061-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa22-3-2022
Doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá cước
Ông Lê TrungTính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô hành khách liên tỉnh và
Du lịch TP.HCM, cho biết giá xăng dầu đã tác động rất lớn đến các DN vận
tải, đặc biệt là trong thời điểm xăng dầu tăng giá nhiều lần như hiện nay.
Ông Tính cho biết để bình ổn, hỗ trợ các DN thì chỉ còn phương án điều
chỉnh tăng giá cước và việc tăng giá cước này sẽ được quyết định tùy theo
tuyến, loại xe và nhu cầu cung - cầu trên thị trường.
“Thời điểm này, các DN phải buộc điều chỉnh giá cước để đảm bảo bù
khoảng chênh lệch về nhiên liệu. Không chỉ vậy, bản thân mỗi DN, hợp
tác xã cũng cần tái cấu trúc để giảm chi phí không cần thiết... để giá thành
xuống thấp nhất. Từ đó nuôi dưỡng công ty để chờ thời cơ phục hồi”- ông
Tính chia sẻ.
“Giá xăng giảm nhưng vẫn ở mức
rất cao, rất khó cho DN vận tải. Nay
dịch COVID-19 hành khách đi lại
ngày một ít, nếu giá cước tăng cao,
khách lại càng ít đi, khó DN nào
cầm cự được. Theo đó, Chính phủ
cần có các phương án để đưa giá
xăng dầu về thấp nhất nhằm hỗ trợ
người dân và DN” - đại diện hãng
xe Tư Viễn cho hay.
Giá xăng tác động rất lớn
đến DN vận tải
Đại diện hãng xe Phương Trang
cũng cho rằng cơn ác mộng của các
DN vận tải là giá xăng tăng cao kỷ
lục và PhươngTrang cũng không phải
ngoại lệ. Áp lực này đã đè nặng lên
chi phí vận hành, kinh doanh khiến
DN gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó,
hãng xe này cũng đã điều chỉnh giá
cước vận chuyển để thích ứng với sự
biến động này. Cụ thể, phía Phương
Trang đã đề xuất xin tăng giá dưới
10% để đảm bảo chi phí vận hành.
Hãng xe này cũng cho biết việc
tăng giá vé đã được công ty cân
nhắc rất kỹ và nhận được sự chấp
thuận từ cơ quan chức năng. Vì vậy,
trong trường hợp có sự biến động về
giá nhiên liệu thì phía công ty luôn
xem xét để đảm bảo lợi ích từ phía
người tiêu dùng.
Đại diện Bến xe Miền Đông (quận
Bình Thạnh) cho biết: Xăng dầu
chiếm khoảng 20%-30% cơ cấu
giá vé trong hoạt động vận tải hành
khách công cộng. Do đó, giá xăng
tăng cao đã tác động rất lớn đến các
DN vận tải, đặc biệt là trong thời
điểm dịch COVID-19 như hiện nay.
Không chỉ vậy, lượng hành khách sụt
giảm so với những năm trước khiến
nhiều DN điêu đứng và buộc phải
tính toán đến việc điều chỉnh giá vé
để cầm chừng.
“Hiện nay đã có 20 nhà xe đề xuất
tăng giá vé, tỉ lệ tăng trung bình
26%” - đại diện Bến xe Miền Đông
thông tin.
Tương tự, ông Trần Văn Phương,
Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây, cho
biết đơn vị cũng nhận được kê khai
tăng giá vé của nhiều đơn vị vận tải.
Sau khi các DN kê khai điều chỉnh
giá vé, đơn vị sẽ gửi đến Sở GTVT
các tỉnh, thành. Trường hợp được
ĐÀOTRANG
N
hiều doanh nghiệp (DN) vận
tải cho biết ngày 21-3, giá xăng
có giảm nhưng vẫn ở mức rất
cao. Do đó, việc các DN vận tải có
kê khai tăng giá cước vận tải thì
cũng chưa thể bù được các chi phí.
Áp lực khi xăng dầu
tăng giá
Anh Nguyễn Văn Đức, tài xế vận
tải hành khách theo tuyến cố định
TP.HCM - Phan Thiết, cho biết xăng
dầu leo thang đã tác động rất lớn đến
vận tải hành khách. Đơn cử, mới đây
hãng xe mà anh Đức chạy đã tiến
hành tăng giá cước vận chuyển từ
140.000 đồng lên 155.000 đồng/vé.
Việc tăng giá vé này đa phần cũng
được người dân ủng hộ. Dù vậy, DN
hoạt động cũng chỉ mang tính chất
cầm chừng chứ chưa đủ bù chi phí.
“Trước đó, nghe tin giá xăng dầu
giảmmà cánh tài xế chúng tôi mừng,
tuy nhiên giá xăng lại giảm rất ít
(khoảng 600 đồng/lít), vẫn chưa thấm
vào đâu. Việc bình ổn giá xăng dầu
cũng phần nào giúp DN vượt qua giai
đoạn khó khăn này” - anh Đức nói.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Quyên
(quê Lâm Đồng) cũng cho biết giá
vé từ TP.HCM về Đà Lạt cũng được
điều chỉnh. Theo đó, giá cước này
cũng được tăng tới 10% sau khi xăng
dầu nhiều lần biến động. Có điều
chị Quyên cũng khá thông cảm, bởi
không chỉ chi phí đi lại mà các mặt
hàng khác cũng đã tăng giá.
Trước những khó khăn về dịch,
giá xăng dầu tăng cao, hãng xe Tư
Viễn (tuyến TP.HCM - Quảng Trị)
cho biết đơn vị đã phải cắt giảm số
chuyến để chạy cầm chừng, nếu tiếp
tục chạy thì càng thua lỗ. Thậm chí,
hãng xe cũng phải bán hai chiếc xe
để trả nợ ngân hàng và bù lỗ.
Cácdoanhnghiệpvậntảiđanggặpkhókhăndosựbiếnđộngcủagiáxăngdầu.Ảnh:ĐÀOTRANG
Doanh nghiệp vận tải đua nhau
tăng giá cước
Các doanh nghiệp vận tải phải tính toán điều chỉnh giá cước trước tình trạng biến động của giá xăng dầu nhưng
vẫn lo lắng việc tăng giá sẽ ảnh hưởng đến lượng khách.
chấp nhận thì nhà xe mới được tăng
giá và niêm yết ở các quầy bán vé.
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp
hội Taxi TP.HCM, Giám đốc Taxi
Vinasun, cho hay hiện nay Vinasun
chưa tăng giá cước vận chuyển. Tuy
nhiên, cũng như các DN vận tải khác,
đơn vị đang phải gồngmình ứng phó.
Phía Vinasun cũng có nhiều chính
sách để hỗ trợ tài xế, tuy nhiên về
lâu dài thì cần có bài toán để bình
ổn giá xăng dầu.
“Trường hợp không có sự bình
ổn giá xăng dầu thì lúc này các DN
buộc phải tăng giá và người chịu
thiệt chính là người dân” - ông Hỷ
nhấn mạnh.•
Quân chủng Hải quân đưa Pacific 07
bị hỏng trên biển về đất liền
Ngày 21-3, tàu Tân Cảng EAGLE thuộc Công ty CP Dịch
vụ biển Tân Cảng (Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn) đã tiếp
cận và nhận bàn giao tàu Pacific 07 cùng 19 thuyền viên từ
tàu 905 của Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân để kéo về đất liền.
Trước đó, lúc 16 giờ 35 ngày 17-3, tàu Pacific 07 (quốc tịch
Panama) có trọng tải 53.350 tấn đang trên hành trình từ Hong
Kong (Trung Quốc) về Indonesia, khi đến cách đảo Song Tử
Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì bị hỏng máy
không thể khắc phục, tàu có nguy cơ bị mắc cạn.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Quân chủng Hải quân đã sử
dụng tàu KN 464 và tàu 905 đang thực hiện nhiệm vụ tại khu
vực đến tìm kiếm, cứu nạn tàu Pacific 07.
Sau gần bốn ngày đêm cứu kéo liên tục, tàu Pacific 07 đã
được cứu kéo về đến cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) 180 hải
lý về phía đông đông bắc.
Tiếp đó, Quân chủng Hải quân đã chỉ đạo cho Tổng công
ty Tân Cảng Sài Gòn điều tàu Tân Cảng EAGLE (loại tàu
chuyên dụng để cứu hộ, cứu nạn) thuộc Công ty CP Dịch vụ
biển Tân Cảng để kéo tàu Pacific 07 về đất liền.
Dự kiến nếu thời tiết thuận lợi, lúc 21 giờ ngày 24-3, tàu
Pacific 07 sẽ được kéo về Vũng Tàu và bàn giao cho cơ quan
chức năng theo quy định.
Hiện 19 thuyền viên của Việt Nam sức khỏe ổn định và an
toàn.
CÔNG HOAN
2 đoàn tàu metro đã được đặt ở depot
Long Bình
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết:
Ngày 21-3, hai đoàn tàu metro số 12 và 13 thuộc tuyến metro
số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã được hạ đặt đường ray ở depot
Long Bình (TP Thủ Đức).
Sau khi được vận chuyển từ Nhật Bản về cảng Khánh Hội
(quận 4) hôm 20-3, hai đoàn tàu metro đã được xe siêu trường
siêu trọng đưa về depot Long Bình (TP Thủ Đức).
Theo MAUR, sau khi các đoàn tàu được đưa về depot Long
Bình sẽ tiến hành các công việc chạy thử nghiệm với hệ thống.
Sau khi thử nghiệm vận hành kỹ thuật trong khu vực depot,
MAUR sẽ tiến đến vận hành kỹ thuật trên toàn tuyến vào cuối
năm. Trên cơ sở đó sẽ có những đánh giá về chất lượng công
trình và sự đánh giá tổng thể về việc phối hợp với 11 hệ thống
và các đoàn tàu.
Theo MAUR, việc nhập khẩu các đoàn tàu theo tiến độ sẽ
góp phần đẩy nhanh việc phối hợp 11 hệ thống cơ điện như
thông tin, tín hiệu, điều khiển tự động, cửa chắn ke ga, cấp
điện hệ thống đường ray… Từ đó, các kỹ sư sẽ tiến hành thử
nghiệm đơn động, liên động ở các khu vực cũng như toàn
tuyến của dự án.
Hiện chủ đầu tư và các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ toàn
dự án. Dự kiến ngày 24-3, các đoàn tàu tiếp theo của tuyến
metro số 1 tiếp tục về nước.
ĐÀO TRANG
Đoàntàusố12củametrosố1đãđượcđưalêndepotLongBình.Ảnh:TN
Tiêu điểm
Hiện nay đã có nhiều đơn vị vận
tải đề xuất kê khai tăng giá cước vận
chuyển. Về nguyên tắc, các đơn vị sau
khi kê khai giá vé theo quy định, gửi
Sở GTVT thì có thể bán vé theo giá kê
khai. Trường hợp các đơn vị bán vé
không đúng với giá vé kê khai thì sẽ
bị xử lý theo đúng quy định.
Ông
ĐỖ NGỌC HẢI
,
Trưởng Phòng quản lý
vận tải, Sở GTVT TP.HCM
“Trường hợp không có sự
bình ổn giá xăng dầu thì
lúc này các DN buộc phải
tăng giá và người chịu
thiệt chính là người dân”
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook