269-2018 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa20-11-2018
ĐỨCMINH
Q
uốc hội đã có buổi họp
ngày 19-11 bàn về dự
án Luật Thi hành án
hình sự (sửa đổi). Theo
lịch trình, Quốc hội dành cả
ngày để họp bàn về dự luật
này.
Luật phải quy định
quyền nào bị hạn chế
Dự luật bổ sung Điều 27
quy định chín nhóm quyền
của phạm nhân và một nhóm
quyền mang tính nguyên tắc.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp
tỉnh Long An Phan Thị Mỹ
Dung cho rằng về nguyên tắc
người bị kết án tù là người đã
bị tước đi quyền con người cơ
bản nhất, đó là quyền tự do
thân thể. Từ đó, phạm nhân
không thể đòi hỏi được thực
hiện tất cả quyền con người,
quyền công dân được hiến
định. Bà Dung không đồng
tình với việc dự thảo chỉ nêu
chung chung, phạmnhân được
hưởng các quyền khác của
công dân nếu không bị hạn
chế bởi luật này và các luật
khác có liên quan.
Bà Dung băn khoăn nếu
luật này và luật khác không
Không rõ ràng nên
phát sinh vướng mắc
Bấm nút xin tranh luận
vào phút cuối, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh LongAn Hoàng
Văn Liên cho rằng quy định
như dự thảo là “không rõ
ràng”, bởi theo khoản 2
Điều 14 Hiến pháp 2013,
quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn
Trong điều kiện giam giữ
cải tạo, phạm nhân có quyền
chọn tự do tín ngưỡng hay
không? Có quyền tự do đi
lại, tự do hội họp, lập hội,
biểu tình, tự do xuất nhập
cảnh, tự do kết hôn, hiến
xác, hiến tạng, hiến mô,
lưu giữ tinh trùng không?
Nếu bị hạn chế thì hạn chế
như thế nào?...
Đối chiếu với các công
ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên, ông Liên cho
rằng một số quyền (như
quyền tự do đi lại, quyền
tự do cư trú, ra nước ngoài,
quyền tự do lập hội, tự do
biểu tình...) do phạm nhân
đang chấp hành án nên chắc
chắn bị hạn chế. “Tuy nhiên,
có một số quyền khác như
quyền tự do tín ngưỡng, thời
gian qua các cơ sở cải tạo
rất vướng mắc” - ông Liên
nói và đề nghị cơ quan soạn
thảo nghiên cứu xem xét
những quyền nào bị cấm,
quyền nào bị hạn chế cần
quy định rõ trong dự thảo
luật để dễ thi hành.•
ÔngHoàng Văn Liên, Phó Chủ tịchUBND tỉnh LongAn, đề nghị Luật Thi hành án hình sự phải nêu rõ
các quyền của phạmnhân. Ảnh: TRỌNGPHÚ
quy định thì phạm nhân
đang chấp hành án có được
hưởng các quyền công dân
khác như là quyền kết hôn,
quyền sinh con, giao dịch dân
sự, điều hành doanh nghiệp
từ xa hay không. “Đề nghị
dự luật phải được rà soát,
bổ sung đầy đủ thêm các
quyền của phạm nhân như
quyền không bị xúc phạm
thân thể, bị nhục hình, quyền
tự do tín ngưỡng theo quy
định...” - bà Dung nói.
Trong khi đó, PhóChánh án
TAND TP.HCMTrịnh Ngọc
Thúy lại cho rằng quy định
như dự thảo đã thể hiện đầy
đủ quyền của một công dân
đang chấp hành hình phạt tù,
mang tính bao quát tiến bộ,
đảm bảo quyền con người,
quyền công dân. “Theo tôi,
không cần quy định thêm
bất cứ quyền nào khác” - bà
Thúy nói và cho rằng không
thể nêu hết tất cả quyền mà
người đang phải chấp hành
án không bị hạn chế. Đôi khi
nêu ra lại chồng chéo các luật
khác, không khả thi. Hơn
nữa, có những quyền không
cần nêu ra tại luật này nhưng
người đang bị tạm giam vẫn
được hưởng.
chế bằng luật. “Nhiệm vụ
của các luật liên quan phải
cụ thể hóa tinh thần của hiến
pháp. Nghiên cứu và rà soát
dự thảo luật, chúng tôi thấy
chưa quy định rõ ràng hạn
chế quyền nào của phạm
nhân hoặc nếu có quy định
cũng hết sức mờ nhạt, không
rõ ràng” - ông Liên nói. Vị
ủy viên Ủy ban Tư pháp này
cũng nêu hàng loạt câu hỏi:
“Đề nghị dự luật
phải được rà soát,
bổ sung đầy đủ
thêm các quyền của
phạm nhân như
quyền không bị xúc
phạm thân thể, bị
nhục hình, quyền tự
do tín ngưỡng theo
quy định.”
Phan Thị Mỹ Dung
,
Phó Giám đốc Sở Tư pháp
tỉnh Long An
(PL)- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Trần Vĩnh Tuyến vừa có văn bản chỉ đạo
Sở TN&MT về việc bản vẽ/hồ sơ nhà, đất
bị trả để bổ sung, điều chỉnh nhiều lần.
Theo đó, TP cho hay hiện đang có tình
trạng bản vẽ/hồ sơ nhà, đất bị trả lại để bổ
sung, điều chỉnh nhiều lần khi thực hiện
các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà,
đất. Do đó, đã kéo dài thời gian giải quyết
hồ sơ, gây phiền hà, tốn kém, làm giảm sự
hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối
với cơ quan nhà nước.
Lãnh đạo TP giao giám đốc Sở
TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở và
đơn vị có liên quan kiểm tra, khảo sát thực
tế việc tiếp nhận, gải quyết thủ tục hành
chính trong lĩnh vực cấp phép xây dựng và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất có thành phần hồ sơ là bản vẽ/
sơ đồ nhà, đất trên địa bàn TP. “Làm rõ
nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị, rà soát cơ sở pháp lý liên quan đến
bản vẽ/hồ sơ nhà, đất và đề xuất các biện
pháp chấm dứt tình trạng này. Đồng thời
xử lý nghiêm cán bộ cố tình vi phạm”, TP
chỉ đạo. Thời hạn trước ngày 10-12 sở này
phải báo cáo UBND TP.
V.HOA
Ngày 19-11, trình bày báo cáo giải trình,
tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đặc xá (sửa
đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị
Nga cho hay: “Có ý kiến đại biểu Quốc
hội (ĐBQH) cho rằng quy định đối tượng
được đề nghị đặc xá như quy định dự thảo
luật là quá rộng, dễ bị lạm dụng; chỉ nên
xét đối với một số đối tượng được hoãn
thi hành án thuộc trường hợp mắc bệnh
hiểm nghèo”. Cạnh đó cũng có ý kiến đề
nghị quy định cụ thể về tiêu chí xác định
thế nào là “trường hợp đặc biệt” nhằm bảo
đảm tính minh bạch và thống nhất trong tổ
chức thực hiện. Có ý kiến đề nghị chỉ quy
định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để
đáp ứng yêu cầu đối ngoại của Nhà nước.
Theo bà Nga, báo cáo tổng kết Luật Đặc
xá trong 10 năm qua chỉ có 14 người được
đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp
ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà
nước và quá trình thực hiện được tiến hành
chặt chẽ, không phát sinh vướng mắc. “Do
đó, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị cho
giữ như dự thảo luật, tiếp tục giao cho Chủ
tịch nước quyền chủ động quyết định” - bà
Nga thông tin.
Bên cạnh đó, bà Nga cho biết tiếp thu ý
kiến của ĐBQH, dự thảo luật được chỉnh lý
theo hướng không mở rộng đối tượng đặc
xá trong trường hợp đặc biệt đối với người
đang được hưởng án treo, người được tha tù
trước thời hạn có điều kiện nhằm bảo đảm
phù hợp với tính chất của đặc xá. Về trường
hợp đặc xá diện đặc biệt thì được quy định
như sau: “Trong trường hợp đặc biệt để đáp
ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà
nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho
người đang chấp hành án phạt tù có thời
hạn, người đang được hoãn chấp hành án
phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù, người đang chấp hành án
phạt tù chung thân mà không phụ thuộc vào
các điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều
12 của luật này”.
Trước những ý kiến khác nhau về quy
định đặc xá diện đặc biệt (Điều 22), QH đã
tiến hành biểu quyết riêng về điều luật này.
Kết quả gần 96% ĐBQH có mặt tán thành
Điều 22. Về Luật Đặc xá (sửa đổi), có
92,99% tổng số ĐB tán thành. Do đó, luật
này đã được QH biểu quyết thông qua (sửa
đổi) với sáu chương, 39 điều, sẽ có hiệu
lực thi hành từ ngày 1-7-2019.
TRỌNG PHÚ
Quyềncủaphạmnhâncònvướngmắc
Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ các quyền của phạmnhân khi bị giamgiữ,
nếu chỉ nêu chung chung sẽ khó thực hiện trong thực tế.
Chủ tịchnước quyết định trườnghợp
đặc xádiệnđặc biệt
Xử nghiêm cán bộ làm khó bản vẽ, hồ sơ nhà, đất
(PL)- Trưa 19-11, nhóm công nhân đang
sửa chữa căn nhà ở góc đường Hàn Hải
Nguyên-Minh Phụng (quận 11) thì bất ngờ
xảy ra sự cố ban công tầng một bị sập. Vụ
việc khiến một công nhân đang đứng trên
ban công rơi xuống, một người ở dưới
không chạy kịp cũng bị khối bê tông rơi
vùi lấp.
“Vụ việc xảy ra quá nhanh. Bê tông đổ
sập cái ầm, bụi bay mù mịt. Nhiều người
hô hoán tìm cách giải cứu các nạn nhân” -
một người dân sống gần đó nói.
Người dân cùng phối hợp di dời bê tông
đưa cả hai nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu
trong tình trạng nguy kịch. Lực lượng chức
năng sau đó có mặt, khám nghiệm hiện
trường, lập biên bản điều tra, xử lý.
Theo người dân, căn nhà hai tầng này
cũng là trụ sở của một ngân hàng và đang
trong quá trình thi công sửa chữa. Công
việc sửa chữa được các công nhân thực
hiện từ hơn 10 ngày nay thì xảy ra sự việc
này.
N.TÂN
Công trình sập ở quận 11, đè trúng 2 người nguy kịch
Hiện trường vụ công trình đang sửa chữa bị sập
đètrúnghaicôngnhânởquận11,TP.HCM.Ảnh:HT
Dự thảo Luật Đặc xá sửa đổi được
Quốc hội thông qua ngày 19-11 với
số lượng tán thành gần 93%.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook