4
Thời sự -
Thứ Tư24-11-2021
TẤNVIỆT
T
rong ngày 23-11, đại
biểu Quốc hội (QH) Võ
Văn Thưởng, Thường
trực Ban bí thư, cùng Đoàn
đại biểu QH TP Đà Nẵng đã
có các cuộc tiếp xúc cử tri ở
địa phương này.
Tại buổi tiếp xúc sáng, cử
tri Nguyễn Trí Tổng (quận
Hải Châu) đặt vấn đề về
phòng chống tham nhũng
(PCTN), tiêu cực. Cử tri Tổng
nói: Càng chống, càng ngăn
chặn thì tham nhũng càng
diễn biến tinh vi, phức tạp.
Luật PCTN hiện không đủ
chế tài mạnh, sức răn đe kém.
“Dịch COVID-19 còn có F0,
F1 chứ tham nhũng, tiêu cực
toàn những người có chức có
quyền, thử hỏi “vaccine” ở
đâu cho xuể” - ông nói.
Trao đổi với cử tri, ông Võ
VănThưởng khẳng định quyết
tâm chính trị của Đảng trong
PCTN, tiêu cực luôn ở mức
độ cao, không có vùng cấm,
không có ngoại lệ, không
ngừng nghỉ và trên tất cả lĩnh
vực, kể cả trong lập pháp.
Ông Thưởng cho hay QH
cũng đã nhấn mạnh việc
không được để xảy ra tình
trạng tham nhũng chính sách.
Không để các bộ, ngành,
cơ quan trong quá trình xây
dựng luật, chính sách cài cắm
có khuyết điểm, sai lầm, uy
tín giảm sút thì trước hết là
khuyến khích từ chức. Nhưng
đồng thời phải tạo ra áp lực
chính trị cho tổ chức Đảng
và cơ quan để cán bộ phải
từ chức, không chờ đến hết
nhiệm kỳ” - ông Thưởng nói.
Theo Thường trực Ban bí
thư, có người đề xuất tăng
lương để cán bộ không tham
nhũng nhưng thật ra không
phải vậy. “Trong thực tế chúng
ta giải quyết cán bộ và xử lý
những vụ án liên quan đến
tham nhũng thì những cán bộ
tham nhũng không phải do
hội lớn của Đông Nam Á.
Theo ôngThưởng, ĐàNẵng
cần phát huy vai trò của trung
tâm khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo, du lịch, thương mại, tài
chính. Để thực hiện mục tiêu
này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn
của Đà Nẵng, của cả hệ thống
chính trị với sự góp sức của
trung ương. Một số nội dung
Nghị quyết 43 đưa ra cũng
đã khởi động và từng bước
đi vào cuộc sống.
Ông Thưởng nhấn mạnh
Đà Nẵng phải làm sao để có
được những nhà đầu tư thực
thụ, thực chất và đúng tầm.
Bởi nếu không có nhà đầu
tư lớn, thực chất thì các dự
án không sớm đi vào hoạt
động được.
“Thu hút đầu tư đòi hỏi
sự sẵn sàng chủ động của
TP rất lớn. Trung ương có
hỗ trợ nguồn vốn cho hạ
tầng cảng biển cũng chỉ
mang tính chất xúc tác, còn
cái chính vẫn phải là sự nỗ
lực của TP Đà Nẵng” - ông
Thưởng lưu ý.•
Ông Võ Văn Thưởng: Chống
tham nhũng từ khi làm chính sách
lợi ích của tập thể, cơ quan
mình vào đó.
“Những quy định của Đảng
sau Đại hội XIII cũng theo
hướng đổi mới, chặt chẽ,
rõ ràng, tính khả thi và tính
phòng ngừa cao. Chúng ta
hướng tới việc nếu cán bộ nào
nghèo khó. Thậm chí, những
cán bộ đó có điều kiện sống
tốt hơn người khác nhưng
mà vẫn tham nhũng” - ông
Thưởng cho hay.
Về phát triển Đà Nẵng,
tại cuộc tiếp xúc với cử tri
chiều cùng ngày, ông Võ
Văn Thưởng cho hay tại Nghị
quyết 43, Bộ Chính trị đặt ra
những yêu cầu rất cao đối với
Đà Nẵng đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045.
Cụ thể, Đà Nẵng không chỉ
là một trung tâm kinh tế - xã
hội lớn của Việt Nammà còn
phải là trung tâm kinh tế - xã
Đà Nẵng cần nỗ lực
rất lớn để phát huy
vai trò của trung
tâm khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo,
du lịch, thương mại,
tài chính...
Thường trực Ban bí thư thông tin công tác củaĐảng về phòng chống thamnhũng, tiêu cực luônởmức độ cao,
không ngừng nghỉ, không có vùng cấm...
Chủ tịchPhanVănMãi giải quyết 1vụ
khiếunại hàng chục nămvề nhà, đất
ÔngNguyễnHòa Bình yêu cầuKhánhHòa
sớmthựchiệncácvụviệc trungươnggiao
Sáng 23-11, ông Nguyễn Hòa Bình,
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Đảng, Chánh án TAND Tối cao, Ủy viên
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống
tham nhũng (PCTN), tiêu cực, cùng đoàn
công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Khánh Hòa.
Cuộc làm việc nhằm định hướng phát
triển tỉnh Khánh Hòa, quy hoạch Khu kinh
tế Vân Phong, TP Nha Trang, đồng thời
xử lý dứt điểm các tồn tại về tham nhũng,
tiêu cực do Thanh tra Chính phủ và Ủy ban
Kiểm tra Trung ương kết luận.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hòa
Bình đánh giá cao tỉnh Khánh Hòa đã chỉ
đạo thực hiện quyết liệt, kịp thời chuyển
hướng thích ứng linh hoạt và an toàn trong
công tác phòng chống dịch bệnh. Ủy ban
Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa đã tăng
cường kiểm tra, giám sát dự án treo, dự án
chậm tiến độ, tài sản công…
Ông Nguyễn Hòa Bình đề nghị tỉnh
Khánh Hòa sớm chỉ đạo điều tra các vụ
việc theo yêu cầu của trung ương, không
để chìm xuồng; không để tình trạng chần
chừ trong điều tra, xử lý và giải quyết tồn
tại mà trung ương giao.
Tỉnh Khánh Hòa cũng cần khẩn trương
khắc phục các hạn chế như hiệu quả kiểm
tra của cơ quan nội chính; vụ việc xử lý kéo
dài, chưa xét xử các vụ việc do Ban chỉ đạo
Trung ương yêu cầu; khắc phục các sai phạm
theo thông báo của trung ương còn thấp;
công tác định giá, giám định kéo dài…
Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực
yêu cầu tỉnh Khánh Hòa khẩn trương xử lý sai
phạm, tồn tại do Thanh tra Chính phủ, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương và Bộ Công an đã chỉ
ra trước đây. Công tác xử lý các vụ việc thật
nghiêm minh, không có vùng cấm. Trong
quá trình thanh tra phát hiện sai phạm thì
chuyển cho cơ quan điều tra…
Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải
Ninh tiếp thu ý kiến của đoàn công tác và
khẳng định tỉnh sẽ nhanh chóng kết thúc
các vụ án mà trung ương chỉ đạo.
“Khánh Hòa rất mong trung ương hỗ
trợ, tạo điều kiện cho tỉnh này tháo gỡ khó
khăn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và
công tác PCTN, tiêu cực” - bí thư Tỉnh ủy
Khánh Hòa nói thêm.
CÔNG NGUYÊN
Cử tri mong sớm giải quyết
các tồn đọng ở Đà Nẵng
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Lê Đình Thi (quận Thanh Khê)
nêu vấn đề hiện Đà Nẵng vẫn còn ngổn ngang các dự
án, công trình đang gặp vướng mắc liên quan đến đất
đai theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Do đó,
đề nghị trung ương và TP sớm giải quyết các vấn đề tồn
đọng như sân vận động Chi Lăng, khu đô thị Đa Phước…
Ghi nhận ý kiến của cử tri, ông Thưởng cho rằng các
vấn đề nêu ra rất thẳng thắn, chân thành, xác đáng, thể
hiện trách nhiệm cao đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, đối với chế độ, đối với sự phát triển củaTPĐà Nẵng.
Ông cho rằng trong quá trình phát triển Đà Nẵng thời
gian qua, thành tích đạt được là rất lớn nhưng cũng có
những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm và để khắc phục,
tháo gỡ, đòi hỏi TP phải kiên trì, tích cực phối hợp với các
cơ quan trung ương để tìm cách giải quyết.
“Giải quyết các vấn đề tồn đọng phải căn cứ vào lịch sử
của quá trình sử dụng đất, kinh nghiệm thực tế và nằm
trong mối quan hệ với các địa phương có vấn đề tương
tự để giải quyết” - ông Thưởng cho hay.
Sáng 23-11, Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn Mãi đã có buổi tiếp
công dân định kỳ.
Tại buổi tiếp, ông Lê Phước Lộc
kiến nghị Nhà nước xác định không
quản lý căn nhà 82 Lý Tự Trọng,
phường Bến Thành, quận 1 (đường Gia
Long, phường 11 cũ) theo Nghị quyết
755/2005/NQ- UBTVQH11 ngày
2-4-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội
Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho
rằng căn nhà 82 Lý Tự Trọng do ông
Lê Phước Lộc (người đang trực tiếp sử
dụng nhà và thuộc đối tượng người thừa
kế hợp pháp của chủ sở hữu nhà, đất tại
thời điểm Nhà nước có văn bản quản
lý) có đơn đề nghị xác định Nhà nước
không tiếp tục quản lý căn nhà nêu trên
là có cơ sở để xem xét, giải quyết.
Sở Xây dựng đề xuất UBND
TP.HCM chấp thuận ban hành quyết
định về việc không thực hiện quản lý
đối với căn nhà 82 Lý Tự Trọng theo
quy định. Đồng thời, giao UBND quận
1 xem xét, giải quyết cho người đang
trực tiếp sử dụng nhà được thực hiện
các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Tại buổi tiếp công dân, Chủ tịch
UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho
biết: Qua nghiên cứu hồ sơ thấy rõ về
nguồn gốc, lịch sử và quá trình quản lý
sử dụng căn nhà 82 Lý Tự Trọng rất rõ
ràng, có ý kiến thống nhất của các cơ
quan phường, quận và TP.
Căn cứ theo quy định của pháp
luật, lịch sử và thực trạng, ông Phan
Văn Mãi thống nhất đề nghị của các
cơ quan chức năng. Ông Mãi yêu cầu
Văn phòng UBND TP.HCM phối hợp
với các cơ quan liên quan tham mưu
UBND TP ra quyết định không quản lý
nhà 82 Lý Tự Trọng, để gia đình và các
cơ quan tiến hành các thủ tục khác.
Người đứng đầu chính quyền
TP.HCM yêu cầu khi có quyết định,
các cơ quan liên quan tiến hành các
thủ tục theo quy định của pháp luật để
hỗ trợ cho gia đình ông Lê Phước Lộc
càng sớm càng tốt.
TÁ LÂM
ĐBQH, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc với cử tri ĐàNẵng ngày 23-11.
Ảnh: TẤNVIỆT