271-2021 - page 13

13
Thu phí cao mất người học,
thu thấp khó giữ nhân tài
PHẠMANH
T
ừ bốn trường đại học
(ĐH), rồi lên 23 trường
thí điểm cơ chế tự chủ và
đến nay, mô hình này đã được
mở rộng đến nhiều trường trên
cả nước. Tuy nhiên, xây dựng
mức học phí sao cho vừa phù
hợp vừa nâng chất lượng đào
tạo luôn là vấn đề nan giải
với lãnh đạo các trường, bởi
thu cao sẽ mất người học, thu
thấp không giữ được đội ngũ.
Lấy chất lượng cao
“san sẻ” cho đại trà
TheoLuật Giáo dụcĐHsửa
đổi, bổ sung (có hiệu lực từ
tháng 7-2019), cơ sở giáo dục
ĐH thực hiện tự chủ được tự
xácđịnhmứcthuhọcphínhưng
không được vượt quámức trần
do Chính phủ quy định. Tuy
nhiên, điều này không phải là
dễ dàng với các trường.
Lý giải mức học phí tự
chủ 16-60 triệu đồng/năm
học từ năm 2022-2023, trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
PGS-TS Ngô Thị Phương
Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH
KHXH&NV (ĐH Quốc gia
TP.HCM), cho biết trong quá
trình soạn thảo đề án tự chủ,
vấn đề học phí được cân nhắc
kỹ lưỡng nhất vì điều này ảnh
hưởng đến người học.
Các yếu tố được tính toán
trong định mức kinh tế kỹ
thuật khi xây dựng mức học
phí, gồm: Chi trả công lao
động, đầu tư cơ sở vật chất,
chi phí vận hành hoạt động,
chi phí điện, nước, các hoạt
động đào tạo và nghiên cứu…
Theo PGS-TS Phương Lan,
các hoạt động khác có thu của
nhà trường (đào tạo ngắn hạn,
hợp tác quốc tế, xã hội hóa…)
cũng được đưa vào tính toán
để làm giảm tối đa mức học
phí cho người học.
“Mức học phí mà trường
đưa ra là rất cạnh tranh so với
mặt bằng chung hiện nay trong
khi chuẩn đầu ra và số tín chỉ
đào tạo của các ngành đào tạo
của trường đều ở mức cao” -
PGS-TSPhươngLanđánhgiá.
Ngượclại,mặcdùhọcphísau
tự chủ tăng cao nhất, gấp đến
năm lầnmức cũ khi ở ngưỡng
38-70 triệu đồng/năm nhưng
đại diện Trường ĐH Y Dược
TP.HCM vẫn cho rằng mức
này là vẫn chưa tính đúng, tính
đủ và trường còn phải bù lỗ.
Theo đại diện của trường,
ba yếu tố quan trọng để tạo
nên mức học phí của trường
là cơ sở vật chất, chương
trình đào tạo và đội ngũ giảng
viên. Nếu học phí quá thấp sẽ
không thể đào tạo được nhân
lực cao. Thu nhập giảng viên
không tăng, trường khó giữ
được người dạy.
PGS-TS Nguyễn Ngọc
Khôi, Trưởng Phòng đào tạo,
dẫn giải: “Ví dụ, ngành răng
hàm mặt thu 70 triệu đồng/
năm nhưng thực chất phải thu
tối thiểu hơn 100 triệu đồng/
năm vì chi phí đào tạo rất tốn
kém. Trường phải đầu tư trang
thiết bị lớn, hiện đại. Khi học
và thực hành, có những thiết bị
chỉ dùngmột lần là bỏ. Nhưng
trường cân nhắc mức hợp lý
cho các em và sẽ lấy kinh phí
bù trừ giữa các ngành”.
Tương tự, áp dụng mô hình
tự chủ từ năm 2017, Trường
ĐHSưphạmkỹ thuậtTP.HCM
cũng gặp không ít khó khăn
để xây dựng và duy trì mức
học phí tới nay, 17-20,5 triệu
đồng/năm học (hệ đại trà).
PGS-TS Đỗ Văn Dũng,
nguyên Hiệu trưởng trường,
cho biết trường phải dựa vào
phân tích thu nhập của người
dân, tính tổng các chi phí vận
hành và đào tạo, so sánh học
phí trường bạn...
“Tính đúng, tính đủ, mức
phí đào tạo trung bình một
sinh viên (SV) ở trường phải
30-50 triệu đồng/năm. Nếu
thu ở mức này thì rất tội cho
SV nghèo. Trường phải tạo
ra hai hệ đào tạo, đại trà và
chất lượng cao, mục đích là
để lấy tiền của người giàu
san sẻ cho người khó khăn
hơn” - ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, lớp chất
lượng cao là để đáp ứng cho
phân khúc SVkhá giả. Các em
đóng tiền cao để được hưởng
chương trình tốt, trang thiết bị
hiện đại, sĩ số thấp… Từ đó,
SVđại trà cũng sẽ được hưởng
cơ sở vật chất này, mức thu
nhập của giáo viên cũng tốt
hơn, thu hút được người tài.
Chất lượng có tăng
theo học phí?
Theo chủ trương từ Nhà
nước, tự chủ ĐH phải đi đôi
với trách nhiệm giải trình, để
minh bạch không chỉ tài chính
mà còn chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, với nguồn lực
cònhạn chế, phụ thuộc chủyếu
vào học phí khiến các trường
cũng đau đầu trong tính toán
thu - chi để vừa đầu tư nâng
chất lượng đào tạo, giữ chân
được đội ngũ giỏi, vừa thu hút
và chăm lo cho người học.
Thực tế tại TrườngĐHLuật
TP.HCM là một ví dụ. Theo
PGS-TSTrầnHoàngHải,Quyền
Hiệu trưởng trường, trường là
trọng điểmvề đào tạo luật của
cả nước, có đội ngũ giảng viên
chất lượng nhưng vì cơ sở vật
chất hạn chế khiến trườngmỗi
nămchỉ tuyển 2.100 SV, trong
khi có đến 15.000 thí sinh đăng
ký tuyển sinh. Điều này ảnh
hưởng nhiều đến nguồn thu
đầu tư cho trường.
Hơn nữa, học phí hai năm
nay từ 18 triệu đồng/năm học
(hệ đại trà) vẫn chưa đáp ứng
được chất lượng đào tạo theo
kỳ vọng của trường.
“Trường phải xây dựng học
phí mới, thấp nhất khoảng
30 triệu đồng/em/năm và dự
kiến áp dụng từ năm học này
nhưng do dịch bệnh, trường
tạm hoãn để chia sẻ với SV.
Với mức học phí này, trường
mới có nguồn kinh phí đảm
bảo chất lượng theo xu thế hội
nhập, nhưmời giáo sư vàmua
Với nguồn lực còn
hạn chế, phụ thuộc
chủ yếu vào học phí
khiến các trường
đau đầu trong tính
toán thu - chi để vừa
đầu tư nâng chất
lượng đào tạo, giữ
chân đội ngũ giỏi,
vừa thu hút và chăm
lo cho người học.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư24-11-2021
Khi trường đại học tự chủ, học phí cao là tất yếu nhưng nếu không đi đôi với chất lượng,
trách nhiệmgiải trình sẽ dễ trở thành thất bại, mất người học lẫn người tài.
tài liệu từ nước ngoài, đưa SV
đi thực tập ở nước ngoài... Từ
đó nâng cao đời sống để giữ
chân giáo viên, thu hút nhân
tài, có thêmkinh phí hỗ trợ SV
khó khăn, trích đầu tư cơ sở
vật chất” - ông Hải diễn giải.
ÔngHải cũng kiến nghị: Để
thuận lợi cho các trường tự
chủ, Nhà nước cần phân loại
những trường có điều kiện
cơ sở vật chất tốt và chưa tốt
để tập trung đầu tư cho hiệu
quả. Hơn nữa, Nhà nước cần
có những chính sách cho SV
vay tín dụng để trả sau hoặc
trực tiếp hỗ trợ cho SV bằng
việc cấp tiền trợ cấp xã hội để
các em đóng tiền học.
Kỳ tới:
Ba thách thức cần
tháo gỡ khi đại học tự chủ
Gỡ “nút
thắt” học
phí khi đại
học tự chủ
- Bài 2
SinhviênTrườngĐHBáchkhoa(ĐHQuốcgiaTP.HCM)trảinghiệmkhởinghiệpvớicácthiếtbịcôngnghệ.
Ảnh: PHẠMANH
Họ đã nói
Vận động tài trợ
từ cựu sinh viên,
doanh nghiệp
Muốn nâng cao chất lượng
đào tạo, đầu vào và đội ngũ
là quan trọng nhất. Do đó,
bên cạnh xây dựng mức học
phí phù hợp, trường phải
thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp khác, nhất là giai đoạn
đầu tự chủ.
Như tại Trường ĐH Sư phạm
kỹ thuậtTP.HCM, thời gian đầu
vì nguồn thu ít, trường phải
dành 75% kinh phí đầu tư cho
đội ngũ. Những năm sau, khi
nguồnthutăngdần,trườngbắt
đầu đầu tư có trọng điểm cho
trang thiết bị hiện đại, chuyển
đổi số…để tạomôi trườnghọc
tốt cho SV.
Đồng thời, trường tìm mọi
cách thu hút đầu vào bằng
cách tiếp cận thí sinh tận cơ sở
theo nhiều hình thức trực tiếp
lẫn trực tuyến. Ngoài trích 8%
học phí theo quy định để tạo
nguồnhọcbổng, trườngđi vận
động các nguồn tài trợ từ cựu
SV, doanh nghiệp…
Kết quả là thu nhập đội ngũ
tăng lên gấp ba lần, tùy theo
vị trí việc làm, học hàm, học vị,
cao nhất khoảng 60-70 triệu
đồng/tháng; chất lượng đầu
vào và đầu ra tăng dần; quỹ
học bổng tăng lên hàng chục
tỉ đồng, một năm có 5-7 dự án
đầu tư vào trường…
PGS-TS
ĐỖVĂN DŨNG
,
nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH
Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Tập trung để người
học được hưởng thụ
nhiều nhất
Trong lộ trình phát triển
theo cơ chế tự chủ, trường sẽ
tập trung tối đa nguồn lực tài
chính cho việc đầu tư vào chất
lượng đào tạo và nghiên cứu
thông qua các đầu tư về đội
ngũ và hoạt động giảng dạy,
cơ sởvật chất, các hoạt động tư
vấn - hỗ trợ người học, nghiên
cứukhoahọc,hợptácquốctế…
để người học được thụ hưởng
nhiều nhất.
Cụ thể trước mắt, đối với hệ
chất lượng cao, trường sẽ chú
trọngquốc tếhóa chương trình
đào tạo, nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng dạy, tuyển dụng
giảng viên/chuyêngia xuất sắc
(trong và ngoài nước), hỗ trợ
và chăm sóc người học, cơ sở
vật chất…
Hiệu trưởng Trường ĐH
KHXH&NV TP.HCM
KHỐI NGÀNH
MỨC TRẦN HỌC PHÍ ĐH CÔNG LẬP
NĂM HỌC 2021-2022
(đơn vị: Ngàn đồng/SV/tháng)
Trường chưa tự bảo
đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư
Trường tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi
đầu tư
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
980
2.050
Nghệ thuật
1.170
2.400
Kinh doanh và quản lý, pháp luật
980
2.050
Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên
1.170
2.400
Toán, thống kêmáy tính, công nghệ thông
tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất
và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông
lâm nghiệp và thủy sản, thú y
1.170
2.400
Các khối ngành sức khỏe khác
1.430
5.050
Y dược
1.430
5.050
Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi,
báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du
lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ
vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường
980
2.050
(Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook