260-2018 - page 10

10
chức, viên chức của các sở,
ngành thì sẽ dễ có tác dụng
hơn. Đối với phạm vi rộng
hơn thì sẽ khó để người dân
tiếp cận và thực hiện. Thật
ra nếu người dân có hành
xử không phù hợp thì pháp
luật đã có những điều chỉnh
cụ thể được quy định trong
luật nên khuyến cáo này có
lẽ không quá cần thiết.
NGUYỄN THỨC
, kinh doanh
tự do:
Ra quy định thì phải
tuyên truyền
Theo tôi, cần tuyên truyền
rộng hơn về trách nhiệm của
mỗi cư dân mạng trước pháp
luật. Ví dụ, nếu có hành vi nói
xấu, thóa mạ ai đó thì họ có
thể bị nạn nhân kiện ra tòa.
Hiện nay rất nhiều dạng
thông tin ảo, tin xấu được lan
truyền rầm rộ trên mạng. Vì
thế, mọi động thái như ban
hành bộ quy tắc này cũng là
điều tích cực. Tuy nhiên, ra
khuyến cáo thì phải tuyên
truyền mạnh để tăng nhận
thức của người dân lên. Như
chúng tôi vẫn nói với nhau:
Like có trách nhiệm, share
có lương tâm…
Luật sư
BÙI ĐÌNH ỨNG
,
Đoàn Luật sư TP Hà Nội
:
Quyền và trách nhiệm
người dùng mạng
Người dân khi tham gia
mạng xã hội phải có nhận
thức riêng của mình, có kỹ
năng phân tích, đánh giá cũng
như bộ lọc thông tin, không
chạy theo tâm lý đám đông
một cách không kiểm soát.
Tuynhiên, chínhquyềncũng
không nên khuyến cáo người
dân tham gia hay không tham
gia các hội nhóm trên mạng
xã hội vì đó là quyền của họ.
Việc này chỉ nên triển khai,
áp dụng trong nội bộ các cơ
Bạn đọc -
ThứSáu9-11-2018
Tiêu điểm
Nghị định 174/2013 về xử
phạt vi phạmhành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông,
côngnghệthôngtinvàtầnsốvô
tuyến điện quy định rõ: Đối với
cá nhân cung cấp các thông tin
sai sự thật, vukhống, xuyên tạc,
xúcphạmuy tíncủa cơquan, tổ
chứcvàdanhdự, nhânphẩmcá
nhân trên Internet,mạngxãhội
bị phạt tiền 20-30 triệu đồng;
mức phạt cho tổ chức vi phạm
là 30-50 triệu đồng.
Bàn cách chống các “hội chửi”
trênmạng
Nhiều diễn đàn, trang Facebook lợi dụng sức lan tỏa củamạng Internet nhằmkích động, nói xấu, công kích
một vấn đề hoặc một con người.
VIẾT THỊNH- TUYẾNPHAN
M
ới đây, SởTT&TTTP
Hà Nội đã ban hành
bộ tài liệu hướng dẫn
kỹ năng khai thác thông tin
và ứng xử khi tham gia môi
trường mạng. Trong đó nội
dung đáng chú ý là khuyên
người dân khi tham gia môi
trườngmạng“không lậpnhóm,
lập hội để nói xấu, công kích
lẫn nhau”. Khuyến cáo này
nhận được sự đồng tình của
số đông dư luận song cũng
đặt ra lo ngại về tính hiệu
quả của nó.
TS
ĐẶNG HOÀNG GIANG
,
tác giả cuốn sách
Bức xúc
không làm ta vô can
:
Trên mạng hay ngoài
đời đều không hay
Tôi thường xuyên nhắc nhở
con cái không tụ tập để nói xấu
sau lưng người khác. Nếu phê
bình hay bày tỏ sự không đồng
tình của mình với hành vi của
người đó thì không sao, còn
chuyện nói xấu, bôi nhọ mà
không có cơ sở hoặc không
giúp ích được gì cho việc cải
thiện hành vi của người đó thì
dù trên mạng hay ngoài đời
cũng đều không hay.
Theo tôi, việc lập nhóm
nói xấu dù là ở đâu thì cũng
không có tác dụng khiến con
người hay môi trường đó tốt
đẹp hơn.
Nhà văn
ĐỖ PHẤN
:
Khó có tác dụng trên
phạm vi rộng
Tôi cho rằng bộ tài liệu
hướng dẫn kỹ năng khai thác
thông tin và ứng xử trênmạng
nếu áp dụng trong các công
sở, đối tượng là các công
Sở TT&TT TP Hà Nội vừa ban hành tài liệu gửi các sở/
ngành, quận/huyện, xã/phường hướng dẫn kỹ năng khai
thác thông tin và ứng xử khi tham gia môi trường mạng.
Bộ tài liệukhuyên côngdânkhi thamgiamôi trườngmạng
không lập nhóm, lập hội để nói xấu, công kích lẫn nhau;
không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm
mất uy tín, danh dự cá nhân của người khác; không khai
thác trái phép dữ liệu cá nhân của người khác. Đồng thời
không cổ súy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn
hóa, gây phản cảm, bị xã hội lên án như trào lưu“bóc phốt”,
“tung clip nhạy cảm”, “đủ like là làm”…
Ngoài ra, công dân nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh
đẹp về các hoạt động xã hội, phê phán cái xấu, biểu hiện
lệch lạc, hướng tới những thông điệp nhân văn.
Một số trường hợp tung tin bôi nhọ,
bịa đặt trên mạng
.
Năm 2017, NTNg (26 tuổi, Đà Nẵng) vì muốn câu like
trang mạng bán hàng online của mình đã bịa thông tin về
một nhóm támngười thực hiện ít nhất hai vụ bắt cóc trẻ em
tại quận Liên Chiểu. Ng. còn kể chi tiết chuyện một người
mẹ bị “cướp” con ngay khi đang ngồi trên xe máy và một
phụ nữ bịt mặt bế cháu bé đi khỏi nơi vui chơi. Nhiều tài
khoản đã dẫn lại khiến nhiều người dân hoangmang. Công
an khẳng định không có vụ bắt cóc nào xảy ra trên địa bàn.
.
Năm 2016, cô giáo MH (Long An) tung tin đồn về việc
học trò mình suýt bị bắt cóc tại chợ Tầm Vu. Cô H. cho biết
chỉ muốn đưa ra câu chuyện để cảnh báo phụ huynh nhưng
không ngờ sự việc đi quá xa.
.
Năm2014, trên trangFacebook cánhânmang tên“Quảng
Bình quê ta ơi” chia sẻ câu chuyện một thanh niên đi ô tô
Camry qua địa bàn ven biển thuộc xã Quang Phú (TP Đồng
Hới) và va chạm với một ô tô tải. Sau đó, tài xế xe Camry
xuống xe, rút súng bắn chết hai người đi trên xe tải rồi bỏ
trốn. Câu chuyện được chia sẻ rất rầm rộ. Người đã “sáng
tạo”kịch bản trên với mục đích làm chuyện để ý là NĐS (21
tuổi, trú tại TP Đồng Hới).
.
Năm 2013, Công an TP Đà Nẵng đã tiếp nhận đơn cầu
cứu của chị NTPT (TPĐà Nẵng).T. bị trang Facebook“Bộmặt
thật của các hot teenĐà thành”đăng bài lăngmạ với những
lời lẽ tục tĩu, bêu xấu. Facebook này còn có hành vi tương tự
với khoảng 50 nữ sinh các trường ở khu vực trung tâm Đà
Nẵng và nhận được hơn 16.000 lượt thích (like).
Tất cả trường hợp trên đều đã bị xử phạt hành chính.
Bên cạnh quyền
thì khi tham gia
mạng xã hội, công
dân phải chịu trách
nhiệm với hành
vi của mình dù là
trong môi trường ảo.
“Trúngđộc” vì tinxấu
(Tiếp theo trang1)
Không ít nạn nhân của những
chiêu trò tung tin bịa đặt, xúc phạm
danh dự trên MXH đã bị khủng
hoảng nghiêm trọng, thậm chí tự tử. Các tổ chức, cơ quan bị tấn
công bằng tin giả, tin sốc cũng rất dễ lâm cảnh lao đao, suy sụp.
Nhưng người ngoài cuộc cũng có nhiều thái độ khác nhau trước
những thông tin xấu, bịa đặt. Có nhiều người vin vào “tự do
ngôn luận” để dễ dãi chấp nhận các yếu tố bịa đặt ác ý, sẵn sàng
vào hùa để ném đá một ai đó đến chết (cả nghĩa đen và nghĩa
bóng) hoặc để ném đá lẫn nhau. Môn ném đá có lẽ là môn thể
thao được yêu thích nhất trên MXH hiện nay.
MXH là một môi trường có thể tối ưu hóa cho những lựa chọn
phù hợp sở thích. Nên nếu người dùng MXH thích đọc những tin
tức giật gân, thích share những tin xấu, những trang đầy kích
động câu view thì họ sẽ được “ăn” toàn những món ăn tinh thần
độc hại như thế. Những “món ăn” đó chẳng khác gì thuốc độc,
ngày qua ngày làm cho tinh thần họ trở nên bị nhiễm độc ngày
càng nặng hơn.
MXH phản ánh được nhiều mặt thuộc về tính cách, nội tâm
của cá nhân cũng như của cộng đồng. Người tiêu cực thường
sẽ chọn đọc và share những tin tức tiêu cực. Người thiếu tỉnh
táo rất dễ bị cuốn vào đám đông và sẵn sàng share những tin
giả, tin giật gân thiếu kiểm chứng. Ai cũng có thể lập ra một
fanpage/group rất dễ dàng và chế biến đủ kiểu thông tin trên
đó. Hàng ngàn, hàng chục ngàn lượt share các thể loại tin giả
càng tạo môi trường tin giả xuất hiện như nấm.
Để các loại tin giả, tin xấu bớt hoành hành, những vấn đề
trong xã hội cần được giải quyết nhanh hơn, hợp lý hơn. Điều
này đòi hỏi năng lực và trách nhiệm của những người trong hệ
thống quản trị xã hội. Ngoài ra, mỗi cá nhân cần phải trưởng
thành nhanh hơn, có trách nhiệm hơn, thúc đẩy để tạo ra một
cộng đồng có trách nhiệm. Chút tin vui là có nhiều người, nhiều
nhóm hoạt động cộng đồng đang thúc đẩy tinh thần trách
nhiệm đó.
Thực tế đã cho thấy việc chế tài của pháp luật đối với những
kẻ vu khống, bịa đặt không phải lúc nào cũng khả thi để ngăn
ngừa hiệu quả các thông tin xấu tràn lan. Môi trường MXH cũng
như môi trường chúng ta đang sống có rất nhiều tài nguyên
dành cho con người nhưng con người lại tạo ra rất nhiều thứ gây
ô nhiễm. Dừng việc gây ô nhiễm đã khó, tái tạo cho môi trường
tốt trở lại càng khó hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu không có
những tác động thay đổi hành vi dùng MXH của công dân theo
hướng tích cực hơn thì mỗi ngày sẽ có thêm nhiều nạn nhân mới
phải gánh hậu quả.
HỒNG MINH
quan chứ không thể yêu cầu
đối với tất cả công dân.
Bên cạnh quyền thì khi
tham gia mạng xã hội, công
dân phải chịu trách nhiệm với
hành vi của mình dù là trong
môi trường ảo. Nếu lợi dụng
mạng xã hội để nói xấu, xúc
phạm người khác hoặc đả
kích chính quyền… thì sẽ
phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật.•
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook