260-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu9-11-2018
(thua ông 26 tuổi) chung sống với
nhau như vợ chồng từ năm 2011
đến 2015 nhưng không đăng ký
kết hôn.
Trong quá trình chung sống, bà
MT có hỏi mượn tiền của ông để
mua sắm một số vật dụng trong
gia đình. Ông nói với bà MT là
có người quen có cửa hàng nội
thất-điện máy bán các mặt hàng
gia dụng nên ông sẽ liên hệ họ
để mua và thanh toán tiền trước,
sau này bà MT có tiền sẽ trả lại
cho ông sau.
Vào ngày 18-11-2011, ông cómua
giùm bà MT một số vật dụng sinh
hoạt như sau: Một máy lạnh, một
máy giặt, một tủ lạnh, một bộ salon
gỗ, một bộ bàn ăn tám ghế, một kệ
trưng bày, một giường sắt, một bàn
trang điểm, một nệm Kymdan, một
nệm thường, một bếp gas. Tổng cộng
số tiền mua các vật dụng sinh hoạt
trên là hơn 88 triệu đồng và ông
đã thanh toán đủ cho cửa hàng nội
thất-điện máy.
Ngoài ra, ông còn cho bà MT
mượn một nhà sắt tiền chế diện tích
4 x 10 m, lợp bằng tôn, cột bằng sắt
và dựng sát bên nhà bà T., trị giá
khoảng 40 triệu đồng.
Từ đó, ông T. yêu cầu TAND
huyện Tân Biên buộc bà MT hoàn
trả cho ông tổng số tiền là hơn 128
triệu đồng.
Tuy nhiên, sau này tại bản trình
bày nộp cho tòa vào ngày 27-8-2018
ông T. đã rút lại yêu cầu trên, chỉ
yêu cầu bà MT hoàn trả gần 1,8
triệu đồng theo giá trị tài sản mà
hội đồng định giá đã định giá với
một số vật dụng như máy giặt, tủ
lạnh, bàn trang điểm.
Vợ hờ: Chỉ tặng cho
một số đồ cũ
Tại phiên tòa sơ thẩmmới đây, bà
MT trình bày rằng trong quá trình
chung sống, ông T. có cho bà một
số vật dụng như sau: Máy giặt, tủ
lạnh, giường sắt, bàn trang điểm, kệ
trưng bày, nệm (không biết hiệu gì),
nhà sắt tiền chế diện tích 4 x 10 m.
Tuy nhiên, tất cả vật dụng trên đều
là đồ cũ của nhà ông T. bỏ đi nên
ông mới cho bà.
TÂNSƠN
M
ới đây, TAND huyện Tân
Biên, Tây Ninh đã xét xử
sơ thẩm vụ tranh chấp hợp
đồng tặng cho tài sản giữa ôngVVT
(SN 1957) với bà BTMT (SN 1983).
Chồng hờ: Cho mượn tiền
mua đồ
Trước đó, trong đơn khởi kiện,
ông T. trình bày: Ông và bà MT
Kiện vợ hờ
đòi… gần 1,8
triệu đồng
Ban đầu ông kiện bà đòi hơn 128 triệu
đồng tiềnmà ông cho rằng đã bỏ ramua
giùmbà các vật dụng sinh hoạt, sau đó
ông rút lại yêu cầu, chỉ còn đòi gần 1,8
triệu đồng…
Theo bà MT, các vật dụng khác
như salon gỗ, bàn ăn tám ghế, máy
lạnh, bếp gas, ông T. không hề cho
bà. Nhà bà có máy lạnh, bếp gas
nhưng do cha của bà mua cho.
Hiện nay, các vật dụng mà ông
T. cho bà như nệm, tủ lạnh đã hư
hỏng, không còn giá trị sử dụng.
Căn nhà sắt tiền chế cũng từng
hư hỏng, vào năm 2017 bà đã bỏ
ra khoảng 27 triệu đồng để sửa
chữa, cải tạo.
Bà MT khẳng định do hai người
sống chung như vợ chồng nên ông
T. đã tự nguyện tặng cho bà một
số vật dụng sinh hoạt cũ như bà đã
trình bày chứ bà không hề nhờ ông
T. mua hay xin bất cứ tài sản nào
của ông. Đúng ra bà không chấp
nhận yêu cầu của ông T. nhưng do
muốn giải quyết vụ án cho xong,
do không muốn liên quan, dây dưa
gì với ông T. nữa nên bà đồng ý trả
lại cho ông T. gần 1,8 triệu đồng.
Theo HĐXX, do tại phiên tòa hai
bên thỏa thuận được nên HĐXX
ghi nhận, tuyên buộc bà MT phải
trả cho ông T. gần 1,8 triệu đồng.•
Pháp luật không công nhận là vợ chồng
Theo điểm c khoản 3 Nghị quyết 35 ngày 9-6-2000 của Quốc hội (về
việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình), kể từ ngày 1-1-2001 trở đi, trừ
trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của nghị quyết này,
nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng...
Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nam, nữ có đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ giữa vợ và chồng...
Đối chiếu với quy định, trường hợp của ông T. và bà MT sống chung
như vợ chồng từ năm 2011 đến 2015 nhưng không đăng ký kết hôn nên
không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo bà MT, do hai
người sống chung như vợ
chồng nên ông T. đã tự
nguyện tặng cho bà một
số vật dụng sinh hoạt cũ,
chứ bà không hề nhờ ông
T. mua hay xin bất cứ tài
sản nào của ông.
Vìmột ôngnhiều chuyện, vác đơnđi kiệnngười lạ
Tòa sơ thẩmbác yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại vì nguyên đơn không trực tiếp nghe bị đơn nói xấumình,
không chứngminh được thiệt hại xảy ra...
Mới đây, TAND huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã
xử sơ thẩm vụ bà ĐTMD yêu cầu bà NTT phải bồi thường
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại.
Trong đơn khởi kiện, bà D. trình bày: Bà không biết
mặt, cũng không quen biết bà T. Khoảng tháng 9-2017, bà
được ông MVQ kể lại rằng bà T. nói bà có quan hệ tình
cảm với ông A., thường hẹn với ông A. đi phòng trọ...
Theo bà D., sự việc này hoàn toàn không có. Bà T. đã
dựng chuyện nói xấu xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của bà, làm tinh thần của bà suy sụp, ảnh hưởng đến công
việc làm ăn. Nay bà yêu cầu bà T. phải xin lỗi công khai bà
tại xã và ban ấp nơi bà cư trú, đồng thời bồi thường danh
dự, nhân phẩm cho bà với số tiền 14 triệu đồng.
Trong khi đó, bà T. trình bày rằng bà có quen biết ông
MVQ qua việc làm ăn. Khoảng tháng 9-2017, ông MVQ
có gọi điện thoại hỏi bà là trước đây có nghe chuyện ông
A. có quan hệ tình cảm với bà D. hay không. Bà mới trả
lời cách đây khoảng vài năm bà có nghe chính miệng ông
A. kể lại chuyện này trước sự chứng kiến của vợ ông A.
cùng một số người khác.
Bà T. khai chỉ nghe sao nói vậy chứ không dựng chuyện
nói xấu bà D., không làm nhục bà D. vì giữa hai người
không hề có mâu thuẫn gì. Do đó, bà không chấp nhận xin
lỗi công khai cũng như bồi thường thiệt hại cho bà D.
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, HĐXX nhận định:
Chứng cứ có trong hồ sơ và lời trình bày của các đương
sự tại phiên tòa thể hiện bà D. chỉ nghe ông MVQ kể lại
rằng bà T. có nói với ông MVQ là bà có quan hệ tình cảm
với ông A. Ở đây, bà T. không nói trực tiếp với bà D. Giữa
hai bà không quen biết, không có mâu thuẫn gì với nhau
nên bà T. không có động cơ, mục đích nói xấu nhằm xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà D.
Bên cạnh đó, bà D. cư trú tại thị trấn Đất Đỏ, làm việc
tại xã Long Phước, còn nơi bà T. nói chuyện với ông
MVQ qua điện thoại là tại nhà bà T. ở xã khác nên người
ở nơi cư trú, nơi làm việc của bà D. không ai biết gì. Sự
việc trên không ai biết, không có sự lan truyền mà do bà
D. tự đi kể lại cho nhiều người khác. Hơn nữa, thông tin
này xuất phát từ cuộc nói chuyện riêng qua điện thoại giữa
bà T. với ông MVQ, không phải ở nơi công cộng, nếu ông
MVQ không thuật lại với bà D., bà D. không khởi kiện bà
T. thì không ai biết và cũng không ai quan tâm. Ông MVQ
mới chính là người lan truyền thông tin, thuật lại cho bà
D. nghe cuộc nói chuyện với bà T.
Theo quy định của pháp luật dân sự về căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thì phải có hành vi
trái pháp luật và có thiệt hại xảy ra. Như vậy, bà D.
không nghe trực tiếp bà T. nói xấu mình, không chứng
minh được thiệt hại đã xảy ra do lời nói của bà T. nên
yêu cầu của bà về việc buộc bà T. xin lỗi công khai và
bồi thường thiệt hại không được chấp nhận.
Từ các phân tích trên, HĐXX đã tuyên bác toàn bộ yêu
cầu khởi kiện của bà D.
MINH KHÁNH
Căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại
Theo Điều 584 BLDS 2015, người nào có hành vi xâm
phạm tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác...
Theo khoản 1 Điều 592 BLDS 2015, thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâmphạmbao gồm: Chi phí hợp lý để
hạn chế, khắc phục thiệt hại. Thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút. Thiệt hại khác do luật quy định.
Theo khoản2Điều592BLDS 2015, người chịu tráchnhiệm
bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác bị xâmphạmphải bồi thường thiệt hại theo
quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một
người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không
quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook