271-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 24-11-2021
Tiêu điểm
ĐỨCMINH
N
gày 23-11, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (QH) đã thông qua
nghị quyết giải thích khoản 1
Điều 289 BLHS năm 2015. Nghị
quyết có hiệu lực thi hành từ ngày
14-1-2022.
Thế nào là hành vi xâm
nhập trái phép, lấy cắp
dữ liệu?
Theo đó, Ủy ban Thường vụ QH
quyết nghị: Hành vi cố ý vượt qua
cảnh báo, mã truy cập, tường lửa,
sử dụng quyền quản trị của người
khác hoặc bằng phương thức khác
xâm nhập trái phép mạng máy tính,
mạng viễn thông hoặc phương tiện
điện tử của người khác lấy cắp dữ
liệu quy định tại khoản 1 Điều 289
BLHS năm 2015 được hiểu là bao
gồm cả hành vi cố ý vượt qua cảnh
báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng
quyền quản trị của người khác hoặc
bằng phương thức khác xâm nhập
trái phép vào mạng máy tính, mạng
viễn thông hoặc phương tiện điện tử
của người khác chiếm đoạt dữ liệu
có chứa bí mật kinh doanh, kể cả
nghe, đọc, ghi chép, chụp ảnh, ghi
âm, ghi hình dữ liệu có chứa bí mật
kinh doanh.
Trước đó, ngày 7-10-2021, Chính
phủ đã có tờ trình về dự thảo Nghị
quyết giải thíchmột sốđiềucủaBLHS
năm 2015. Tờ trình của Chính phủ
thể hiện ngày 12-11-2018, QH đã
ban hànhNghị quyết 72/2018/QH14
Ngày 23-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho
ý kiến về báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của
QH.
Báo cáo tại phiên họp, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn
phòng QH Bùi Văn Cường cho hay so với kỳ giám sát
trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) trong năm 2021 đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, nhất là trong bối cảnh có nhiều khó khăn do tác
động bởi dịch COVID-19.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ban
hành văn bản QPPL trong kỳ giám sát năm 2021 còn
một số tồn tại, hạn chế như nợ đọng văn bản của giai
đoạn trước còn kéo dài; vẫn phát hiện một số văn bản có
dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất,
bao gồm cả về thẩm quyền ban hành và nội dung văn
bản. Cạnh đó, một số nội dung trong quá trình triển khai
thi hành phát sinh bất cập, tồn tại nhiều cách hiểu khác
nhau…
Phát biểu sau đó, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn
mạnh việc giám sát văn bản QPPL là chức năng thường
xuyên của các cơ quan QH. Do vậy, ông đề nghị các cơ
quan của QH rà soát quy chế, cụ thể hóa trách nhiệm,
phân công cán bộ để tăng cường trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ này.
Đáng chú ý, người đứng đầu QH đề nghị đưa kết quả
giám sát vào kiến nghị đối với Chính phủ trong việc chỉ
đạo tổ chức kiểm điểm và khắc phục các vấn đề về xây
dựng văn bản pháp luật.
“Có những văn bản chậm hơn hai năm là đúng đấy,
không sai tí nào đâu” - ông Huệ nói và đặt vấn đề: “Luật
có rồi, anh để hàng năm không ban hành quy định chi tiết
thì trách nhiệm thế nào? Chẳng lẽ không chịu trách nhiệm
gì chỗ này?”.
Ông Huệ cũng đề nghị các cơ quan của QH không nể
nang, tinh thần là Chính phủ công khai và QH cũng công
khai kết quả giám sát cho các đại biểu QH và các cơ quan
chức năng.
“Mình nói chung thế chẳng có tác dụng gì. Đã làm thì
làm đến nơi đến chốn, làm cho đàng hoàng” - Chủ tịch
QH nhấn mạnh và yêu cầu tiếp tục hoàn thiện báo cáo,
gửi văn bản tới các đối tượng được giám sát rồi phát hành
công khai.
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH cũng cho ý kiến về
công tác dân nguyện tháng 9, tháng 10 của QH.
Đ.MINH
Đề nghị kiểmđiểm, khắc phục các vấnđề về xâydựngvănbảnpháp luật
Quy định của Hiệp định CPTPP và BLHS 2015
Theo khoản 2 Điều 18.78 Hiệp định CPTPP, các quốc gia thành viên phải
xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối với một hoặc các hành vi: (i) Tiếp
cận một cách cố ý và trái phép tới bí mật kinh doanh được lưu giữ trong
một hệ thống máy tính; (ii) chiếm đoạt một cách cố ý và trái phép bí mật
kinh doanh, kể cả thông qua một hệ thống máy tính; (iii) bộc lộ một cách
gian lận hoặc thay vào đó, bộc lộ một cách cố ý và trái phép bí mật kinh
doanh, kể cả thông qua một hệ thống máy tính.
Như vậy, Hiệp định CPTPP yêu cầu các quốc gia thành viên phải xử lý
hình sự và áp dụng hình phạt đối với ít nhất một trong ba hành vi nêu trên.
Còn theo khoản 1 Điều 289 BLHS 2015 thì nếu có hành vi cố ý vượt qua
cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác
hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính,
mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền
điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử;
lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch
vụ…thì có dấu hiệu của tội xâmnhập trái phép vàomạngmáy tính, mạng
viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
Bảo đảm quyền lợi chính
đáng của người phạm tội
Tờ trình của Chính phủ nêu: Việc
ban hành nghị quyết giải thích một
sốđiều của BLHSnăm2015nhằmbảo
đảmthực hiện có hiệu quả và đúng lộ
trình các cam kết của Chính phủ Việt
Nam trong Hiệp định CPTPP.
Đồng thời bảo đảm sự phù hợp,
thống nhất trong hệ thốngpháp luật;
bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch để áp
dụng thống nhất các quy định của
BLHS trong xử lý hành vi phạm tội,
cũng như bảo đảm các quyền và lợi
ích hợp pháp của người phạm tội…
Nếu chiếm đoạt dữ liệu
có chứa bí mật kinh
doanh thì phải chứng
minh được mục đích
phạm tội mới xử lý hình
sự, còn chiếm đoạt dữ
liệu khác thì không cần
chứng minh mục đích
phạm tội.
ThườngvụQuốc
hội ranghị quyết
giải thích1điều
củaBộ luậtHìnhsự
Việc ban hành nghị quyết nhằmđúng lộ trình camkết
của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP, bảo đảmáp dụng
thống nhất các quy định của BLHS trong xử lý hành vi
phạm tội…
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ phát biểu kết luận phiên họp thứ 5 củaỦy ban Thường vụ
Quốc hội. Ảnh: QH
về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyênThái Bình
Dương cùng các vănkiện có liênquan
(Hiệp định CPTPP). Hiệp định này
chính thức có hiệu lực đối với Việt
Nam kể từ ngày 14-1-2019.
Chính phủ cho biết đối với yêu cầu
hình sự hóa hành vi vi phạm bí mật
kinh doanh theo yêu cầu tại khoản 2
Điều18.78HiệpđịnhCPTPPvẫn còn
có quan điểmkhác nhau giữa các bộ,
ngành về cách hiểu và vận dụng quy
định tại một số điều của BLHS khi
xử lý trách nhiệm hình sự.
Tại tờ trìnhnày, Chínhphủ lựa chọn
hành vi “lấy cắp dữ liệu” quy định tại
khoản 1 Điều 289 và hành vi “chiếm
đoạt trái phép tài liệu của cơ quan,
tổ chức” quy định tại khoản 1 Điều
342 BLHS năm 2015 để giải thích.
Đồng thời, để thu hẹp phạm vi
xử lý hành vi vi phạm bí mật kinh
doanhmà vẫn đáp ứng được yêu cầu
của Hiệp định CPTPP, khi giải thích
khoản 1 Điều 289 và khoản 1 Điều
342, Chính phủ giải thích cùng với
mục đích của người thực hiện hành
vi vi phạm bí mật kinh doanh. Đó là
“nhằm đạt được lợi thế thương mại,
thu lợi bất chính hoặc gây tổn hại cho
chủ sở hữu”.
Sau phiên họp thẩm tra củaỦy ban
Tư pháp, ngày 19-11-2021, Chính
phủ tiếp tục có tờ trình bổ sung, chỉ
đề nghị giải thích khoản 1 Điều 289
BLHS theo hướng bao gồm cả hành
vi chiếm đoạt dữ liệu có chứa bí mật
kinh doanh, kể cả nghe, đọc, ghi chép,
chụp ảnh, ghi âm, ghi hình dữ liệu có
chứa bí mật kinh doanh.
Không bổ sung “mục đích”
vào nội dung giải thích
Nêu quan điểm tại báo cáo thẩm
tra, Ủy ban Tư pháp thống nhất lựa
chọn khoản 1 Điều 289 để giải thích,
nhằmđáp ứng yêu cầu củaHiệp định
CPTTP.
Cũng theo cơ quan thẩm tra, khoản
3 Điều 18.78 hiệp định khuyến nghị
các quốc gia thành viên: “Đối với
một trong ba hành vi nêu trên có thể
áp dụng ở một hoặc các trường hợp,
gồm: (a)Nhữnghànhvi đónhằmmục
đích đạt được lợi thế thươngmại hoặc
thu lợi tài chính; (b) những hành vi đó
liên quan tới các sản phẩm hoặc dịch
vụ trong thương mại quốc gia hoặc
quốc tế; (c) những hành vi đó nhằm
mục đích gây tổn hại tới chủ sở hữu
của những bí mật thương mại đó; (d)
nhữnghànhvi đóbị chi phối bởi, hoặc
lợi nhuận của, hoặc có liên quan tới
một tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc
(e) những hành vi đó gây thiệt hại
cho lợi ích kinh tế, quan hệ quốc tế
hoặc an ninh quốc gia, quốc phòng
của một bên”.
“Đây là khuyến nghị của hiệp định
mà khôngphải là yêu cầubắt buộc đối
với các quốc gia thành viên” - Ủy ban
Tư pháp nhận định và nhất trí không
bổ sung “mục đích” vào nội dung giải
thích. Cơ quan thẩm tra cho rằng điều
này không phù hợp với quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 158 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật
về “Việc giải thích luật phải bảo đảm
nguyên tắc không được sửa đổi, bổ
sung hoặc đặt ra quy định mới”.
“Nếu bổ sungmục đích phạmtội sẽ
thu hẹp phạmvi xử lý hình sự, không
phù hợp với cấu thành cơ bản của tội
xâm nhập trái phép vào mạng máy
tính, mạng viễn thông hoặc phương
tiện điện tử của người khác” - báo cáo
thẩm tra nêu.
Hơn nữa, việc này còn tạo ra sự
không thống nhất, không bình đẳng
trong chính sách hình sự đối với các
hành vi trong cùngmột điều luật, gây
khó khăn trong quá trình áp dụng.
“Nếu chiếmđoạt dữ liệu có chứa bí
mật kinhdoanhphải chứngminhđược
mục đích phạm tội mới xử lý hình sự,
còn chiếmđoạt dữ liệukhác thì không
cần chứngminhmục đích phạmtội” -
cơ quan thẩm tra dẫn chứng.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook