271-2021 - page 9

9
CHÂUANH
U
BND TP Cần Thơ vừa
thông tin về thời gian
thực hiện một số dự án
trên địa bàn quận Ninh Kiều
được cử tri quan tâm. Các dự
án gồm: Khu tái định cư An
Bình giai đoạn 2, kè hai bên
rạch Đầu Sấu, mở rộng đường
CáchMạngThángTám, di dời
các chợ Tân An, An Lạc và
xây dựng cầu vượt tại các nút
giao thuộc quận Ninh Kiều.
Tiền giải phóng mặt
bằng vượt khả năng
Theo UBND TP Cần Thơ,
về dự án mở rộng đường Cách
Mạng Tháng Tám (quốc lộ 91,
đoạn Km00 - Km07), Đoàn
đại biểu Quốc hội và UBND
TP đã nhiều lần có văn bản
kiến nghị trung ương đầu tư
mở rộng. Tuy nhiên, trong
giai đoạn 2016-2020, trung
ương chưa thể cân đối để bố
trí vốn cải tạo, nâng cấp tuyến
đường này.
Theo khảo sát, kinh phí thực
hiện nâng cấp, mở rộng 7 km
này là hơn 5.200 tỉ đồng. Chi
phí đầu tư xây dựng sẽ do
Bộ GTVT thực hiện, còn chi
phí giải phóng mặt bằng gần
4.100 tỉ đồng sẽ do TP Cần
Cần Thơ: Sắpdi dời 2 chợ TânAn,
An Lạc
Ngoài việc di dời hai chợ Tân An, An Lạc, nhiều dự án được cử tri quan tâm cũng sẽ được triển khai sớm
trong thời gian tới.
Chợ An Lạc
(ảnh)
và chợ TânAn sẽ được di dời trong thời gian sớmnhất. Ảnh: CHÂUANH
Xây cầu vượt tại năm nút giao
thuộc quận Ninh Kiều
Dự án kè hai bên rạch Đầu Sấu (thuộc gói thầu cải tạo rạch
Bà Bộ, rạch Hàng Bàng, rạch Đầu Sấu và nhánh Hàng Bàng) do
Ban quản lý dự án ODA làmchủ đầu tư. Hiện nay, ban này đang
cập nhật lại dự toán để trình cấp có thẩmquyền phê duyệt. Dự
kiến trong quý I- 2022 sẽ triển khai thực hiện.
Đối với dự án xây dựng các cầu vượt tại năm nút giao trọng
điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều, UBND TP cho biết đã giao
Sở GTVT TP khẩn trương hoàn thành lập đề xuất chủ trương
đầu tư xây dựng.
Sở Công Thương đã
có báo cáo cụ thể tiến
độ thực hiện, như
kết quả khảo sát số
lượng tiểu thương,
mặt hàng buôn bán
tại hai chợ này.
339 hộ dân khu vực sân bay
Long Thành đã nhận đất
tái định cư
Ngày 23-11, UBND huyện Long Thành
(Đồng Nai) cho biết hiện nay Hội đồng xét
tái định cư (TĐC) dự án sân bay Long Thành
đã xét duyệt đủ điều kiện bố trí TĐC cho
1.415 hộ dân. Trong số này đã có gần 1.000
hộ dân được cấp quyết định phê duyệt TĐC.
Trong số các hộ dân đã được cấp quyết
định phê duyệt TĐC, hiện nay đã có 816 hộ
dân được tổ chức bốc thăm vị trí đất tại khu
TĐC Lộc An - Bình Sơn.
Sau khi bốc thăm vị trí đất, 471 hộ dân
nhận quyết định giao đất TĐC, trong đó có
339 hộ dân đã được bàn giao đất trên thực
địa.
Hiện nay còn 166 hộ dân đã được cấp
quyết định phê duyệt TĐC nhưng chưa bốc
thăm vị trí đất. Nguyên nhân là do thời gian
qua tỉnh thực hiện các biện pháp giãn cách xã
hội để phòng chống dịch COVID-19.
Đối với các hộ dân còn lại, Trung tâm Phát
triển quỹ đất huyện Long Thành đang rà soát
các điều kiện pháp lý, hoàn chỉnh hồ sơ để
tiếp tục chuyển UBND xã tổ chức xét TĐC.
Theo huyện Long Thành, việc xét TĐC
dự án sân bay Long Thành dự kiến sẽ hoàn
thành trong năm 2021.
VŨ HỘI
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản kiến
nghị tạm thời hoãn thực hiện dự án Phát triển
giao thông xanh TP.HCM, trong đó có dự án
xe buýt nhanh.
Theo đó, qua các nội dung rà soát về dự
án, Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM
tạm thời hoãn thực hiện dự án Phát triển giao
thông xanh cho đến khi đảm bảo các điều
kiện; đảm bảo thực hiện đồng bộ với các dự
án khác để hình thành một hệ thống vận tải
công cộng khối lượng lớn.
Sở cũng kiến nghị tạm dừng bước thẩm
định thiết kế kỹ thuật do sau này khi triển
khai thực hiện sẽ phải tiếp tục điều chỉnh về
định mức, đơn giá, quy định khác... cho phù
hợp tình hình thực tế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, tính
khả thi của dự án bao gồm tổ chức làn đường
dành riêng; tốc độ khai thác của xe buýt; khả
năng kết nối với các đầu mối bến bãi và các
hình thức giao thông công cộng khác... Trong
đó có một số nội dung chưa được đánh giá
cụ thể trong giai đoạn hiện nay.
Thứ nhất, từ năm 2020 đến nay, dịch
COVID-19 đã tác động đến tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội của TP, vận tải hành
khách công cộng không đạt được như kỳ
vọng do phải ngừng phục vụ trong thời kỳ
dịch bệnh bùng phát.
Điều này dẫn đến số lượng tuyến xe buýt
giảm, sản lượng hành khách giảm; các giải
pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và
phát triển giao thông công cộng song song
với kiểm soát xe cá nhân chậm triển khai...
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án khi
đưa vào hoạt động, khai thác.
Thứ hai, dự kiến sản lượng hành khách
năm 2022 khi dự án được đưa vào sử dụng là
28.086 hành khách/ngày có nhiều khả năng
sẽ không đảm bảo như tính toán do một số
nguyên nhân.
Đơn cử như tuyến metro số 1 (Bến Thành -
Suối Tiên) chưa được hoàn thành, đưa vào sử
dụng ảnh hưởng đến việc dự kiến sản lượng
trung chuyển hành khách từ nhà ga Rạch
Chiếc về Bến xe Chợ Lớn, An Lạc.
Tại thời điểm này, việc thiết kế tuyến chưa
kết nối được hai đầu mối vận tải hành khách
quan trọng của TP là Bến xe Miền Đông mới
và Bến xe Miền Tây mới (chưa được triển
khai).
Thứ ba, đồng thời việc triển khai tuyến
BRT phải hoàn thành các dự án như tuyến
metro số 1, nút giao An Phú, mở rộng quốc
lộ 1 (đoạn từ nút giao An Lạc đến giáp ranh
tỉnh Long An) và khu đô thị mới Thủ Thiêm
được lấp đầy dân số mới đảm bảo được hiệu
quả. Tuy nhiên, các dự án có liên quan vẫn
chưa được đảm bảo đồng bộ.
Thứ tư, trong thời gian qua, tuyến xe buýt
nhanh tại TP Hà Nội được đưa vào khai thác
sử dụng vẫn chưa đạt được các mục tiêu ban
đầu đề ra. Nguyên nhân do hạn chế kết nối
đến các bến xe lớn, chưa có tuyến xe buýt
gom và tuyến xe buýt kết nối, ý thức của
người dân chưa cao. Sản lượng hành khách
chỉ đạt được 13.302 hành khách/ngày sau sáu
tháng đưa vào hoạt động.
“Do vậy, cần xem xét lại dự án trong bối
cảnh thực tế hiện nay. Tuyến xe buýt nhanh
của Hà Nội chưa thành công, Đà Nẵng dừng
đầu tư hệ thống xe buýt nhanh BRT và tập
trung phát triển hệ thống xe buýt chất lượng
cao” - văn bản của Sở GTVT TP nêu.
PHAN CƯỜNG
Thơ thực hiện từ nguồn ngân
sách địa phương.
“Qua xem xét, chi phí giải
phóngmặt bằng vượt khả năng
cân đối ngân sách địa phương
trong giai đoạn 2021-2025. Do
đó, UBND TP đã chỉ đạo Sở
GTVTphối hợpvới các cơquan
liên quan tiếp tục nghiên cứu
để tham mưu đề xuất UBND
TP phương án khả thi để thực
hiện” - văn bản thể hiện.
Để khắc phục tình trạng
ngập, nghẹt trên đoạn đường
này, UBND TP đã trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét phê
duyệt điều chỉnh chủ trương
đầu tư của dự án phát triển
TP Cần Thơ và tăng cường
khả năng thích ứng của đô thị.
Cụ thể là bổ sung hạng mục
nâng cấp, cải tạo mặt đường
khoảng 3 km (đoạn từ vòng
xoay Hùng Vương đến hẻm
91). Khi được Thủ tướng phê
duyệt, UBND TP sẽ chỉ đạo
Ban quản lý dự án ODAkhẩn
trương thực hiện các bước tiếp
theo để triển khai thực hiện.
Tronglúcchờtrungươngchấp
thuận chủ trương, UBND TP
Cần Thơ đã chỉ đạo Sở GTVT
TPcân đối, bố trí từ nguồn vốn
sự nghiệp giao thông bảo trì
đường bộ để duy tu, sửa chữa
mặt đường và nâng cấp, cải tạo
lại hệ thống thoát nước, đảm
bảo an toàn cho người dân
tham gia giao thông.
Đẩy nhanh việc di dời
hai chợ
Theo UBND TP Cần Thơ,
đối với dự án khu tái định cư
An Bình giai đoạn 2 có quymô
khoảng 24 ha, TPđang xemxét
thực hiệnhoặc kêugọi đầu tưđể
làm. Trong thời gian chưa thực
hiện, UBND TP giao UBND
quận Ninh Kiều rà soát, quản
lý quy hoạch, xây dựng theo
đúng quy định.
Riêng đối với việc di dời hai
chợTânAn vàAn Lạc, UBND
TP cho hay đã thống nhất chủ
trươngvàgiaoSởCôngThương
TP khẩn trương thực hiện các
giải pháp di dời chợ phù hợp,
kịp thời, tránh gây ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của
các tiểu thương.
Theo văn bản trả lời cử tri,
đến nay SởCôngThương cũng
đã có báo cáo cụ thể tiến độ
thực hiện, như kết quả khảo
sát số lượng tiểu thương, mặt
hàng buôn bán tại hai chợ này.
Đồng thời sở đã xây dựng kế
hoạch, phương án di dời, lựa
chọn nhà đầu tư xây dựng các
chợ phù hợp quy định và đảm
bảo hoạt động kinh doanh của
các tiểu thương, đời sống của
người dân tại vị trí dự kiến xây
dựng các chợ. Thời gian tới, TP
Cần Thơ sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở
Công Thương và UBND quận
Ninh Kiều đẩy nhanh tiến độ
thực hiện di dời hai chợ này.•
4 lýdokiếnnghị tạmhoãnlàmtuyếnxebuýtnhanhởTP.HCM
Hiệu quả xe buýt nhanh ởHàNội không đạt được
nhưmong đợi. Ảnh: PHI HÙNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook