061-2022 - page 13

13
hoặc gián tiếp lên tim và hệ tuần hoàn (mạch máu) gây
ra những hậu quả có thể trầm trọng như suy tim, rối loạn
nhịp tim, tắc mạch máu hệ thống hoặc tĩnh mạch.
Theo BS Hùng, có khá nhiều triệu chứng được báo cáo
trong giai đoạn hậu COVID-19 và có nhiều nguyên nhân
tiềm ẩn các triệu chứng này. Sau khi mắc COVID-19, nếu
gặp tình trạng nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực một
cách bất thường cần đi khám BS.
“Sự gia tăng nhịp tim tạm thời do rất nhiều nguyên nhân
khác nhau, bao gồm cả mất nước. Các triệu chứng của
nhịp tim nhanh hoặc không đều có thể bao gồm: Cảm thấy
tim đập nhanh hoặc không đều trong lồng ngực (hồi hộp
đánh trống ngực), cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt,
đặc biệt là khi đứng, khó chịu ở ngực. Trường hợp đau
ngực đột ngột, dữ dội kèm khó thở rất có thể bị cục máu
đông trong mạch phổi (thuyên tắc phổi) là một bệnh trầm
trọng cần cấp cứu. Khi có các dấu hiệu trầm trọng hoặc có
bệnh tim mạch từ trước và nguy cơ cao, bạn nên liên hệ
với các BS chuyên khoa tim mạch” - BS Hùng nói.
Các nhóm triệu chứng bất thường theo chuyên khoa cần
được thăm khám và đánh giá về mức độ, đồng thời cần
loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác, trước khi kết luận
thuộc hội chứng hậu COVID-19
.
NHƯ LOAN
có thể là do các vấn đề về tim hoặc chỉ từ việc bị mắc
COVID-19.
COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, có thể làm
tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim. Có
nhiều lý do dẫn đến điều này, có thể do các tế bào trong
tim có angiotensin chuyển đổi các thụ thể enzyme-2
(ACE-2) nơi virus SARS-CoV-2 bám vào trước khi xâm
nhập vào tế bào, cũng có thể do mức độ viêm cao lưu
thông trong cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể
chống lại virus, quá trình viêm có thể làm hỏng một số
mô khỏe mạnh, bao gồm cả tim.
Cùng với đó, nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng ảnh
hưởng đến lớp màng tế bào lót bề mặt bên trong của tĩnh
mạch và động mạch (nội mạc mạch máu), có thể gây
viêm mạch máu, tổn thương các mạch máu rất nhỏ và
cục máu đông. Những điều này đều có thể ảnh hưởng
đến lưu lượng máu đến tim hoặc các bộ phận khác của
cơ thể. Tất cả ảnh hưởng trên có thể ảnh hưởng trực tiếp
“Tôi khẳng định
hậu COVID-19
không hề đáng sợ.
Chúng ta sẽ không
còn hoang mang
nếu hiểu rõ về nó.”
PGS-TS
Lương Ngọc Khuê
Phòng khámhậu COVID-19 tại BV ThanhNhàn (HàNội) được chia làmbốn chuyên khoa: nội - ngoại - sản - nhi. Ảnh: NL
Dấu hiệu cảnh báo cần đi khám
hậu COVID-19
Hiệnnay, các vấnđề liênquan tới hội chứnghậuCOVID-19
đang được người dân rất quan tâm. Tuy nhiên, khi nào mới
cần đi khám hậu COVID-19?
Thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp triệu chứng
hậu COVID-19 nhưng đến khámmuộn làm tình trạng thêm
nặng nề, tăng tỉ lệ nhập viện, đặc biệt ở nhóm có bệnh nền
như bệnh tim mạch, hô hấp, bệnh thần kinh, cơ xương
khớp, nội tiết…
Sau khi khỏi bệnh, nếu gặp một trong các triệu chứng
như khó thở, tức ngực, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, rối loạn
nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, huyết áp không ổn định…người
bệnh nên đi khámhậu COVID-19. Đặc biệt, với những người
bệnh có bệnh nền mà mắc một trong các dấu hiệu trên thì
phải đến BV để khám ngay.
Để giảm tỉ lệ nhập viện do hậu COVID-19 gây ra, người
dân nên chủ động khám sức khỏe trong vòng 1-3 tháng
đầu sau khi khỏi bệnh.
Nhómđối tượng cầnphải đi khámngay sau khi khỏi bệnh
gồm người có bệnh nền, người trên 60 tuổi, người khi mắc
COVID-19 đã từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích
cực, các đối tượng khác nhưng có các triệu chứng nặng nề
hoặc bất thường phải đi khám ngay.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà sau khi khám xong, BS
sẽ cho chỉ định làm các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán,
tránh lãng phí các thăm dò không thực sự cần thiết cho
người bệnh.
Thông thường sẽ cho người bệnh làm xét nghiệm cơ
bản như máu, nước tiểu, điện tim, chụp X-quang tim phổi,
siêu âm tim và một số thăm dò sâu hơn nếu cần thiết (ví
dụ cắt lớp phổi…).
BS CKII
TRẦN MINH THẢO
,
Phó Trưởng Khoa khám bệnh theo yêu cầu
BV Bạch Mai (Hà Nội)
Đời sống xã hội -
ThứBa22-3-2022
hoang mang nếu hiểu rõ
“Hiểu đúng về hội chứng hậu COVID-19”là chủ đề buổi tọa
đàmdo báo
Pháp Luật TP.HCM
phối hợp cùng Công ty cổ phần
GONSA tổ chức vào 9 giờ hôm nay (22-3).
Chương trình có sự tham gia của các bác sĩ trực tiếp điều
trị người mắc COVID-19 và phục hồi sức khỏe hậu COVID-19:
1. PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa
Quốc gia, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế).
2.TS-BS LêThịThuHương,TrưởngKhoa nội hôhấp cơ xương
khớp BV Nhân dân Gia Định.
3. ThS tâm lý lâm sàng - BS CKI Giang Ngọc Thụy Vy, Trưởng
Khoa tâm lý y học BV Tâm thần TP.HCM.
4.ThS-BSNguyễnVănĐàn, PhóTrưởng Khoa y học cổ truyền
ĐH Y Dược TP.HCM.
5. Dược sĩ Trần Quốc Phú, đại diện Công ty cổ phần GONSA.
Chương trình tọa đàm “Hiểu đúng về hội chứng hậu COVID-19” trên
plo.vn
chồn, rối loạn giấc ngủ,
mau quên, không tập trung.
Một số người xuất hiện tình
trạng não sương mù, nhận
thức kém, đọc chậm, giảm
trí nhớ ngắn hạn, thay đổi
tâm trạng.
Theo PGS-TS Lương
Ngọc Khuê, người có bệnh
nền, người mắc COVID-19
trở nặng, nguy kịch, người
cao tuổi cần đi khám hậu
COVID-19. Những người
mắc COVID-19 nhẹ, không
có triệu chứng cũng cần đi
khám nếu những di chứng
hậu COVID-19 ảnh hưởng
lớn tới sinh hoạt, sức khỏe.
Tuyệt đối không sửdụng thuốc
không rõ nguồn gốc bán tràn
lan trên mạng để chữa hậu
COVID-19, vừa không khỏi
bệnh lại khiến tình trạng sức
khỏe trở nên xấu đi.
Hậu COVID-19
không hề đáng sợ
Trả lời về việc chuẩn bị
các biện pháp giúp người
dân được điều trị các triệu
chứng hậu COVID-19, Cục
trưởng Cục Quản lý khám
chữa bệnh cho biết Bộ Y tế
đã có những bước chuẩn bị
cho sự xuất hiện của hội
chứng hậu COVID-19 từ
trước đó.
Cụ thể, hiện nay, đối với
những di chứng về mặt tinh
thần của người bệnh, BộY tế
đã giao BV Tâm thần trung
ương xây dựng phác đồ cụ
thể để hướng dẫn các bác sĩ
điều trị các triệu chứng có
liên quan.
Về mặt thể chất, Bộ Y
tế cũng đã chỉ đạo các BV
hướng dẫn, đưa ra những bài
tập để giúp người dân tập
luyện phục hồi chức năng.
Đơn cử như BV Phổi trung
ương sẽ xây dựng những
bài tập thở, phục hồi chức
năng phổi.
“BộY tế cũng đã có những
bước chuẩn bị cho sự xuất
hiện của hội chứng hậu
COVID-19 từ trước đó.
Cụ thể, chiến lược của Bộ
Y tế là các BV hoạt động
bình thường và bệnh nhân
COVID-19 có bệnh nền
thuộc chuyên khoa nào sẽ
được điều trị tại BV chuyên
khoa đó” - PGS-TS Lương
Ngọc Khuê cho hay.
Theo chuyên gia Bộ Y
tế, khác với giai đoạn đầu,
người mắc COVID-19 đều
tập trung điều trị tại BV
Bệnh nhiệt đới thì hiện nay,
người bệnh sẽ điều trị hậu
COVID-19 tại chính những
BV chuyên khoa đã điều trị
COVID-19 cho mình.
Từ đó, người bệnh sẽ được
theo dõi, dự phòng và điều trị
về tình trạng hậu COVID-19
dưới sự giúp đỡ của các bác
sĩ đúng chuyên khoa.
Chuyên gia dẫn chứng:
Chẳng hạn , bệnh nhân
COVID-19 có bệnh nền tăng
huyết áp, tim mạch sẽ được
điều trị tại BV tim mạch;
bệnh nhân đái tháo đường
mắc COVID-19 sẽ được
chuyển tới BV nội tiết; trẻ
em điều trị ở BV nhi, sản
phụ có thể gặp những vấn
đề về hậu COVID-19 liên
quan tới chuyên khoa phụ
sản, chỉ cần quay lại BV
sản để thăm khám, không
cần thiết đi tới BV khác.
PGS-TSLươngNgọcKhuê
cũng bày tỏ quan điểm
:
“Đối
với việc vài BV thành lập
phòng khám, chuyên khoa
để thăm khám người bệnh
hậu COVID-19, theo tôi là
tốt nhưng không cấp bách.
Việc thành lập BV chuyên
điều trị hậu COVID-19 cũng
là không thực tế.
Tô i k h ẳ n g đ ị n h h ậ u
COVID-19 không hề đáng
sợ. Chúng ta sẽ không còn
hoang mang nếu chúng ta
hiểu rõ về nó. Theo ghi nhận
thực tế của các bác sĩ, hầu
hết những biến chứng hậu
COVID-19 không gây nguy
hiểm hay tử vong, mà chủ
yếu ảnh hưởng đến cuộc
sống hằng ngày của người
bệnh”.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook