270-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa23-11-2021
ĐỨCMINH
C
hiều 22-11, tại phiên họp
thứ năm, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội (UBTVQH)
đã cho ý kiến về việc chuẩn
bị kỳ họp bất thường của QH
và bước đầu việc chuẩn bị
kỳ họp thứ ba QH khóa XV.
Năm vấn đề sẽ
được bàn tại kỳ họp
bất thường
Phát biểu tại phiên họp, Chủ
tịchQHVươngĐìnhHuệ cho
hay Chính phủ và UBTVQH
đã thống nhất năm nội dung
của kỳ họp, nếu chuẩn bị kịp.
Thứ nhất là Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 10
luật liên quan đến đầu tư và
kinh doanh để tháo gỡ một số
vướng mắc, khó khăn.
Thứ hai, QHcho chủ trương
đầu tư dự án xây dựng công
trình đường bộ cao tốc Bắc
- Nam phía đông giai đoạn
2021-2025. “Đây là dự án
quan trọng quốc gia nên phải
báo cáo QH cho ý kiến về chủ
trương” - ông Huệ nói.
Thứ ba là đề án thí điểm về
việc tách giải phóngmặt bằng,
tái định cư ra khỏi dự án đầu
tư công. Theo Chủ tịch QH,
tại kỳ họp thứ nhất khóa XV
QH đã ban hành nghị quyết
cho chủ trương thí điểm việc
này nhưng sau khi xây dựng
đề án, có một số việc Chính
phủ thấy cần thiết phải báo
cáo để QH “quyết”.
Thứ tư là dự thảo Nghị
quyết thí điểmmột số cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển
ký, Chủ nhiệm Văn phòng
QH Bùi Văn Cường đã đề
xuất các phương án liên
quan đến việc chuẩn bị kỳ
họp bất thường của QH. Cụ
thể, về hình thức họp, Tổng
thư ký QH đề nghị tổ chức
để các ủy ban của QH thẩm
tra kỹ lưỡng trước khi trình
UBTVQH để thống nhất,
xin ý kiến chỉ đạo của Bộ
Chính trị.
“Nếu cả năm nội dung
trên đã được các cấp có
thẩm quyền cho ý kiến trong
tháng 12-2021 và đủ điều
kiện trình QH thì đề nghị
UBTVQH báo cáo QH cho
tổ chức kỳ họp bất thường
vào đầu tháng 1-2022. Dự
kiến tổng thời gian kỳ họp
khoảng 4,5 ngày” - ông
Cường cho hay.
Về kỳ họp bất thường, Chủ
tịch QH cho biết theo tinh
thần quyết tâm chính trị cao
nhất, cố gắng nỗ lực tối đa,
tuy nhiên việc tổ chức vẫn
tùy thuộc vào công tác chuẩn
bị. Đồng thời phải đảm bảo
thực hiện đúng quy trình,
nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm
bảo khách quan, công khai,
minh bạch, có đầy đủ ý kiến
của các cơ quan liên quan,
ý kiến chuyên gia… Nhấn
mạnh nội dung cho ý kiến tại
kỳ họp bất thường là những
nội dung khó, phức tạp liên
quan đến quốc kế dân sinh,
tình hình tài chính, kinh tế
vĩ mô, phục hồi phát triển
kinh tế - xã hội… Chủ tịch
QH yêu cầu các cơ quan phải
có quyết tâm chính trị rất lớn
và nỗ lực cao với tinh thần
vào cuộc tối đa, đảm bảo
chất lượng kỳ họp.
Người đứng đầu QH một
lần nữa nhấn mạnh các cơ
quan QH đã, đang và sẽ tiếp
tục vào cuộc sớm, nghiên cứu
kỹ lưỡng, với tinh thần khách
quan, vô tư, công khai minh
bạch và tuyệt đối không để
xảy ra sai sót.
“Sai một ly là đi một dặm.
Dục tốc bất đạt. Vì vậy, tinh
thần xong (hồ sơ) lúc nào là
làm lúc đấy” - Chủ tịch QH
nói và đề nghị Chính phủ
phải bám sát, phối hợp với
QH thì mới thực hiện được
việc này.•
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ phát biểu tại phiên họp chiều 22-11
củaỦy ban Thường vụQuốchội. Ảnh: quochoi.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết
định về thành lập sáu tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư
công năm 2021 tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa
phương. Các tổ do các phó thủ tướng Chính phủ và một số
bộ trưởng làm tổ trưởng, cụ thể:
Tổ công tác số 1 do Phó Thủ tướng thường trực Chính
phủ Phạm Bình Minh làm tổ trưởng, kiểm tra các bộ, cơ
quan: Nội vụ, Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Công an,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, TAND Tối cao,
Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc; các địa phương:
Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ.
Tổ công tác số 2 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh
Khái làm tổ trưởng, kiểm tra các bộ, cơ quan: KH&ĐT,
Đài Truyền hình Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, VKSND
Tối cao, Văn phòng Trung ương Đảng, Kiểm toán Nhà
nước, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam;
các địa phương: Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Long An.
Tổ công tác số 3 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn
Thành làm tổ trưởng, kiểm tra các bộ, cơ quan: Công
Thương, Xây dựng, TN&MT, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp
các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam; các địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Khánh Hòa.
Tổ công tác số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức
Đam làm tổ trưởng, kiểm tra các bộ, cơ quan: TT&TT,
KH&CN, Y tế, LĐ-TB&XH, GD&ĐH, VH-TT&DL, ĐH
Quốc gia TP.HCM, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ
Việt Nam, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, ĐH
Quốc gia Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Hàn
Lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban quản lý làng văn hóa
các dân tộc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam; các địa
phương: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
Tổ công tác số 5 do bộ trưởng Bộ Tài chính làm tổ
trưởng, kiểm tra các địa phương: Quảng Trị, Quảng Bình,
An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cà Mau.
Tổ công tác số 6 do bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm tổ
trưởng, kiểm tra các địa phương: Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Đối tượng và phạm vi, thời gian kiểm tra, đôn đốc: Các
bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỉ lệ giải ngân
đến ngày 31-10-2021 dưới 60% kế hoạch Thủ tướng giao;
các dự án đang triển khai thực hiện trong năm 2021 và
một số dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách
năm 2022.
Thời gian kiểm tra: Từ ngày 22-11 đến hết 10-12-2021.
PV
ĐồngNai làmột trong các địa phương giải ngân vốn đầu tư
công chưa đạt. Trong ảnh: Một góc khu tái định cư Lộc An -
Bình Sơn thuộc dự án sân bay Long Thành. Ảnh: VŨHỘI
TP Cần Thơ. Bộ Chính trị đã
có nghị quyết về phát triển TP
Cần Thơ, một trong năm TP
trực thuộc trung ương. Lẽ ra
nội dung này được trình xem
xét cùng với bốn tỉnh, thành
đã được QH thông qua cơ
chế, chính sách đặc thù tại
kỳ họp thứ hai vừa kết thúc.
Tuy nhiên, do khó khăn về
phòng chống dịch, Cần Thơ
và các bộ, ngành, Chính phủ
chưa chuẩn bị kịp nên đề xuất
xem xét đợt này.
Thứ năm là đề án xây dựng
cơ chế, chính sách tài khóa,
tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển
khai chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là gói chính sách tài khóa,
tiền tệ để thực hiện kết luận
Hội nghị Trung ương 4 và
nghị quyết của QH.
Nhiều vấn đề nóng
nhưng không vội,
không để sai sót
Tại phiên họp, Tổng thư
kỳ họp theo hình thức trực
tuyến cả kỳ. Việc biểu quyết
thực hiện qua phần mềm cài
đặt trên iPad.
Các nội dung trình QH
đều là những vấn đề lớn,
phức tạp, cần có thời gian
Chủ tịch Quốc hội
đề nghị Chính phủ
phải bám sát, phối
hợp với Quốc hội
chuẩn bị xong hồ sơ,
nội dung các vấn đề
sẽ đưa ra tại kỳ họp
bất thường vì “sai
một ly đi một dặm”.
Theo Chủ tịch QH, Chính phủ được giao
nhiệm vụ xây dựng hai chương trình, gồm:
Chương trình tổng thể về công tác phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội và chương trình
tổng thể về phòng chống dịch theo nguyên
tắc thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn,
hiệu quả với COVID-19.
Chính phủ cần trìnhQH xemxét, ban hành
theo thẩmquyềnnhữnggiải phápvề tài khóa,
tiền tệ để hỗ trợ cho chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch QH thông tin đến nay, các tài liệu
này đã được Chính phủ chuẩn bị về cơ bản.
Riêng gói chính sách tài khóa, tiền tệ, Chính
phủ chưa tách ra được theo ý kiến củaTVQH,
đang lẫn vào chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội. Hiện Chính phủ đang
xin ý kiến nội bộ, sau đó sẽ thống nhất, hoàn
thiện hồ sơ trình TVQH.
Chủ tịchQH cho hay theo kế hoạch, Ủy ban
Kinh tế của QH cùng với Ban Kinh tế Trung
ương và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam kết hợp với các tổ chức quốc tế và các
cơ quan hữu quan đang rất tích cực chuẩn
bị diễn đàn kinh tế thường niên của QH, dự
kiến sẽ khai mạc vào ngày 5-12. Đây là luận
cứ khoa học và thực tiễn để xem xét, quyết
định gói chính sách tài khóa, tiền tệ nói trên.
Chính phủ xây dựng chính sách tài khóa, tiền tệ
5 vấn đề nóng ở kỳ họp bất thường
của Quốc hội sắp tới
Tình hình tài chính, kinh tế vĩ mô, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển TP CầnThơ sẽ bàn tại kỳ họp bất thường.
Lập6 tổkiểmtra, đônđốc giải ngânvốnđầu tư công
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook