260-2018 - page 16

16
• Máy bay hãng Lion
Air đâm vào cột sân
bay tại Indonesia.
Đó
là máy bay số hiệu Lion
Air JT633 tại sân bay
Fatmawati, TP Bengkulu
hôm 7-11. Cánh trái máy
bay này đã bị gãy.
Để thay thế, một chiếc
máy bay khác được triển
khai để đưa 143 hành
khách lỡ chuyến sang
Jakarta, theo
Channel
News Asia
.
• Chính quyền
Liban sẵn sàng hỗ trợ
người tị nạn trở về
quê hương.
Dự kiến
200.000 người tị nạn
Syria sẽ được hỗ trợ
để hồi hương vào cuối
năm 2018, Đại tướng
Mikhail Mizintsev của
Nga cho biết hôm 7-11.
Vị đại tướng còn khẳng
định kế hoạch này chỉ
dành cho người tị nạn tự
nguyện, theo
TASS
.
• Pakistan sa thải
giám đốc truyền hình
nhà nước.
Nguyên
nhân là vì giám đốc này
đã không kiểm soát nội
dung hiển thị trong lúc
đài truyền hình đưa tin
về chuyến thăm Trung
Quốc của Thủ tướng
Pakistan Imran Khan.
Dòng chữ nổi hiển thị
“Beijing” (Bắc Kinh)
đã bị viết lại bằng
“Begging” (Cầu xin),
theo
Reuters
.
PHÚ QUỐC
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứSáu9-11-2018
Đàm phán Mỹ-Triều
tiếp tục bế tắc
Mỹ hủy cuộc gặp dự kiến giữa Ngoại trưởngMỹMike Pompeo và
Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên KimYong-chol tại NewYork.
THIÊNÂN
H
ọp báo ngày 7-11,
Tổng thốngMỹDonald
Trump nói chính phủ
ông “rất vui với những gì
đang diễn ra với Triều Tiên”.
Tuy nhiên, theo các diễn biến
đang xảy ra và theo những
gì nhiều nguồn tin Mỹ và
nước ngoài liên quan đến
đối thoại Mỹ-Triều nói thì
bức tranh đàm phán không
lạc quan như hình ảnh ông
Trump vẽ ra.
Triều Tiên đòi Mỹ
dỡ bỏ trừng phạt
Ngày 7-11, Bộ Ngoại giao
Mỹ thông báo cuộc đối thoại
cấp cao giữaNgoại trưởngMỹ
Mike Pompeo và Phó Chủ
tịch đảng Lao độngTriềuTiên
KimYong-chol tại NewYork
(Mỹ) ngày 8-11 (giờ Mỹ) đã
bị hoãn nhưng không nói rõ
lý do. Cuộc gặp được cho là
bước chuẩn bị cho kế hoạch
tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh
lần hai giữa Tổng thống Mỹ
Donald Trump và lãnh đạo
Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ thì
cuộc gặp này sẽ diễn ra vào
một ngày trễ hơn và hai bên
sẽ gặp lại khi lịch trình của
hai phía cho phép.
Diễn biến này diễn ra chỉ
vài ngày sau khi Triều Tiên
cảnh cáo sẽ khôi phục chính
sách quốc gia củng cố kho
vũ khí hạt nhân trừ khi Mỹ
dỡ bỏ trừng phạt cho mình.
Nói với
CNN
, nhiều quan
chức quân đội và ngoại giao
Mỹ cũng như nhiều nguồn tin
biết rõ tiến trình đàm phán
Mỹ-Triều cho biết hai bên
đang bế tắc. Nhà nghiên cứu
Bruce Klingner, từng là phó
trưởng ban phân tích Triều
Tiên của CIA, nhận định:
“Hai bên rõ ràng vẫn còn ở
rất xa nhau”. Ông Klingner
nhắc đến các thực tế Triều
Tiên gần đây dọa khôi phục
hạt nhân nếu Mỹ không bỏ
trừng phạt, Triều Tiên vẫn
chưa cử người gặp ông
Stephen Biegun - đặc phái
viên của Mỹ về hạt nhân
Triều Tiên, đại diện đặc
biệt của ông Pompeo. Hơn
hết là chuyện hai nước vẫn
chưa thống nhất định nghĩa
các điều khoản cơ bản như
“giải trừ hạt nhân” dù đã
năm tháng sau cuộc gặp
lịch sử giữa ông Trump và
ông Kim.
CNN
cho biết Triều Tiên
thật sự giận dữ về chuyệnMỹ
từ chối dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Đầu tháng 11, Triều Tiên nói
đã làm mọi điều có thể với
tất cả thiện chí với Mỹ. Điều
còn lại là Mỹ phải phản ứng
phù hợp, nếu không thì nước
này “sẽ không tiến thêm thậm
chí 1 mm nào nữa”.
Các hành động của Triều
Tiên mấy tháng qua có thể
kể đến: Đóng cửa một điểm
thử động cơ tên lửa, phá hủy
bãi thử hạt nhân Punggye-ri,
hứa đóng cửa cơ sở hạt nhân
Yongbyon - nơi được cho là
sản xuất nguyên liệu cho vũ
khí hạt nhân nếu Mỹ có bước
đi thiện chí đáp lại.
Tại sao Mỹ không
dỡ bỏ trừng phạt?
Tuy nhiên, ông Pompeo
tuần trước khẳng định trừng
phạt vẫn sẽ được giữ nguyên
đến khi nào Triều Tiên hoàn
tất giải trừ hạt nhân. Một câu
hỏi được đặt ra là tại sao Mỹ
không dỡ bỏ trừng phạt?Theo
nhà phân tích cấp caoDuyeon
Kim tại Trung tâmVì an ninh
mới cho nước Mỹ, trừng phạt
có thể là bước đi đầy rủi ro
với Mỹ. Sở dĩ thế vì một khi
dỡ bỏ, Mỹ sẽ khó trừng phạt
lại vì Nga và Trung Quốc sẽ
phủ quyết ở Hội đồng Bảo
an Liên Hiệp Quốc.
Dù không dỡ bỏ lệnh trừng
phạt nhưng vì theo đuổi ngoại
giao với Triều Tiên, Mỹ thời
gian qua đã hoãn và hủy nhiều
cuộc tập trận quân sự chung
với Hàn Quốc. Đầu tuần này,
Chủ tịchHội đồngThammưu
trưởng liên quân Mỹ Joseph
Dunford có nói nếu đối thoại
Mỹ-Triều có tiến triển thì có
thể sẽ có thay đổi về hiện diện
quân sự Mỹ ở bán đảo Triều
Tiên.Mỹ đang có 28.500 quân
ở Hàn Quốc. Nhà phân tích
quân sựvà ngoại giaoMỹ John
Kirby cho rằng ông Dunford
“cố truyền tải thông điệp là
hiện diện quân sự của Mỹ
ở bán đảo Triều Tiên vừa là
nguyên nhân vừa là kết quả
của căng thẳng”.•
Cuộc đàmphán hạt nhânMỹ-Triều không được lạc quan như nụ cười rạng rỡ giữaNgoại trưởngMỹ
Mike Pompeo
(trái)
và lãnh đạo Triều Tiên KimJong-un trong lần gặp tại Triều Tiên hồi tháng 10.
Ảnh: BỘNGOẠI GIAOMỸ
Hai nước vẫn chưa
thống nhất định
nghĩa các điều
khoản cơ bản dù đã
năm tháng sau cuộc
gặp lịch sử giữa ông
Trump và ông Kim.
150
triệu USD sẽ được Trung Quốc hỗ trợ cho El Salvador
để thúc đẩy các dự án công nghệ và xã hội, tổng
thống El Salvador cho hay. Tuy nhiên, chính quyền
Mỹ lại cho rằng đây là kế hoạch Trung Quốc đưa các
nước vào bẫy nợ, hãng
Reuters
đưa tin.
TRI THÔNG
Ông Vương Nghị: “Trung Quốc
có thể là đối tác với Úc”
Bắc Kinh và Canberra cần hợp tác ở Nam Thái
Bình Dương và không nên là đối thủ chiến lược, Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc (TQ) Vương Nghị
khẳng định hôm 8-11.
Sau cuộc họp mới đây tại Bắc Kinh nhằm tái thiết
lập quan hệ song phương vốn dĩ nguội lạnh giữa Úc
và TQ, ông Vương Nghị khẳng định ông đồng ý với
Ngoại trưởng Úc Marise Payne về việc cả hai nước
có thể kết hợp sức mạnh đặc thù của nhau và bắt tay
hợp tác ba bên với các đảo quốc Thái Bình Dương.
Được biết đây là động thái hàn gắn mới nhất giữa
Úc và TQ sau sự kiện Úc mở ra một quỹ trị giá hàng
tỉ USD để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của
TQ trong khu vực.
“Chúng ta không phải là đối thủ và chúng ta hoàn
toàn có thể trở thành đối tác” - ông Nghị nói, đồng
thời mô tả cuộc họp là bước đi quan trọng sau những
thăng trầm gần đây trong mối quan hệ Úc-TQ.
Theo
Reuters
, bà Payne cũng đánh giá cuộc họp
là “có giá trị, đầy đủ và thẳng thắn”. Bà nhấn mạnh
điều quan trọng mà hai nước có thể làm là tôn trọng
khác biệt của nhau và cần tập trung vào những cơ
hội to lớn mà quan hệ hợp tác đem lại.
Vào cuối năm ngoái, quan hệ giữa Úc và TQ
trở nên căng thẳng khi cựu thủ tướng Úc Malcolm
Turnbull cáo buộc TQ can thiệp vào vấn đề nội bộ.
Hai quốc gia này cũng đang tranh giành ảnh hưởng
ở các đảo quốc đông dân tại Thái Bình Dương để
kiểm soát vấn đề tài nguyên.
TRI THÔNG
Bộ trưởngNgoại giao TrungQuốc VươngNghị
(phải)
Ngoại trưởngÚcMarise Payne. Nguồn: AP
Liệu đàm phán có sụp đổ?
Nhà phân tích cấp cao Adam Mount lo ngại hai bên rồi
đây sẽ không kiểm soát được căng thẳng và đàm phán sẽ
sụp đổ. Và theo ông, nếu thế thì đây sẽ là cuộc đàm phán
hạt nhân thất bại nhanh nhất trước nay giữa hai nước.
Tuy nhiên, ngày 7-11, khi được hỏi liệu có phải đối thoại
đã bị bế tắc hay không, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
Robert Palladino vẫn nói Mỹ tự tin rồi đây Triều Tiên sẽ cho
phép các thanh sát viên vào kiểm tra các cơ sở hạt nhân.
Nhiều quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cũng đánh giá
ông Kim Jong-un nghiêm túc với ý định giải trừ hạt nhân.
Trong khi đó, chuyên gia an ninh hạt nhân Naoko Aoki
nhận định dù đàm phán không lạc quan nhưng sẽ không
bên nào từ bỏ ngoại giao. Lý do ôngTrump vẫnmuốnTriều
Tiên giải trừ hạt nhân và ông Kim vẫn cần có quan hệ tốt
hơn với thế giới cho các mục tiêu phát triển kinh tế của
mình. Ông Trump trong ngày 7-11 vẫn nói ông có thể gặp
ông Kim vào đầu năm sau.
Hàn Quốc thất vọng
Hàn Quốc tỏ ra thất vọng khi cuộc gặp giữa ông Mike
Pompeovới ôngKimYong-chol bị hủy. Nói với
CNN
,một quan
chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đã rất hy
vọng sẽ có một tiến trình thực sự tiến đến giải trừ hạt nhân
và thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên thông
qua đàm phán cấp cao Mỹ-Triều Tiên. Và giờ thì “thật đáng
tiếc là cuộc gặp sẽ không diễn ra”. Dù sao Hàn Quốc vẫn hy
vọng cuộc gặp sẽ được thiết kế lại càng sớm càng tốt. Mấy
tháng qua Hàn Quốc rất nỗ lực vừa giữ vai trò trung gian
giữa Mỹ-Triều, vừa cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Quan
điểm của Hàn Quốc là muốn Mỹ bỏ trừng phạt Triều Tiên.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook