052-2018 - page 3

3
THỨHAI
12-3-2018
Thời sự
Bàntròn
Theodòng
làm cho lòng tin củanhândânđối
với Đảng vàNhà nước giảm sút.
.
Ý ông là trên phải nghiêm thì
dưới mới không dám lũng đoạn.
Ôngcó thểnói rõhơn là“trênphải
nghiêm” như thế nào, thưa ông?
+Trong hơn 50 năm làm công
tác tổ chứcphụcvụnhiềuĐại hội
Đảng, tôinghiệm ra rằngđiềuquan
trọng nhất là phải chọn ra được
một BộChính trị thật chuẩn xác.
Lãnh đạo cấp cao trong sạch thì
sẽ hạn chế được rất nhiều tệ lạm
dụng quyền lực của đội ngũ cán
bộ dưới quyền; không lo nhóm
lợi ích thao túng, lũng đoạn, làm
hỏng cán bộ.
Trongcơcấu tổchứccủachúng
ta hiện nay không cómột cơ chế
nào đủ quyền lực bằng các ủy
viên Bộ Chính trị, là trung tâm
quyền lựcvàkiểm soát quyền lực.
Chỉ cầnmỗi ủyviênBộChính trị
trong sạchvàkhông liênquanđến
nhóm lợi ích thì đã là hạnh phúc
choĐảng lắm rồi.
Ngoài ra, người đứng đầu các
bộ, cácngành, cácđịaphươngphải
trong sạchmới kiểm soát đượccán
bộ dưới quyền lạm quyền; trong
đóphải nói đến các cơquan tham
mưu nhưỦy banKiểm traTrung
ương, BanTổ chức, TổngThanh
tra,Kiểm toánNhànước,BộCông
an là những cơ quan giúp Đảng
vàNhànướcđểkiểm soát tệ tham
nhũng, quan liêucóhiệuquảnhất.
Nếubố trí người đứngđầu các cơ
quan có chứcnăngkiểm tra, giám
sát, điều tra và quản lý cán bộ
không chuẩn xác thì ví như Bao
Công mà không có Triển Chiêu.
Thực tế đã chứng minh cơ quan
thammưu không sạch thì bỏ sót
tội phạm. VụVinashin làmột thí
dụ điển hình.
Kiểm soát quyền lực
một cách độc lập
.
Trước tìnhhìnhvàyêucầuhiện
nay, theo ông đã đến lúc phải có
một “siêu ủy ban” được luật hóa
để giám sát quyền lực. Và nếu có
thì ônghìnhdung“siêu tổ chức”
này có những quyền hạn gì?
+Chúng ta cần có cơ chế kiểm
soát quyền lựcnhànướcmột cách
độc lậpdo luật phápquyđịnh.Vì
vậyđãđến lúcphải cómột tổchức
có thẩm quyền lớn hơn Ủy ban
Kiểm tra Trung ương hiện nay,
doQuốchội phêchuẩn, chịu trách
nhiệm trướcQuốc hội.
Ủy ban này có nhiệm vụ: Một
là, tiến hành các cuộc điều tra
làm rõ trách nhiệm chính trị và
tráchnhiệmpháp lýđối với những
quan chức cấp cao ở trung ương
và địa phươngkhi họ códấuhiệu
vi phạm pháp luật và chuẩnmực
đạođứccôngvụvànhữngvụviệc
gâybứcxúc trongdư luận; khởi tố
và truy tố, điều tra (hoặc chuyển
viện kiểm sát truy tố) những đối
tượng này trước tòa.
Hai là, thực hiện chức năng
kiểm soát tổ chức và hoạt động
của các bộ, ngành, địa phương,
các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Các tổ chức, cánhân, bất kể là ai,
ở cương vị nào, trong hay ngoài
Đảng, nếu có dấu hiệu vi phạm
pháp luật hoặc đạo đức công vụ,
đều phải bị điều tra.
.
Xin cám ơn ông
.
n
Quyền lựckhôngđược
kiểmsoátsẽ làmbộmáy
biếnchất
Việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhânvăn
củamột xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hóa
củaNhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện
mục tiêuXHCN chân chính, để có đượcmột nhà
nước bền vững lâudài phục vụ nhân dân.
Khi quyền lực không được kiểm soát thìmặt trái
của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha
hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao
quyền lực, rồi tha hóa cả bộmáy, làm cho bộmáy
bị biến chất, không còn là nhà nước của dânmà dần dần thànhnhà
nước phảnbội nhândân.
Trong bất kỳ điềukiệnnào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ
quan lãnh đạo quản lý đều là nguyênnhân lớn nhất làm cho đạođức
xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bịmất dần sứcmạnhnội
sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không cóđủ sức
mạnh để bảo vệTổquốc,mục tiêuXHCN tốt đẹpmà nhiều người đã
từngmongước cũng trở nênxa vời vàmơ hồ.
Nhiều năm qua lãnhđạoĐảng vàNhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra
chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”
tiêu cực, cũngđãmất nhiều công sức cho công việc khókhăn và vất
vả nàynhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Tình hình tham nhũng, “lợi
íchnhóm” chẳngnhững không dừng lạimà đang còn khá phổbiến
và phức tạp, gâynhức nhối xã hội, đau đầu các cơquan lãnhđạođất
nước. 
Nó cứ lan rộng dần vàomọi lĩnh vực của đời sốngxã hội, của
công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực
mà trước đếnnay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như
lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninhquốc gia, nắm cán cân công
lýđể bảovệ sựnghiêmminh, kể cả cơ quanở cấp cao, cả nhà thờ,
chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đềnơn đáp
nghĩa…).
Điềuđó cónguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là chưa làm tốt
việc kiểm soát quyền lực, nói thẳng vàmạnh hơn là quyền lực về cơ
bản chưa được kiểm soát, từ đó dẫn đến tha hóa cánbộvà các tổ chức
trongbộmáy lãnh đạo quản lý.
TS
VŨNGỌCHOÀNG
,
nguyênPhóTrưởng ban
Tuyên giáoTrungương
Phải triệttiêuchođược
cơchếxin-cho
Cơ chế xin-cho vẫn đang chi phối kinh tế và bộ
máy hành chính. Đây chính là nguyên nhân làm
cho quyền lực không được kiểm soát tốt. Cũng
chính vì vậymà ngay từ đầu nhiệm kỳĐại hội
XII, TổngBí thưNguyễn PhúTrọngmới nói cần
phải có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Nhìn sang các nướcmà tham nhũng vắng bóng,
chúng ta thấy quyền lực được kiểm soát rất tốt.
Chúng ta có những đạo luật, quy định nếu được
thực thi tốt thì sẽ kiểm soát được quyền lực.
Với bối cảnh và yêu cầu hiện nay, như tôi từng chia sẻ, thì việc
cầm quyền trực tiếp củaĐảng cần phải được đặt ra. Đảng lãnh đạo
nhà nước và xã hội đã được hiến pháp quy định thì việc cầm quyền
trực tiếp để cá thể hóa trách nhiệm là điều cần được tính đến.
Bởi khiĐảng cầm quyền trực tiếp thì đươngnhiên bộmáy sẽ nhỏ
lại, các cơ quan cũng giảm đi và cơ chế xin-cho sẽ giảm, thậm chí là bị
triệt tiêukhi những cấp có quyềnban phát, quyền cho cũng giảmđi.
Mặt khác, Đảng không nên làm thaymà cần đổi mới về phương
thức lãnh đạo trong việc quản trị và điều hành quốc gia.
Đây chính là yêu cầu về đổimới nội dung lãnh đạo và tưduy về
phát triển củaĐảng. Nếuvẫn tư duyxin-cho thì đươngnhiên sẽ phát
sinhnhiều vấn đề: Thamnhũng, chạy chức, chạy quyền. Cơ chế xin-
cho là cái gốc của vấn đề.
Nếu làmđược những điều này thì Đảng sẽ tạo đượcmột cơ chế để
thuhút và trọngdụngnhân tài.Và kết quả là sẽ cómột thể chế tốt để
kiểm soát quyền lực và phòng, chống được tham nhũng. Bởi chỉ có
nhân tàimới sản sinh ra được thể chế tốt, cơ chế kiểm soát tốt và cơ
chế thực thi tốt.
TS
VÕĐẠI LƯỢC
,
nguyênViện trưởngViệnKinh tế thế giới
CHÂNLUẬN
ghi
Muốnchốngthamnhũng
phảikiểmsoátquyềnlực
Làm thế nào để chống được tham nhũng? Đây cũng là
một trong những nội dung cơ bản của nghị quyết các đại
hội Đảng toàn quốc được đặt ra liên tục từĐại hội Đảng
lần thứ IX cho đến Đại hội Đảng lần thứ XII và chắc rằng
còn liên tiếp nhắc lại ở các đại hội kế tiếp.
Cuộc chiến đối với tham nhũng không thể có hiệu quả
thành công nếu như chúng ta chỉ dừng lại ở những sự hô
hào và kêu gọi sự nâng cao đạo đức, mà còn phải có biện
pháp cụ thể khác toàn diện hơn. Chúng ta phải nhìn tham
nhũng nhưmột bệnh dịch lây nhiễm và phải chống nó như
phương pháp của việc phòng, chống bệnh dịch. Đó là phải
tiêm vaccine cho mọi người, phải khoanh vùng tham nhũng
và phải làm sạch môi trường.
Tại sao phải nhìn nhận tham nhũng như là một bệnh
dịch? Câu hỏi này đã được J. Madison trả lời rất rõ trong
những bài bình luận Hiến phápMỹ để phản lại những
lập luận chống lại dự thảo Hiến phápMỹ, ông cho rằng:
Chính phủ không phải là những thiên thần, mà là những
con người phải có trách nhiệm quản lý con người. Họ có
hai việc cần phải làm: Thứ nhất, phải quản lý được con
người và thứ hai, phải quản lý lại chính bản thân mình.
Vì vậy quyền lực cần phải được phân ra theo kiểu: Tham
vọng phải được chống lại bằng tham vọng. Con người với
bản chất là đammê quyền lực hay có xu hướng lạm quyền,
quyền lực tuyệt đối luôn có xu hướng đồi bại tuyệt đối.
Phòng và chống tham nhũng phải được quy định trong
hiến pháp. TheoMontesquieu, trong tác phẩm “Tinh thần
pháp luật” viết rằng: “Kinh nghiệmmuôn thuở cho biết
bất cứ ai có quyền lực đều có khuynh hướng lạm dụng
quyền lực; lạm dụng cho đến mức gặp phải giới hạn”. Vấn
đề là phải đặt ra giới hạn cho quyền lực. Và phân quyền
chính là nhằmmục đích giới hạn quyền lực. Bởi vì “quyền
lực ngăn chặn quyền lực” là để quyền lực không nằm trọn
trong một bàn tay.
Theo cách tiếp cận của bệnh dịch bao giờ phòng cũng
hơn là chống, phòng tốt thì bao giờ cũng rẻ và tốt hơn
chống. Tham nhũng cũng vậy, phòng quan trọng hơn
chống vì chống thì tốn kém và mệt hơn rất nhiều. Nếu
không có sự phòng ngừa bằng cơ chế phòng bệnh dịch nhờ
sự “tiêm chủng” vaccine thì không có biện pháp hữu hiệu
nào có thể ngăn ngừa được tham nhũng.
Hiến pháp năm 2013 không những tái khẳng định
nguyên tắc phân công, phân nhiệm giữa lập pháp, hành
pháp và tư pháp, mà còn khẳng định thêm nguyên tắc kiểm
soát quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực chính là
chống tham nhũng.
Hiến pháp năm 2013 không những giữ nguyên những
thành công đáng ghi nhận đó mà còn khẳng định rõ ràng
hơn quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp
thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp do các tòa án thực
hiện và đã ghi nhận thêm quyền kiểm soát các quyền lực
nhà nước, khi thực hiện sự phân công, phối hợp giữa ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2).
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp năm 2013
đã quy định rõ ràng các thiết chế thực hiện quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp của mình. Đây
có thể nói là một dạng vaccine phòng, chống tham nhũng
của Việt Nam.
Kiểm soát quyền lực nhà nước để phòng, chống tham
nhũng không chỉ tập trung ở bên trong, mà còn phải được
diễn ra ở bên ngoài nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà
nước ở bên ngoài do báo chí, dư luận xã hội các tổ chức
xã hội của bên ngoài thực hiện là rất cần thiết cho công
cuộc chống tham nhũng.
Hiến pháp Việt Nam đã từng bước ghi nhận những hạt
nhân hợp lý của học thuyết phân quyền, được quy định
thành phân công và phân nhiệm, kiểm soát quyền lực nhà
nước, bằng trách nhiệm phản biện củaMặt trận Tổ quốc
đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh việc phải tiêm “vaccine” cho mọi thành viên
xã hội là việc làm sạch môi trường bằng hoạt động công
khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước
và của công chức, viên chức, đặc biệt là những người có
vị trí lãnh đạo kết hợp xử lý nghiêm khi phát hiện tham
nhũng. Ngoài ra, quyền tiếp cận thông tin của người dân
cần được tăng cường và càng phải được hoàn thiện bằng
các quy định của pháp luật về nội dung này.
GS-TS
NGUYỄNĐĂNGDUNG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook