269-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứBa20-11-2018
Về lâu dài phải
hướng tới việc di
dời tái định cư cho
các hộ nằm trong
tầm bán kính bị
ảnh hưởng.
Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền,
cho biết huyện đã đưa ra phương án yêu cầu các cơ quan
chức năng phối hợp với Công ty Đồng Lâm đánh giá lại
tác động ảnh hưởng đến nhà ở để hỗ trợ thích đáng cho
người dân; có phương án di dời những hộ dân sống trong
khu vực bán kính 300 m.
Đối với đồng ruộng không thể canh tác thì PhòngTN&MT
đang tổ chức đề án thay đổi cây trồng cho phù hợp.
Huyện đã làmviệc, đề xuất việc giảm tần suất nổmìn hay
dùng các công nghệ hiện đại nhằm giảm ảnh hưởng của
việc nổ mìn đến môi trường xung quanh. Công ty Đồng
Lâm cho biết tới đây sẽ triển khai công nghệ vào việc nổ
mìn để giảm thiểu tác động tiêu cực từ quá trình khai thác
mỏ đến người dân.
Ruộng khô, nhà nứt
vì mỏ đá
NGUYỄNDO
T
hời gian qua, hơn 100 hộ
dân ở gần khu vực mỏ
đá vôi thuộc xã Phong
Xuân, huyện Phong Điền,
Thừa Thiên-Huế luôn sống
trong tình trạng lo lắng, bất
an vì bị ảnh hưởng nặng nề
bởi quá trình khai thác.
Theo tìm hiểu của chúng
tôi, Công ty Cổ phần Xi măng
Đồng Lâm đóng tại huyện
Phong Điền đã thuê Công ty
TânViệt Bắc khai thác mỏ đá
vôi tại địa điểm trên với sản
lượng đến hơn 1 triệu tấn/năm.
Hơn 100 ngôi nhà
dân bị nứt nẻ
Mỏ đá này được khai thác
vào năm 2014 và từ đó cuộc
sống c a hàng trăm hộ dân ở
đây đã bị xáo trộn. Việc nổ
mìn khai thác tại mỏ khiến
cả khu vực dân cư lân cận
rung chuyển, nhiều căn nhà
có nền móng yếu bị nứt nẻ
nhiều chỗ.
Ông Trần Văn Lô, người
dân thôn Xuân Lộc, bức x c
nói: “Do khai thác âm dưới
đất nên gây ra chấn động
rất lớn. Nhà cửa c a bà con
trong thôn mỗi ngày lại nứt
nẻ nhiều hơn. Ch ng tôi ai
cũng sợ nhà sập đến mất ăn
mất ng ”.
Đó là chưa kể việc nổ mìn
gây áp lực khiến đất đá văng
khắp mặt ruộng c a những
cánh đồng gần đó khiến người
dân không thể canh tác được.
Hoa màu cũng chết héo do
khói thuốc nổ và nước ngầm
cạn kiệt.
“Gia đình tôi sống nhờ vào
đồng áng nhưng từ khi có
mỏ đá thì ruộng vườn phải
bỏ hoang. Ch ng tôi đã phải
tìm nghề khác mưu sinh” - bà
Nguyễn Thị Hoa, một người
dân, chia sẻ.
Nhiều người cũng lo ngại
sức khỏe bị ảnh hưởng do khu
vực này luôn bụi bặmmù mịt
vì xe chở đất đá di chuyển liên
tục qua khu dân cư.
Cần có giải pháp
lâu dài
Liên quan đến vấn đề này,
ôngTrịnhĐứcHùng, Ch tịch
UBND huyện Phong Điền,
cho biết đầu tháng 11 huyện
đã tổ chức buổi đối thoại với
người dân xã Phong Xuân.
Dịp này người dân phản ánh
có 127 công trình và nhà ở
nằm trong phạm vi 500 m bị
ảnh hưởng, rạn nứt; ruộng đất
nằm sát mỏ bị mất nước; các
hộ dân sinh sống gần tuyến
đường băng tải bị ô nhiễm
tiếng ồn, khói bụi…
Trước đó, từ năm 2017
đến nay xã Phong Xuân đã
phối hợp với Công ty Đồng
Lâm khảo sát nhằm hỗ trợ
cho dân theo hai hướng: Hỗ
trợ tiền cho người dân tự
sửa chữa nhà hoặc để công
ty thực hiện sửa chữa. Công
ty đã chi hỗ trợ cho 106 hộ
dân, đình làng, nhà văn hóa
gần 500 triệu đồng để người
dân tự sửa chữa; đồng thời
sửa chữa cho 19 nhà dân với
tổng số tiền là 580 triệu đồng.
Tại buổi đối thoại, người dân
cho rằng đây chỉ là giải pháp
tạm thời vì hoạt động nổ mìn
vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến
đời sống c a họ. Bà con có
nguyện vọng được di dời, tái
định cư đến nơi ở mới để ổn
định cuộc sống.
Đồng tình, ôngNguyễnĐại
Vui, Bí thư Huyện y, Ch
tịch HĐND huyện Phong
Điền, nhận định bức x c c a
người dân là hợp lý. Về lâu
dài phải hướng tới việc di dời
tái định cư cho các hộ nằm
trong tầm bán kính bị ảnh
hưởng; các hộ khác cần được
theo dõi để hỗ trợ kịp thời.
“Mục đích phải làm sao cho
cả người dân sinh sống yên
ổn và công ty hoạt động ổn
định” - ông Vui nói. •
Người đổ
rác trộm
biết sai vẫn
làm, vì sao?
Từ nhiều năm nay, một đoạn dài khoảng 300
m trên đường Lê Văn Chí (phía sau Trường ĐH
Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, địa bàn phường Linh
Chiểu, quận Th Đức) thường được những người
thiếu ý thức mang rác thải ra đây đổ trộm.
Đoạn đường này không có nhà dân mà chỉ có một
bên là tường rào c a Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật,
bên kia là địa phận Nhà máy nước Th Đức.
Thường thì người ta hay mang rác ra đây đổ
trộm vào ban đêm hoặc l c sáng sớm, thời điêm
mà tuyến đường này thưa vắng người qua lại. Có
những hôm chiều tối còn chưa thấy thì sáng hôm
sau nhiêu ngươi đã thấy những đống rác, bao rác bị
đổ đống nằm ngổn ngang ở lề đường. Điều này cho
thấy những người vứt rác trộm thừa biết đó là hành
vi vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm.
Vẫn biết rằng những đống rác thải bị đổ trộm rồi
cũng sẽ được công nhân vệ sinh môi trường thu dọn.
Thế nhưng trên thực tế thì không phải những đống
rác bị đổ trộm ấy được thu dọn ngay mà nhiều khi nó
nằm chình ình cả tuần lễ, thậm chí dài hơn nữa mà
chưa được mang đi. Người đi đường nhiều phen phải
bịt mũi, nín thở khi lưu thông qua đoạn đường này vì
tình trạng ô nhiễm từ những đống rác.
Theo Nghị định 155/2016 quy định về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vứt,
thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố trong
khu vực đô thị bị phạt tiền 5-7 triệu đồng. Đây là số
tiền không nhỏ đối với thu nhập c a đa số người dân.
Tôi tin la nếu ai đã bị phạt một lần với mức phạt trên
thì sẽ không dám tái phạm.
Thiết nghĩ chính quyền phường sở tại cần phải có
biện pháp hữu hiệu (ví dụ gắn camera ở đoạn đường
này) để khi bắt được trường hợp ai đó mang rác thải
ra đổ trộm thì phạt thật nghiêm để răn đe, đồng thời
tuyên truyền trong khu phố để mọi người cùng biết
mà thay đổi hành vi. Trước đây, cũng nhờ theo dõi
qua camera mà UBND phường Trường Thọ, quận
Th Đức, TP.HCM cũng đã lập biên bản vi phạm
hành chính đối với một người dân từ phường khác
mang rác qua phường này đổ trộm.
ĐẶNG ĐỨC
Hơn 100 hộ dân phải chịu đựng tiếng ồn, khói bụi và sự chấn động đến
hư hỏng nhà cửamỗi ngày vì việc nổmìn khai thác đámỗi ngày.
Người vẽ bậy ởphốTây bị xửphạt 1,5 triệuđồng
Namdu khách người Đài Loan bị xử lý hành chính và hứa sẽ khắc phục hậu quả domình viết, vẽ bậy lên tường nhà dân.
Xe vận chuyển đá gây ô nhiễm
(ảnh lớn)
và tường nhà dân nứt nẻ, nguy hiểm
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: N.DO
Ngày 19-11, Công an phường Phạm Ngũ Lão, quận
1, TP.HCM cho biết đơn vi nay vừa phối hợp với Phòng
Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP.HCM xử phạt vi
phạm hành chính đối với nam du khách Ch.Y.J. (28 tuổi,
người Đài Loan; tr phường 12, quận 4) về hành vi “Đổ,
ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn
nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh
c a người khác” theo Điều 7 Nghị định 167/2013. Theo
quy định trên, hành vi này có mức phạt 1-2 triệu đồng.
Theo Công an phường Phạm Ngũ Lão, nam du khách
bị phạt 1,5 triệu đồng cho hành vi viết, vẽ bậy và 150.000
đồng vì không xuất trình được giấy tờ, hộ chiếu khi cảnh
sát kiểm tra. “Người này ban đầu nói rằng thấy các bức
tường có nhiều hình vẽ nên bắt chước theo chứ không có
ch đích gì. Tuy nhiên, sau đó ch ng tôi viện dẫn các quy
định c a pháp luật thì anh ta đồng ý rằng mình có vi phạm
và chấp nhận nộp phạt” - đại diện công an phường nói.
Nam du khách cũng khai rằng đây là vi phạm lần đầu.
Tuy nhiên, khi kiểm tra điện thoại c a người này, cảnh
sát phát hiện nhiều hình ảnh viết, vẽ bậy ở khắp các nơi
từ xe rác cho đến tường nhà… Số tang vật gồm sơn xịt
do nam du khách mang theo cũng rất nhiều và nhiều
bình đã bị vơi, chứng tỏ người này không phải vi phạm
lần đầu.
Công an phường Phạm Ngũ Lão cho biết thời gian vừa
qua đơn vi nay cũng có phát hiện, xử lý đối với những
người viết, vẽ bậy lên tường. Có trường hợp công an phải
trích xuất hình ảnh từ các camera an ninh để phục vụ công
tác xử lý. Trong khi đó, những người vi phạm thường thao
tác nhanh trong vài giây rồi bỏ đi trong đêm tối nên việc
phát hiện gặp không ít khó khăn.
NGUYỄN TÂN
Du kháchCh.Y.J. vànhữnghìnhảnh vẽ bậy trên tườngbị phát hiện.
Ảnh: NT
Những đống rác đổ trộmtrên đường Lê Văn Chí, phường
Linh Chiểu, quận ThủĐức, TP.HCM. Ảnh: ĐẶNGĐỨC
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook