061-2022 - page 7

7
TAND huyện Củ Chi, TP.HCM vừa trả hồ sơ vụ Huỳnh
Tấn Trung và đồng phạm bị truy tố về tội cố ý gây thương
tích để tiến hành thực nghiệm điều tra.
Tòa yêu cầu thực nghiệm điều tra để kiểm chứng lại lời
khai của người bị hại và người làm chứng về vị trí, tư thế,
cách thức cầm hung khí của các bị cáo, khoảng cách giữa
các bị cáo và người bị hại, hướng tác động của hung khí
vào vết thương của người bị hại, vị trí của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Từ đó, trưng cầu giám định vết thương của người bị
hại có phù hợp với lời khai của người bị hại và người làm
chứng hay không. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Châu
(người bị hại, trước khi bị đánh ông mưu sinh bằng công
việc thợ hồ) cho biết vụ án xảy ra từ tháng 4-2020, đến
nay đã gần hai năm nhưng vẫn chưa thể đưa ra xét xử.
Trong khi đó, cơ quan điều tra (CQĐT) từng xác định
có bốn người đánh ông nhưng chỉ khởi tố hai bị can đánh
vào đầu và chân ông vì cho rằng chưa xác định được
người gây ra các vết thương khác.
Theo hồ sơ, chiều 21-4-2020, ông Châu chở bà N đến
nhà Huỳnh Văn Thanh ở xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi.
Đến trước nhà Thanh, bà N hỏi Huỳnh Tấn Trung (con
của Thanh) về việc có biết ai đã đốt mía của bà không.
Nghe bà N hỏi, Trung chạy đi kiếm cha. Khoảng 5 phút
sau, cha con Thanh quay về và cự cãi với bà N.
Sau đó, Trung bất ngờ siết cổ ông Châu. Thấy ông Châu
ngã ngửa, Thanh vừa đánh vừa đá ông Châu.
Khi bị Trung siết cổ, ông Châu chống trả và chạy vào
nhà ông Huỳnh Văn Dũng trốn, bà N chạy theo sau và bị
Thanh dùng búa đánh nhưng bà né được. Lúc này, ông
Dũng hỏi: “Nhà tôi mà mấy ông làm gì vậy?” thì Thanh
cầm xẻng và búa đập vào cột nhà ông Dũng. Có mặt tại
nhà ông Dũng khi đó còn có anh em của Thanh là K và A.
Khoảng 15 phút sau, ông Châu nghĩ phía Thanh đã ra
về nên đi ra tìm mắt kính. Khi ông đang đứng trên đống
cát thì Trung cầm phảng (loại chặt cỏ bờ) chém vào cẳng
chân ông Châu một nhát khiến ông ngã quỵ.
Ngay sau đó, Thanh lao vào cầm xẻng đánh vào đỉnh
đầu ông Châu, còn K và A cầm cây đánh vào tay chân ông
Châu. Sau khi đánh xong, Thanh, K và A cầm hung khí về
nhà. Ông Châu bất tỉnh, được đưa đi cấp cứu.
Kết quả giám định cho thấy ông Châu bị tổn thương cơ
thể 46%. Trong đó, CQĐT xác định thương tích cẳng chân
trái của ông Châu 38% là do Trung dùng phảng chém;
thương tích vùng đỉnh đầu của ông Châu 1% là do Thanh
dùng xẻng đánh.
Tháng 5-2021, CQĐT đã khởi tố bị can đối với hai cha
con Thanh về tội cố ý gây thương tích…
YẾN CHÂU
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa22-3-2022
ÔngNguyễn Văn Châumongmuốn các cơ quan chức năng làmrõ
sự thật khách quan của vụ án. Ảnh: YC
Một bản án khó thi hành
Sau khi bản án phúc thẩmcó hiệu lực, quá trình tổ chức thi hành án, Chi
cụcThi hành án dân sựTPQuảngNgãi có văn bản gửiTANDCấp cao tạiTP
Đà Nẵng đề nghị xem xét theo thủ tục giámđốc thẩm vì cho rằng có khả
năng gây sụp đổ ngôi nhà nếu thi hành theo bản án. Bà Oanh cũng làm
đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án. Tuy nhiên, cả TAND Tối cao và TAND
Cấp cao tại TP Đà Nẵng đều cho rằng không có căn cứ để kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm... nên vụ việc kéo dài từ năm 2016 đến nay.
Do đó, theoTANDTối cao, nếu bà
Oanh xây dựng trái phép trên khoảng
không của hành lang thuộc quyền
quản lý của Nhà nước thì bà Bích
có quyền tố cáo và cơ quan có thẩm
quyền giải quyết thuộc UBND TP
Quảng Ngãi. Lẽ ra tòa án cần tham
khảo ý kiến của UBND TP Quảng
Ngãi về việc xử lý vi phạm trong
việc xây dựng trái phép thì mới đủ
cơ sở giải quyết vụ án.
Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm cho rằng việc nguyên đơn xây
dựng trái phép trên khoảng không
của phần đất hành lang 8,5 m thuộc
quyền sử dụng của bị đơn nên buộc
nguyên đơn phải tháo dỡ phần đã
xây là không có cơ sở. Bởi 8,5 m đất
hành lang này không thuộc quyền
sử dụng riêng của bà Bích mà thuộc
quyền sở hữu của Nhà nước.
Từ những lý do trên, TAND Tối
cao quyết định kháng nghị đối với
bản án phúc thẩm của TAND tỉnh
Quảng Ngãi, đề nghị Ủy ban Thẩm
phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵng
xét xử giám đốc thẩm hủy cả hai
bản án phúc thẩm và sơ thẩm; giao
hồ sơ vụ án cho TAND TP Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi xét xử lại
theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định
của pháp luật.
Đồng thời, TAND Tối cao tạm
đình chỉ thi hành bản án phúc thẩm
của TAND tỉnh Quảng Ngãi cho đến
khi có quyết định giám đốc thẩm
của Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp
cao tại TP Đà Nẵng.
Tranh chấp bắt nguồn
từ lối đi chung
Theo hồ sơ, bà Oanh khởi kiện
yêu cầu bà Bích tháo dỡ cánh cửa
nhôm gắn trên tường nhà bà và trả
lại lối đi chung cho hai nhà, bà sẽ
thanh toán giá trị cánh cửa.
Bà Bích phản tố yêu cầu công
nhận hành lang đi vào thuộc quyền
sử dụng của bà, buộc bà Oanh bồi
thường cánh cửa bị bà Oanh đập,
xây bít cửa thoát hiểm mà bà Oanh
đã trổ ra hành lang. Đồng thời, bà
Bích yêu cầu bà Oanh đưa hệ thống
ống nước và hố ga ra khỏi hành
lang; tháo dỡ cầu thang xoắn; tháo
dỡ ban công tầng hai, tháo dỡ toàn
bộ diện tích xây dựng, lợp mái tôn
ở tầng ba; công nhận quyền sở hữu
ban công tầng một cho bà.
Tại phiên xử sơ thẩm hồi tháng
9-2016, TANDTPQuảngNgãi chấp
nhận một phần yêu cầu khởi kiện
của bà Oanh, buộc bà Bích tháo dỡ,
dọn cánh cửa nhôm (không chấp
nhận yêu cầu của bà Oanh về tranh
chấp sử dụng lối đi chung).
YẾNCHÂU
N
gày 15-3, TAND Tối cao đã
ban hành quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm đối với
bản án dân sự phúc thẩm “Tranh
chấp về quyền sử dụng lối đi chung
và tháo dỡ tài sản trên lối đi chung;
tranh chấp quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản, bồi thường
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm,
tháo dỡ vật kiến trúc và chấm dứt
việc trổ cửa” của TAND tỉnh Quảng
Ngãi. Nguyên đơn trong vụ án là
bà Võ Thị Hoàng Oanh, bị đơn là
bà Nguyễn Thị Kim Bích.
Tòa kiến nghị giám đốc
thẩm bản án của chính mình
Đây là vụ ánmàTAND tỉnhQuảng
Ngãi từng ba lần gửi văn bản kiến
nghị TAND Tối cao kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án
của chính mình.
Theo quyết định kháng nghị,
phần đất hành lang (8,5 m) hiện
là đường vào nhà bà Bích là lối đi
chung giữa nhà bà Oanh và nhà bà
Bích. Đây là phần đất nằm trong
lộ giới, không công nhận quyền
sở hữu. Tuy nhiên, tòa án cấp sơ
thẩm và cấp phúc thẩm lại công
nhận thuộc quyền sử dụng của bà
Bích và buộc bà Oanh phải bít cửa
ra lối đi chung là không có căn cứ.
Về việc buộc nguyên đơn tháo dỡ
vật kiến trúc nằm trên lối đi chung,
theo TAND Tối cao, phần diện tích
đường hành lang nêu trên vi phạm
lộ giới, không công nhận quyền sở
hữu, nên phần đất này thuộc phạm
vi quản lý của Nhà nước. Vì vậy, cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền trong việc xử lý vi phạm nếu
xây dựng trái phép.
Căn nhà của bàOanh (có bảngmàu đen) và bàOanh đứng trước lối đi. Ảnh: YC
Đã kháng nghị vụ tòa 3 lần kiến
nghị giám đốc thẩm án của mình
Sau nhiều lần TAND tỉnhQuảng Ngãi kiến nghị TANDTối cao kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm
bản án của chínhmình thì đến nay TANDTối cao đã chấp nhận và ban hành quyết định kháng nghị.
Tòa sơ thẩm còn chấp nhận một
phần yêu cầu phản tố của bà Bích,
buộc bà Oanh bồi thường cho bà
Bích hơn 2,4 triệu đồng (tiền cánh
cửa); công nhận phần đất hành lang
đi vào nhà là của bà Bích, buộc bà
Oanh tháo dỡ, dọn hệ thống cấp
nước và hố ga, tháo dỡ cầu thang
xoắn. Đồng thời, bà Oanh phải tháo
dỡ, dọn ban công tầng hai và phần
xây dựng ở tầng ba ra khỏi không
gian hành lang của bà Bích, buộc bà
Oanh xây bít cửa thoát hiểm đã trổ.
Không đồng tình, cả hai kháng
cáo. Tại bản án phúc thẩm năm
2017, TAND tỉnh Quảng Ngãi sửa
một phần bản án sơ thẩm về việc
công nhận quyền sở hữu ban công
tầng một là của bà Bích. Tòa ghi
nhận sự tự nguyện của bà Bích về
việc tháo dỡ phần ban công này,
đồng thời không chấp nhận yêu cầu
phản tố của bà Bích về việc buộc
nguyên đơn phải tháo dỡ, dọn hệ
thống cấp nước, hố ga...•
Vụđánhgãy chân thợhồ ởCủChi: Tòa trảhồ sơ
Tranh chấp liên quan
đến lối đi chung thuộc
quyền sở hữu nhà nước
nhưng cả án sơ thẩm
lẫn phúc thẩm lại công
nhận quyền sử dụng cho
bị đơn.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook