8
Đô thị -
Thứ Tư24-11-2021
ĐÀOTRANG-KIÊNCƯỜNG
U
BNDTP.HCM xác định
đường vành đai 2, vành
đai 3, dự án Trần Quốc
Hoàn - Cộng Hòa và xây dựng
nhà ga T3 sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất là những công
trình trọng điểm. Theo đó,
trong giai đoạn 2021-2025 Sở
GTVT và các sở, ban, ngành
cần tập trung mọi nguồn lực
để đưa bốn dự án này hoàn
thành trước năm 2025.
Cần ưu tiên
mọi nguồn lực
Mới đây, Chủ tịch UBND
TP.HCMPhanVănMãi đã chỉ
đạo Sở GTVTTP chủ động rà
soát, xác định các nhiệm vụ,
chiến lược giao thông vận tải
trọng tâm, trọng điểm để tập
trung thực hiện hoàn thành.
Sở cần tăng cường thực hiện
các nhóm giải pháp phi công
trình, kết hợp đẩy mạnh giải
ngân vốn đầu tư công, nghiên
cứu ứng dụng hiệu quả giải
pháp giao thông thông minh.
Đặc biệt, Sở GTVT cần đề
xuất danh mục kêu gọi đầu
tư các dự án công trình trọng
điểm cấp bách. Sở GTVT cần
phối hợp với Sở KH&ĐT có
phương án đủ vốn ngân sách
cho công tác chuẩn bị đầu tư,
để vừa sử dụng hiệu quả vốn
đầu tư công vừa thu hút được
các nguồn vốn khác tham gia
thực hiện dự án.
Trong giai đoạn 2021-2025,
TP sẽ ưu tiên mọi nguồn lực
để khép kín đường vành đai
2 và hoàn thành thủ tục đầu
tư và khởi động thực hiện đầu
tư đường vành đai 3. TP cũng
Đường nối TrầnQuốc Hoàn - CộngHòa sẽ triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Ảnh: NGUYỆTNHI
Có thể khai thác quỹ đất lấy vốn đầu tư
ngược lại
Theo tôi, chuyện chậmtiếnđộ tại các dự án, trongđó cóđường
vành đai 2, vành đai 3 đã nói nhiều lần. Vì vậy, tôi nghĩ cần có cơ
chế riêng để thu hút đầu tư cho các tuyến đường vành đai này,
như huy động nguồn lực xã hội, quỹ đất để phát triển đô thị dọc
trục vành đai còn rất nhiều. Thu hút đầu tư thì phải nghĩ làm
sao có tiền để đầu tư, chúng ta có thể khai thác quỹ đất dọc hai
bên đường rồi lấy quỹ đất đầu tư ngược lại cho đường vành đai.
Ngoài ra, TP.HCM cần cómục tiêu, chiến lược mạnh để các dự
án trọng điểmđúng tiến độ. Việc này cần sự quyết tâm của lãnh
đạo TP, cần tập trung, phân bổ nguồn vốn như thế nào cho hợp
lý, không nên đầu tư dàn trải mà phải có sự tập trung.
TS
VÕ KIM CƯƠNG
,
nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM
Theo đại diện Sở
GTVT TP.HCM,
mặc dù nguồn ngân
sách còn khó khăn,
song đây là những
công trình cần ưu
tiên hàng đầu của
TP nên quyết tâm
phải làm sớm.
TP.HCM: 4dự án trọng
điểmphải vềđích sớm
Bốn dự án trọng điểmgồmđường vành đai 2, vành đai 3,
TrầnQuốc Hoàn - Cộng Hòa và nhà ga T3 (Tân SơnNhất) phải
hoàn thành trước năm2025.
tập trung thực hiện dự án xây
dựng đường nối Trần Quốc
Hoàn - Cộng Hòa, đồng bộ
với dự án nhà ga T3 sân bay
Tân Sơn Nhất. Đây là bốn
dự án cần hoàn thành trước
năm 2025.
UBND TP giao Sở GTVT
thường xuyên rà soát tình hình
thực hiện các dự án đầu tư hạ
tầng giao thông đang triển khai.
Sở chủ động phối hợp với các
cơ quan liên quan giải quyết
các vướng mắc phát sinh, đảm
bảo tiến độ hoàn thành trước
năm 2025...
Được biết đến thời điểm
này, UBND TP.HCM đã có
văn bản đề nghị ba tỉnh Bình
Dương, Long An, Đồng Nai
có ý kiến, triển khai cụ thể để
sớm khép kín đường vành đai
3. Đồng thời, UBNDTP cũng
đã có kiến nghị trung ương hỗ
trợ nguồn vốn giải phóng mặt
bằng cho dự án này.
Quyết tâm để sớm
khởi công
Đại diệnSởGTVTTP.HCM
cho biết về đường vành đai 2,
hiện Sở KH&ĐT đang lấy ý
kiến các sở, ngành để chuẩn
bị đầu tư cho đoạn 1, đoạn 3
và đoạn 4. Dự kiến công trình
này thông qua chủ trương đầu
tư vào đầu năm 2022 và khởi
công vào năm 2023.
Dự án đường nối Trần Quốc
Hoàn - Cộng Hòa, Sở GTVT
đang trình UBNDTPđể duyệt
quyhoạch. Songhànhvới tuyến
đường nới này là nhà ga T3
cũng cần thực hiện trong giai
đoạn này để đảm bảo đồng bộ.
Theo vị đại diện này, mặc
dù nguồn ngân sách còn khó
khăn, song đây là những công
trình cần ưu tiên hàng đầu của
TP nên quyết tâm phải làm.
Cụ thể, đường vành đai 2 là
tuyến đường vành đai đô thị,
khi hoàn thành sẽ hạn chế các
phương tiện di chuyển xuyên
tâmTP, tránh gây ùn tắc và tai
nạn giao thông và tăng năng
lực thông xe.
Đường vành đai 3 là tuyến
đường kết nối liên vùng đi qua
bốn tỉnh liền kề, giúp kết nối
giao thông, tạo điều kiện lưu
thông hàng hóa giữa Đông
Nam bộ và Tây Nam bộ.
Đặc biệt, đường vành đai
3 sẽ là điểm đầu của hàng
loạt tuyến đường cao tốc kết
nối với TP.HCM như cao tốc
TP.HCM - Trung Lương, cao
tốc TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây và cao tốc TP.HCM
- Mộc Bài…Hai tuyến đường
vành đai này sẽ góp phần phát
triển các khu đô thị mới, mở
rộng các khu công nghiệp,
logistics...
Cũng theođại diệnSởGTVT,
vấnđềgiải phóngmặt bằngcũng
là khó khăn mà các dự án đang
gặp phải. Vì vậy, UBND TP
đã có chỉ đạo, gắn trách nhiệm
với người đứng đầu ở mỗi địa
phương,xácđịnhnhiệmvụtrọng
tâmvà yêu cầu các địa phương
báo cáo kết quả thực hiện.
Theo Giám đốc Sở GTVT
TP.HCMTrầnQuangLâm,trong
văn bản vừa gửi UBND TP về
triển khai đề án phát triển kết
cấuhạ tầnggiao thôngTP.HCM
(giai đoạn2020-2030), sởđãbáo
cáo đẩy nhanh tiến độ đầu tư và
thi công dự án trọng điểm, cấp
bách, trongđó cóbốn công trình
trên. Sắp tới, sởsẽ tập trung tham
mưu UBND TP triển khai đầu
tư các dự án giao thông trọng
điểm này.•
TP.HCMbánđấugiáhơn
5.000cănhộvànềnđất
UBND TP.HCM vừa có báo cáo số liệu kiểm kê và
đánh giá tổng thể thực trạng, hiệu quả trong công tác
quản lý quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
Theo đó, nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư TP có
11.370 nhà, đất (trong đó có 9.173 căn hộ và 2.197
nền đất) chưa sử dụng tại 161 dự án. Với số nhà và
đất chưa sử dụng này, năm 2021, TP đã xác định chủ
trương theo ba hướng.
Thứ nhất, phân bổ cho quận, huyện để phục vụ tái
định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích là
3.426 căn hộ và nền đất. Thứ hai, bán đấu giá 5.063
căn hộ và nền đất.
Thứ ba, dự phòng 2.881 căn hộ và nền đất để phục
vụ di dời các trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng như
cháy nổ, sạt lở bờ sông, kênh rạch, di dời người dân
sống trong các chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm, có
nguy cơ sụp đổ, các dự án bồi thường, giải phóng mặt
bằng cần thiết theo quy định.
Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19,
TP đã có chủ trương sử dụng 5.402 căn hộ trong tổng
thể 9.173 căn hộ để thành lập các bệnh viện dã chiến
thu dung điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Ngoài ra, nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước TP có
7.921 căn nhà và 9.683 căn hộ do các Công ty TNHH
MTV Dịch vụ công ích quận, huyện và Công ty TNHH
MTV Quản lý kinh doanh nhà TP quản lý, giữ hộ.
Sở Xây dựng TP đang thực hiện công tác chuyển
giao quỹ nhà này cho Trung tâm Quản lý nhà và giám
định xây dựng tiếp nhận, quản lý vận hành.
Về nhà ở xã hội, TP đang có 721 căn hộ thuộc bảy
chung cư. Đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước,
TP đã giải quyết thuê, thuê mua 152/252 căn hộ.
TP.HCM cũng có 12.950 địa chỉ đất, nhà, công trình
và các tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan, tổ
chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng
thuộc đối tượng thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo Nghị
định 167/2017.
TP cũng có đất thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản
lý (đất trồng, đất dôi dư sau bồi thường giải tỏa của các
dự án) nhưng chưa kê khai, xác lập quản lý nhà nước
của 18/24 UBND quận, huyện là 2.380 nhà, đất.
KIÊN CƯỜNG
4 đoàn tàu metro số 1 sắp về tới
TP.HCM
Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR) cho biết đoàn tàu
8 và 9 xuất cảng từ Nhật Bản ngày 20-11 và dự kiến đến
cảng Khánh Hội, quận 4, TP.HCM vào ngày 28-11.
Sau đó, hai đoàn tàu trên tiếp tục đến depot Long Bình,
TPThủ Đức vào ngày 30-11.
Tiếp sau đó, đoàn tàu 10 và 11 sẽ xuất cảng từ Nhật ngày
22-11 và đến cảng Khánh Hội ngày 5-12.
Sau đó, hai đoàn tàu trên sẽ đến depot Long Bình vào
ngày 6 và 8-12.
Tính đến nay, tuyến metro số 1 đã có bảy đoàn tàu về đến
depot Long Bình. Dự kiến đến ngày 5-12 sẽ có 11/17 đoàn
tàu metro về tới Việt Nam.
Các đoàn tàu sau khi về depot Long Bình sẽ được kết
nối với hệ thống tín hiệu tại khu vực này. Sau khi công việc
kiểm tra được hoàn tất, các đoàn tàu trên sẽ được chạy thử.
MAUR cho biết chiều dài đoàn tàu chia làm hai loại.
Loại ba toa dài 61,5 m, loại sáu toa dài 121,5 m. Tốc độ di
chuyển đoạn trên cao đạt 110 km/giờ, đoạn ngầm đạt 80
km/giờ.
Hai đoàn tàu sắp tới về nước tiếp tục là loại ba toa, dài
61,5 m. Đoàn tàu có thể chở tổng cộng 930 khách, trong đó
có 147 khách ngồi ghế, 783 khách đứng.
T.NGUYÊN
Tuyếnmetro số 1 sắp có thêmbốn đoàn tàu về tới TP.HCM.
Ảnh: ĐT