270-2021 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
N
gày 22-11, hội nghị cấp
cao đặc biệt kỷ niệm 30
năm quan hệ ASEAN
- Trung Quốc (TQ) diễn ra
theo hình thức trực tuyến.
Một loạt vấn đề cốt lõi hai
bên được đem ra thảo luận
nhằm tạo tiền đề cho chặng
đường 30 năm hợp tác tiếp
theo. An ninh Biển Đông và
thúc đẩy đàm phán dự thảo
Bộ quy tắc ứng xử trên Biển
Đông (COC) được xem là các
trọng tâm quan trọng.
Kỳ vọng vấn đề
Biển Đông được
giải quyết ổn định
Tại hội nghị, Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long
cho rằng trong thời gian tới,
ASEAN và TQ cần tiếp tục
hợp tác vì hòa bình và ổn
định trong khu vực - bao gồm
cả việc kiềm chế căng thẳng
ở Biển Đông, theo tờ
The
Straits Times
. Ông hy vọng
ASEAN và TQ sẽ đối thoại
nhiều hơn và thực chất hơn.
Tổng thống Philippines
Rodrigo Duterte khẳng
định vấn đề Biển Đông với
tính chất nhạy cảm của nó
không thể được giải quyết
bằng vũ lực và đối đầu mà
chỉ có thể bằng đối thoại và
luật pháp quốc tế. Ông nhấn
mạnh các nước có tranh chấp
cần hết sức kiềm chế, đồng
thời thẳng thắn lên án việc
ba tàu hải cảnh TQ phun
nước vào hai tàu tiếp tế của
Philippines trên đường đến
bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam,
bên ngoài khu vực. Những
công ty hay quốc gia này có
thể bị yêu cầu phải có được sự
chấp thuận của TQmới được
tiến hành hợp tác quân sự với
các nước ASEAN. TQ cũng
muốn COC không mang tính
ràng buộc, phải độc lập khỏi
Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS) 1982và
phán quyết Biển Đông 2016
củaTòaTrọng tài thường trực.
Có thể thấy Bắc Kinh đang
sử dụng các cuộc đàm phán
COC như một cái cớ để giúp
củng cố các tuyên bố chủ
quyền của mình ở Biển Đông
thông qua loại bỏ các yếu tố
có thể gây bất lợi cho mình
và mang lại lợi thế cho các
nước ASEAN. Mất đi tính
liên hệ với luật pháp quốc tế
và sự ủng hộ, hiện diện của
các nước ngoài khu vực đồng
nghĩaASEAN sẽ cô độc trong
cuộc đấu tranh chủ quyền biển
trước một TQmạnh cả về mặt
quân sự lẫn vị thế chính trị.
Trong bối cảnh đó, nhiều
nhà quan sát cho rằngASEAN
cần có góc nhìn bao quát để
từ đó có cách tiếp cận phù
hợp. Cụ thể, tất cả thành viên
phải cùng hợp tác để thúc
đẩy đoàn kết và thống nhất
nội khối. Các nước ASEAN
hiện đang có các tuyên bố chủ
quyền chồng lấn lên nhau cần
phải tự giải quyết và đi đến
một lập trường chung, như
thế mới có thể tạo dựng được
một vị thế vững chắc khi ra
đàm phán với TQ. ASEAN
phải tăng cường hợp tác với
các nước ngoài khu vực tiếp
cận Biển Đông để tạo thế cân
bằng với TQ.
Về phía TQ, có ý kiến quan
sát rằng cách hành xử của TQ
về đàm phán COC và trong
vấn đề Biển Đông nói chung
có thể thu được một số lợi ích
về ngắn hạn nhưng về dài hạn
sẽ đối mặt với sự chống đối
từ các nước trong khu vực và
cộng đồng quốc tế.•
Quốc tế -
ThứBa23-11-2021
hiện bị Philippines chiếm
đóng trái phép) là “bất hợp
pháp” và “kinh hoàng”, đài
ABS-CBN
đưa tin.
Thủ tướngMalaysia Ismail
Sabri Yaakob cho rằng nhất
thiết phải duy trì Biển Đông
là khu vực hòa bình, ổn định
và là vùng biển cho thương
mại đối với tất cả các bên.
Để đạt được mục tiêu này,
các nước cần tự kiềm chế và
tránh các hành động có thể
bị coi là khiêu khích, làm
phức tạp thêm tình hình và
leo thang căng thẳng.ASEAN
và TQ cũng cần thực hiện
đầy đủ và hiệu quả Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) được ký
kết năm 2002 và sớm hoàn
tất đàm phán COC thực chất
và hiệu quả.
Đàm phán COC
chưa có đường ra
Đã gần bốn năm kể từ khi
TQvà các thành viênASEAN
bắt đầu đàm phán về COC
và đưa ra dự thảo đầu tiên,
bao gồm lập trường của các
bên liên quan tại Hội nghị
Ngoại trưởng ASEAN lần
thứ 51 tháng 8-2018. Tuy
nhiên, đến nay nguyện vọng
chung của các nước trong khu
vực về một bộ COC chính
thức để điều tiết căng thẳng
Biển Đông vẫn chưa được
đáp ứng. Một trong những
lý do lớn nhất đến từ việc
TQ không thực tâm trong
xây dựng bộ COC phù hợp
với lợi ích chung mà có ý đồ
chính trị riêng.
Nhiều nội dung mà TQ
muốn đưa vào COC có mục
đích hạn chế các nước thành
viênASEAN phát triển hàng
hải và diễn tập quân sự chung
với các công ty và quốc gia
Lãnh đạo ASEAN - TrungQuốc thamgia hội nghị cấp cao kỷ niệm30 nămquan hệ hai bên
ngày 22-11. Ảnh: VGP
Nhật khả năng sẽ cùng Mỹ can thiệp
nếu Đài Loan bị tấn công
Tờ
South China Morning Post
ngày 21-11 dẫn nghiên
cứu của nhà nghiên cứu Wu Huaizhong thuộc Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc khẳng định đang có nhiều dấu
hiệu cho thấy Nhật và Mỹ đã thảo luận sâu về khả năng
can thiệp quân sự trong kịch bản Bắc Kinh đổ quân thu
hồi Đài Loan.
Ông chỉ ra số lượng các lần tập trận hàng hải giữa Nhật
và Mỹ những năm qua đang tăng dần, với lần gần nhất
diễn ra ngày 16-11 khi hai nước này tổ chức đợt diễn tập
tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử ở Biển Đông.
Quốc hội Nhật năm 2015 từng thông qua luật an ninh
quốc gia có nội dung cho phép chính phủ tham gia vào các
nỗ lực “phòng thủ chung” với các nước khác nếu chứng
minh được là có lợi cho an ninh, ổn định của Nhật.
Dù vậy, chuyên gia Trung Quốc này cũng cho rằng Nhật
nếu có can thiệp vấn đề Đài Loan thì cũng sẽ chỉ dừng ở
mức độ hỗ trợ hậu cần cho những nước lớn hơn như Mỹ.
PHẠM KỲ
Sự dần biến mất bí ẩn của biến thể Delta
ở Nhật
Làn sóng lây nhiễm thứ năm do biến thể Delta gây
ra ở Nhật đã đột ngột kết thúc khiến một số nhà khoa
học bối rối, trong khi các chuyên gia khác cho rằng một
đột biến có khả năng khiến virus tự tiêu hủy đã dẫn đến
chuyện này. Làn sóng dịch từng chạm đỉnh vào tháng 8,
với hơn 23.000 ca nhiễm/ngày. Tuy nhiên, con số này
đã giảm xuống dưới mức 170 ca/ngày trong những tuần
gần đây với rất ít ca tử vong.
Theo GS Ituro Inoue thuộc Viện Di truyền quốc gia
Nhật, biến thể Delta ở nước này nhiều khả năng tích
lũy quá nhiều đột biến trên loại protein phi cấu trúc
có chức năng sửa lỗi di truyền mang tên nsp14, khiến
virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gen và cuối
cùng đi đến việc tự hủy diệt.
Hiện tượng virus SARS-CoV-2 tự biến mất hoàn toàn
có khả năng xảy ra ở các quốc gia khác, dù việc phát
hiện có thể khó hơn vì không ở đâu protein nsp14 có
nhiều đột biến như tại Nhật. Dù vậy, ông cũng cảnh báo
ngay cả khi lý thuyết về sự tự hủy tự nhiên của virus
SARS-CoV-2 được xác nhận thì đây chỉ là một “sự cứu
vãn tạm thời” vì các biến thể khác nguy hiểm hơn vẫn
có thể xuất hiện.
PHẠM KỲ
Trung Quốc hành xử thiếu chuẩn mực
nhiều năm qua
Phát biểu tại hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 do
Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức sáng 18-11, chuyên
gia Derek Grossman thuộc Rand Corporation (Viện Nghiên
cứu chính sách của chính phủ Mỹ) khẳng định các hành
động gây hấn của TQ trong khu vực tạo ra nhiều hệ lụy ảnh
hưởng đến uy tín và hình ảnh của họ tại khu vực; nhiều cuộc
đàmphán, trong đó có đàmphán COC, đã bị đình trệ vì các
nước cảm thấy không thể tin tưởng được TQ.
“Các nước thấy những gì Bắc Kinh làm đi ngược lại cam
kết của họ. Bắc Kinh cũng nhận thức được điều này và gần
đây đã thay đổi cách tiếp cận theo hướng ngoại giao và
mềm dẻo nhằm tránh bị suy giảm hình ảnh hơn nữa. Tuy
nhiên, sự thay đổi này không thể một sớm một chiều điều
chỉnh các hệ lụy đến từ việc TQ hành xử thiếu chuẩn mực
nhiều năm qua” - ông Grossman nói.
Cũng như các lãnh đạo khác
của ASEAN, Thủ tướng Phạm
Minh Chính dẫn đầu đoànViệt
Nam tham dự hội nghị nhấn
mạnh các bên cần tăng cường
đối thoại, củngcố lòng tin, tuân
thủ luật pháp quốc tế và hành
xử trách nhiệm để đảm bảo
hòa bình, an ninh, ổn định ở
khu vực, nhất là ở Biển Đông.
Tiêu điểm
Bắc Kinh đang sử
dụng các cuộc đàm
phán COC như một
cái cớ để giúp củng
cố các tuyên bố chủ
quyền của mình ở
Biển Đông.
Một cơ sở y tế điều trị bệnh nhân nhiễmCOVID-19 tại Nhật.
Ảnh: REUTERS
Đàm phán COC gặp khó
vì Trung Quốc
Lập trường đàmphán COC của Trung Quốc không xuất phát từ lợi ích chungmà có ý đồ riêng
và khó dung hòa với lập trường của các nước ASEAN có tranh chấp trên biển.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook