269-2018 - page 9

9
Đánh giá việc phân vùng nhằm điều tiết được số lượng xe
taxi hoạt động theo từng địa bàn, ông ĐàoViệt Long, Trưởng
phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT TP Hà Nội, cho biết: “Việc
đăng ký theo vùng hoạt động không áp đặt đơn vị vận tải
phải hoạt động theo vùng cụ thể, một đơn vị có thể đăng ký
nhiều khu vực trong một vùng hoạt động”. Từ đó, Sở GTVT
sẽ căn cứ vào phương án đăng ký của đơn vị để điều tiết số
lượng xe taxi hoạt động theo từng quận, huyện nhằm đảm
bảo không quá nhiều xe taxi tập trung hoạt động tại một
vùng nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tiêu điểm
Dự án đường sắt YênViên-Lào Cai là
tuyếnđường sắt quan trọngphíaTây, là
một phần thuộc hành lang giao thông
Côn Minh-Hải Phòng do Ban quản lý
dự án đường sắt làm đại diện chủ đầu
tư. Tuyến trải dài 285 km theo hướng
Tây Bắc, từ ga Yên Viên, dọc theo bờ
Bắc sông Hồng đến Lào Cai, biên giới
giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Tuyến đường đi qua địa phận các tỉnh,
TP Hà Nội, Vĩnh Phúc, PhúThọ, Yên Bái
và Lào Cai.
8-2017) là hơn 7 tỉ đồng.
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ
công tác lập, thẩm định, phê duyệt
dự toán tại tất cả gói thầu đều tính
chưa đúng quy định khiến gói thầu
nào cũng “vênh” hàng chục tỉ đồng
như gói CP1 vênh gần 24 tỉ đồng,
trong đó giá trị tính toán chưa đúng
quy định là hơn 9 tỉ đồng; gói thầu
CP2 vênh xấp xỉ 100 tỉ đồng, trong
đó giá trị dự toán tính chưa đúng
quy định gần 29 tỉ đồng; gói thầu
CP3 tăng so với giá trị được duyệt
gần 51 tỉ đồng, trong đó giá trị dự
toán tính chưa đúng quy định là hơn
37 tỉ đồng…
Thoải mái “bán thầu”
Ởkhâu thực hiện hợp đồng, đối với
gói thầu xây lắp, sau khi trúng thầu
nhà thầu chính ký hợp đồng thuê các
nhà thầu phụ thực hiện khối lượng
công việc, Tổng Công ty Đường
sắt Việt Nam và Ban quản lý dự án
đường sắt đã chấp thuận danh sách
các nhà thầu phụ này nhưng không
có đánh giá năng lực, kinh nghiệm.
Đáng nói, danh sách các nhà thầu
phụ được chủ đầu tư chấp thuận triển
khai khối lượng công việc chỉ chiếm
một phần rất nhỏ, khoảng 10%-30%
giá trị các gói thầu. Phần còn lại được
Thanh tra Bộ GTVT kết luận: “Đối
với các khối lượng còn lại, Ban quản
lý dự án đường sắt đã buông lỏng
quản lý, để các nhà thầu chính thuê
nhà thầu phụ thi công mà không báo
cáo chủ đầu tư, tư vấn giám sát”.
Đổ tiền nhiều vẫn mất
an toàn
Một số sai sót nghiêm trọng cũng
được thanh tra chỉ ra. Tại gói thầu
CP1, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết
kế bản vẽ thi công đã thiết kế cao độ
đỉnh ray đường sắt tại vị trí đường
ngang Km 47 + 274 được nâng cao
17 cm so với hiện trạng ban đầu là
không hợp lý, gây khó khăn và mất
an toàn cho các phương tiện lưu
thông qua đường ngang, ảnh hưởng
đến an toàn chạy tàu.
“Việc này đã khiến phải sửa chữa
mặt đường ngang để phù hợp với cao
độ đỉnh ray đã được duyệt, làm tăng
giá trị gói thầu thêm gần 1,1 tỉ đồng.
Gói thầu CP3 cũng phát sinh hơn 2
tỉ đồng, gói thầu CP5 cũng phát sinh
141 triệu đồng đều do công tác thiết
kế có vấn đề” - kết luận Thanh tra
Bộ GTVT nêu rõ.
Đáng nói, mục tiêu của dự án hơn
VIẾT LONG
D
ự án cải tạo, nâng cấp tuyến
đường sắt Yên Viên-Lào Cai
với mức đầu tư hơn 3.400 tỉ
đồng đã mắc quá nhiều sai sót từ
khâu kế hoạch đấu thầu đến công tác
lập, thẩm định, phê duyệt dự toán
khiến tất cả gói thầu đều đội vốn.
Thậm chí chủ đầu tư đã buông lỏng
quản lý để các nhà thầu chính thuê
nhà thầu phụ thi công mà không báo
cáo chủ đầu tư, tư vấn giám sát…
Gói thầu nào cũng “vênh”
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến
đường sắt Yên Viên-Lào Cai do Ban
quản lý dự án đường sắt làm đại diện
chủ đầu tư (trực thuộc Bộ GTVT).
Theo kết luận thanh tra của Thanh
tra BộGTVT, khâu kế hoạch đấu thầu
của dự án đã tồn tại sai sót như việc
lập, trình, thẩm định, phê duyệt kế
hoạch đấu thầu khi chưa có đủ cơ
sở pháp lý. Từ đó dẫn đến khi dự
án hoàn thành đã tồn lại khối lượng
lớn vật tư dư thừa, gây lãng phí như
thừa 5.800 tấn ray P50, 4.800 bộ lập
lách… Giá trị ray, ghi còn lại chưa
sử dụng là xấp xỉ 60 tỉ đồng và phải
tổ chức trông coi, bảo quản với chi
phí đến thời điểm thanh tra (tháng
Lễ thông tuyến dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai năm2015. Ảnh: VL
Dự án đường sắt ngàn tỉ có sai sót
nghiêm trọng
Ban quản lý dự án đường sắt đã buông lỏng quản lý, để các nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ thi công
mà không báo cáo chủ đầu tư, tư vấn giám sát...
3.400 tỉ đồng này đưa ra là tăng mức
độ chạy tàu để rút ngắn thời gian chạy
tàu, đặc biệt là tàu khách khoảng 70
phút. Tuy nhiên, kết luận thanh tra chỉ
ra do những sai sót trong khâu khảo
sát, thiết kế đã khiến dự án khó đạt
được mục tiêu giảm thời gian chạy
tàu như mong đợi.
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến
đường sắt Yên Viên-Lào Cai với
mức đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng thực
hiện từ tháng 2-2005 đến tháng
9-2014, trong đó vốn từ ngân sách
trung ương gần 345 tỉ đồng, vốn vay
xấp xỉ 150 triệu USD (hơn 3.000 tỉ
đồng). Dự án được hoàn thành toàn
bộ và đưa vào vận hành, khai thác
vào năm 2015.•
Mục tiêu của dự án hơn
3.400 tỉ đồng này đưa ra
là để rút ngắn thời gian
chạy tàu nhưng sau khi
cải tạo, nâng cấp mục
tiêu này đã không đạt.
Đề nghị kiểm điểm các tập thể, cá nhân
Thanh tra Bộ GTVT quy trách nhiệm về những sai sót, tồn tại trên thuộc
về Tổng Công ty đường sắt Việt Nam và Ban quản lý dự án đường sắt và
các nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra. Bên cạnh đó, thanh tra Bộ yêu
cầu Ban quản lý dự án đường sắt phải rà soát, kiểm tra lại việc lập, duyệt
dự toán chưa đúng quy định là hơn 75 tỉ đồng; kiểm tra lại việc lập dự toán
với giá trị dự toán duyệt chưa đủ cơ sở là hơn 101 tỉ đồng…Ngoài việc xử
lý tài chính, thanh tra Bộ cũng đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam,
Ban quản lý dự án đường sắt tổ chức kiểmđiểmđối với các tập thể, cá nhân
để xảy ra những tồn tại, sai sót trên.
Theo thống kê của Sở GTVT TP Hà Nội, taxi truyền
thống đã có hơn 19.200 chiếc và gần 4.000 xe xin phù hiệu
tỉnh khác đang về Hà Nội hoạt động. Cùng đó, loại xe công
nghệ hoạt động như taxi cũng lên đến 30.000 phương tiện.
Như vậy, tổng số phương tiện đang hoạt động tại Hà Nội
lên đến hơn 50.000 xe, phá vỡ quy hoạch đô thị, gây ùn tắc
giao thông, ô nhiễm môi trường. Do đó, việc xây dựng dự
thảo quy chế quản lý taxi là cần thiết.
Tại dự thảo quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận
tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn Hà Nội, TP Hà
Nội yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi trình
phương án kinh doanh lên Sở GTVT. Trong phương án này
phải đảm bảo tiêu chí vùng phục vụ, biển số xe hoạt động
theo vùng (vùng 1 bao gồm địa giới hành chính các quận
trên địa bàn TP; vùng 2 gồm địa giới hành chính tại các
huyện, thị xã còn lại của Hà Nội), màu sơn, điểm đỗ, điểm
dừng đón trả khách, địa điểm giao ca… Ngoài ra, trong một
tháng, xe taxi phải đảm bảo thời gian hoạt động trong vùng
đã đăng ký tối thiểu 70%.
Dự thảo quy chế quản lý taxi của Hà Nội nêu rõ taxi được
dừng, đón, trả khách tại điểm đón trả khách cho xe taxi
trong thời gian không quá hai phút. Sau hai phút, xe taxi
phải di chuyển khỏi điểm đón, trả khách. Các xe taxi hoạt
động tại vùng 2 khi đưa khách vào các điểm đón, trả khách
trong vùng 1 chỉ được trả khách, không được dừng, chờ đón
khách tại các điểm đó và ngược lại.
Theo Sở GTVT TP Hà Nội, dự thảo quy chế cũng quy
định áp dụng ba màu sơn chung đối với xe taxi trên địa bàn
TP (xanh, ghi bạc, trắng) nhằm giúp người dân dễ dàng
nhận biết taxi Hà Nội với taxi ngoại tỉnh đổ về thủ đô hoạt
động và taxi “dù”.
Ngoài việc quản lý bằng màu sơn, Hà Nội còn thông
qua phần mềm dùng chung của taxi Hà Nội, thiết bị
giám sát hành trình lắp đặt trên xe để quản lý taxi. Từ
ngày 1-1-2019, các đơn vị taxi phải sử dụng phần mềm
dùng chung của taxi Hà Nội. Dữ liệu phần mềm dùng
chung của taxi Hà Nội được kết nối với hành khách,
lái xe và đơn vị taxi thông qua các thiết bị thông minh
(điện thoại thông minh, máy tính bảng).
Dự thảo cũng nêu rõ để đảm bảo công bằng trong kinh
doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách, TP Hà
Nội sẽ thành lập tổng đài điều hành chung cho taxi của
các đơn vị kinh doanh vận tải taxi trên địa bàn TP do Hiệp
hội Taxi Hà Nội xây dựng, điều hành, thông qua hình thức
telecom, bộ đàm, phần mềm.
TRỌNG PHÚ
Phânvùnghoạt động,màu sơn cho taxiHàNội
Dự thảo quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bànHà Nội dự kiến được phê duyệt năm2018.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook