thành có nhiều lợi thế về phát triển
kinh tế - xã hội và phát triển đô thị.
Trong bối cảnh người dân ở tỉnh lẻ đếnTP.HCM sinh sống, học tập và làm
việc ngày càng đông, phần lớn họ còn gặp khó khăn nhất định về tài chính.
Trong khi đó, giá trị căn hộ cho người thu nhập thấp cao gấp 40 lần tiết
kiệm hằng năm của người có thu nhập trung bình khiến người lao động
có thu nhập thấp mua nhà là điều vô cùng khó khăn.
“Vì vậy, các vùng venđô - khu vực nhưhuyệnBìnhChánh là khu vực thuận
lợi để xây dựng phát triển các dự án nhà ở mới, nhà ở xã hội cho người
nhập cư, người lao động tại các khu công nghiệp do còn nhiều quỹ đất
trống hoặc các không gian đô thị chưa sử dụng”- TS Ngọc nêu quan điểm.
THÙY LINH
H
uyện Bình Chánh là đầu mối
giao thông nối TP.HCM với
các tỉnh ĐBSCL, huyện có
hàng loạt khu công nghiệp, bệnh
viện, khu xử lý chất thải và hàng
trăm dự án đã và đang đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội. Đây được xem là những thế
mạnh của Bình Chánh trong việc
phát triển kinh tế đô thị.
Cần tạo giá trị gia tăng
lâu dài
Góp ý cho quy hoạch huyện Bình
Chánh, TS Phan Sỹ Châu, nguyên
Phó Giám đốc Viện Quy hoạch xây
dựng TP.HCM, nhận định: Huyện
có diện tích lên tới 25.255 ha, gồm
diện tích rừng phòng hộ, đất nông
nghiệp và một hệ thống hàng trăm
con kênh, rạch lớn nhỏ. Đây là vùng
đất thấp, nếu chúng ta cứ chăm
chăm tính đến chuyện lấp đi thì sẽ
làm mất một tiềm năng rất lớn của
Bình Chánh.
“Do đó, chúng ta phải biến điểm
bất lợi thành cái thuận lợi bằng cách
biến vùng đất thấp thành hồ nhân
tạo kết nối với nâng cấp hệ thống
sông, kênh rạch liên hoàn, tạo thành
luồng giao thông đường thủy. Nếu
làm được điều này sẽ vừa đảm bảo
việc tiêu thoát nước nhanh vừa tạo
cơ hội phát triển du lịch sinh thái,
đồng thời tiết kiệm chi tiêu trong việc
xây dựng hạ tầng khi quy hoạch đô
thị” - TS Châu phân tích.
Cũng theo TS Châu, quy hoạch
huyện Bình Chánh phải tạo được
tiền đề biến các yếu tố bất lợi thành
động lực bổ sung phát triển. Trong
đó, bao gồm cả chuyển đổi công
năng đất các khu công nghiệp ô
nhiễm thành công nghiệp sạch,
khu vực chôn rác thành khu vực
cây xanh.
“Quan trọng là điều chỉnhquyhoạch
xây dựng phải làm rõ mối quan hệ
bố cục không gian và chức năng đô
thị của Bình Chánh trong tổng thể
nội thành của TP.HCM” - TS Châu
nêu quan điểm.
Tìm“áo đẹp” cho
Bình Chánh lên
thành phố
Chuyên gia nhận định với quỹ đất nông nghiệp chiếmđến 58,1%
diện tích đất tự nhiên, huyện Bình Chánh đang “ôm” hũ vàng
khổng lồ trước khi lên TP.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn
Ngọc Hiếu, ĐH Việt Đức, cho
rằng: Rừng ở huyện Bình Chánh
là khu vực đất ngập nước thì hãy
coi đây là chuỗi giá trị, các doanh
nghiệp bất động sản sẽ phát triển
dự án xung quanh khu vực này. Tổ
chức như vậy thì chúng ta vừa giữ
lại được vùng đất ngập nước vừa
giữ được rừng mà vẫn phát triển
các dự án bất động sản.
“Có rất nhiều cách khai thác giá
trị gia tăng chứ không nhất thiết phải
bê tông hóa, bởi điều này có thể tạo
ra sản phẩm ngay nhưng nó sẽ “chết
cứng” ở đó. Nếu huyện Bình Chánh
làm theo mô hình nấc thang, tức là
làm xong dự án trọng điểm này mới
triển khai dự án trọng điểm khác,
nhằm khai thác tốt lợi thế không
gian, điều kiện sống xanh và cân
bằng điều kiện tự nhiên thì chúng
ta sẽ đi xa hơn rất nhiều” - TS Ngọc
Hiếu cho hay.
Cần có giải pháp gia tăng
quy mô dân số
TS-KTS Nguyễn Anh Tuấn,
Trưởng Phòng quản lý quy hoạch
chung, Sở QH-KT TP.HCM, cho
biết: Trong thời gian tới, cần có
giải pháp gia tăng quy mô dân số
theo quy hoạch cho địa bàn huyện
Bình Chánh. Mục đích là làm cho
dân số tương ứng với tỉ lệ diện tích
đất, khai thác hiệu quả vốn đầu tư
hạ tầng rất lớn.
“Tăng dân số cần đi kèm chính
sách quản lý quỹ chỉ tiêu dân số này,
tránh tình trạng “xin chỉ tiêu” để quá
trình đầu cơ đẩy giá đất lên quá cao,
làm giảm tính khả thi trong triển khai
thực hiện quy hoạch. Các chỉ tiêu sử
dụng đất phải làm cơ sở cơ chế đầu tư
hạ tầng và cơ chế quản lý và những
chỉ tiêu này phải đi liền với cơ chế
tổ chức thực hiện quy hoạch” - TS
Tuấn cho hay.
Liên quan đến việc khai thác nguồn
lực, TS Nguyễn Ngọc Hiếu cho rằng:
“Cách làm tốt nhất là tập trung vào
những dự án chiến lược, đạt được
mục tiêu tổng hợp thúc đẩy hệ sinh
thái dịch vụ đô thị, rồi cần thêm đất
tới đâu thì lấy tới đó. Việc bê tông
hóa và tôn nền diện rộng sẽ làm giảm
khả năng chống chịu và tăng rủi ro
thiên nhiên”.
Do đó, TS Hiếu cho rằng cần
giữ lại nguồn lực để tạo giá trị gia
tăng lâu dài và bảo vệ hạ tầng xanh
gắn với năng lực chống chịu biến
đổi khí hậu mới là cách phát triển
bền vững.
Ở góc độ liên kết quận, huyện,
ông Trần Hữu Phúc Tiến, Hội Quy
hoạch phát triển đô thị Việt Nam và
TP.HCM, cho rằng: “Huyện Bình
Chánh có thể phối hợp với quận Bình
Tân hình thành các khu kỹ thuật y
tế cao phục vụ cho dân cư phía tây
nam TP.HCM. Từ đó, góp phần giải
quyết tình trạng quá tải của các cơ
sở y tế trong trung tâm TP.•
Chuyêngianhậnđịnhvới quỹđất nôngnghiệpchiếmđến58,1%diện tíchđất tựnhiên, huyệnBìnhChánhđang “ôm” hũvàng
khổng lồ trước khi lênTP. Ảnh: NGUYỆTNHI
Rừng ở huyện Bình
Chánh là khu vực đất
ngập nước thì hãy coi đây
là chuỗi giá trị, các doanh
nghiệp bất động sản sẽ
phát triển dự án xung
quanh khu vực này.
Dự án đường trên cao Bắc - Nambắt đầu từ nút giao đường CộngHòa
- Trường Chinh đến đườngNguyễn Văn Linh. Đồ họa: THÙY TRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook