269-2018 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa20-11-2018
Thiết bị thông tin
công cộng: Hở ra là mất
15 hộp thông tin điện tử công cộng được lắp đặt gần các trạmxe buýt,
trên nhiều tuyến đường ở TP.HCMđã bị trộm thiết bị.
KIÊNCƯỜNG
G
ần đây, nhiều hành khách
chờ xe buýt tại một số
trạm ở TP.HCM bức
xúc trước tình trạng gần trạm
không còn màn hình hiển thị
để tìm kiếm thông tin về mạng
lưới tuyến.
Thiết bị màn hình
bị trộm
Trên đường Nguyễn Văn
Cừ, quận 5, hai trụ thông tin
được dựng gần trạm xe buýt
đều bị tháo gỡ màn hình hiển
thị chính ở giữa. Bên trong lộ
dây điện, ổ cắm điện rất nguy
hiểm, thậm chí nhiều thiết bị
đã bị rỉ sét lòi ra ngoài.
Bên ngoài trạm, không còn
những hình ảnh quảng cáo
của các nhãn hiệu vì chữ đã bị
nhòe, chỉ còn đọc được dòng
chữ Đất Việt OOH (Công ty
Truyền thông đa phương tiện
Đất Việt - đơn vị đầu tư và lắp
đặt các trạm thông tin này).
Chị Vân Anh (quận 5,
TP.HCM) đứng chờ xe buýt
ở đường Nguyễn Văn Cừ than
phiền: “Trước đây, ở gần trạm
này có cái màn hình, nếu cần
đến đường nào mà không biết
đi tuyến số mấy thì chỉ cần
tìm trên màn hình đó là ra,
rồi cứ thế mà chờ xe tới thôi.
Giờ thì mù tịt thông tin, cũng
chẳng biết vì sao màn hình lại
bị tháo đi nữa”.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Trần Chí Trung,
GiámđốcTrung tâmQuản lý và
điều hành vận tải hành khách
công cộng TP, cho biết hiện 15
trạm thông tin công cộng được
lắp đặt tại nhiều tuyến đường
TP đã bị trộm mất thiết bị.
“Thiết bị mất trộm thường
là các bảng màn hình LED
quảng cáo, đồng hồ, màn hình
cảm ứng hiển thị các thông
tin hữu ích được đặt gần các
trạm xe buýt” - ông Trung
thông tin.
Tuy nhiên, ông Trung cũng
khẳng định đây là tài sản của
nhà quảng cáo - đơn vị đã đầu
tư lắp đặt các trạm thông tin
này, đổi lại họ được khai thác
quảng cáo trên đó.
Anh Nguyễn Ngọc Nhân,
nhân viên bảo vệ quán ănTexas
Chicken ở gần
cổng Trường
ĐHKHTNtrên
đườngnày, cho
biết:“Tôikhông
nhớ rõ lắm, có
lẽ đãmất được
gầnmột tháng,
cũng không
thấy được họ
trộmbằngcách
nào. Nhưng
ngoài việc bị
mất trộm thì
trụ thông tin này cũng xuống
cấp lắm rồi”.
Ngoài ra, theo ghi nhận của
PV, một trạm xe buýt trước
khu vực Trung tâm thương mại
Nowzone cũng bị mất thiết bị
và để lại tình trạng tương tự.
Một trạm thông tin khác ở gần
trạmxe buýt BVTừDũ (đường
Nguyễn Thị Minh Khai, quận
3) cũng bị trộm cả đèn và màn
hình LED.
Ảnh hưởng đến giao
thông công cộng
Thừa nhận tình trạng trộm
thiết bị thông tin đang hoành
hành một cách công khai ngay
tại nơi công cộng, ông Trung
cho biết trung tâm đang phối
hợp với cơ quan chức năng
và công an để ngăn chặn tình
trạng trên.
“Chúng ta
phải kiểm tra,
xử lý và chấn
chỉnh ngay vì
mất các thiết bị
hướngdẫnngười
dânvềcácthông
tin xe buýt sẽ
ảnh hưởng lớn
đến giao thông
công cộng của
TP trong tương
lai” - ôngTrung
khẳng định.
Cụ thể, theo ông Trung, sắp
tới ngành giao thông sẽ lắp đặt
thêm nhiều trụ thông tin trực
quan, có giá trị trên nhiều tuyến
đường ở TP, nhất là khu vực
trung tâm. Thời gian qua, ngành
đã triển khai lắp đặt nhiều trụ
trên đường Hàm Nghi (quận
1), An Dương Vương (quận
5), trước Cung văn hóa Lao
động (quận 3).
“Giao thông công cộng đang
ngày càng được nâng cao chất
lượng, trong đó có việc sử
dụng các trạm thông tin này
để người dân dễ dàng tra cứu
mạng lưới tuyến, các điểm
dừng, thời gian hoạt động, giá
vé… Vì vậy, phải chấm dứt
ngay việc để mất trộm những
thiết bị quan trọng này” - ông
Trung phân tích.
Mặt khác, theo ông Trung,
khi các thiết bị mất trộm thì hệ
thống chiếu sáng của các trạm
này cũng ngừng hoạt động vì
hệ thống điện bên trong bị hư
hỏng. Việc này không chỉ gây
trở ngại trong việc tìm kiếm
thông tin cho hành khách mà
còn ảnh hưởng đến sự an toàn
của người dân khi đón xe buýt
vào ban đêm.•
Màn hình hiển thị thông tin công cộng trước và sau khi bị trộmthiết bị. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Màn hình bị mất không chỉ hiển thị
thông tin về xe buýt
Trên địa bànTP.HCMcó 54 trạm thông tin công cộng cómàn
hình cảm ứng được lắp đặt gần các trạm xe buýt vào tháng
7-2013. Các trạm thông tin này hiển thị nội dung liên quan đến
mạng lưới xe buýt, điểmđến, lộ trình, số hiệu bến xe... Ngoài ra,
tại đây còn có nhiều thông tin cho khách du lịch như nơi đặt
ATM, khách sạn, khu vui chơi, siêu thị, mua sắm... bằng ngôn
ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
“Theo ông Trần Chí
Trung, khi các thiết
bị mất trộm thì hệ
thống chiếu sáng của
các trạm này cũng
ngừng hoạt động,
làm ảnh hưởng đến
an toàn của người
dân khi chờ xe buýt
vào ban đêm.”
BộTưpháp trả lời
về dựán chốngngập
10.000 tỉ
Bộ Tư pháp cho rằng việc sử dụng chữ ký
đóng dấu của trưởng đoàn tư vấn là không
hợp lệ.
Trong văn bản gửi Trung tâm Điều hành chương
trình chống ngập nước TP (TTCN) - đơn vị điều
hành dự án, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật (Bộ Tư pháp) nêu: Nếu văn bản đã phát hành sử
dụng dấu chữ ký của người có thẩm quyền nhưng
người đó vắng mặt và không ký trực tiếp vào văn
bản gốc lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức thì không
phù hợp quy định pháp luật.
Trước đó, TTCN đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tư
pháp về việc ông L. Fernando Requena P.E trưởng
đoàn tư vấn giám sát hợp đồng dự án) đã không còn
ở Việt Nam từ ngày 14-7. Và từ đó đến nay đoàn tư
vấn giám sát hợp đồng đã phát hành hơn 30 văn bản
liên quan đến dự án gửi các cơ quan nhà nước có
đóng dấu chữ ký của vị này.
Về vấn đề trên, cuối tháng 10, Công ty TNHH Tư
vấn xây dựng Meinhardt (đơn vị đại diện đoàn tư vấn
giám sát hợp đồng gồm ba công ty) có văn bản gửi
UBND TP.HCM và TTCN, trong đó giải thích quy
trình sử dụng chữ ký của ông L. Fernando Requena
P.E. Theo đó, “đoàn tư vấn làm việc theo mô hình:
Trưởng đoàn tư vấn chỉ có mặt định kỳ, ngắn hạn
nhưng vẫn chịu trách nhiệm kiểm soát, điều hành toàn
diện dự án như chỉ đạo, kiểm tra, phê duyệt, ký văn bản
chính thức hoặc đóng dấu chữ ký qua hình thức chấp
thuận bằng email, fax…” - văn bản nêu rõ.
Đồng thời Công ty Meinhardt giải thích thêm:
Trên cơ sở đánh giá, tham mưu, soạn thảo từ các
bộ phận chuyên môn về hồ sơ giải ngân, hồ sơ kỹ
thuật, báo cáo tháng, báo cáo quý… sẽ được trình
cho trưởng đoàn tư vấn xem xét, ký trực tiếp khi có
mặt tại văn phòng dự án hoặc sử dụng chữ ký con
dấu khi ông này không có mặt. Công ty Meinhardt
khẳng định đây là quy trình làm việc bình thường
theo thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu công việc
của loại hình hợp đồng trọn gói này.
Trong một động thái khác, Phòng Cảnh sát hình
sự, Công an TP.HCM vừa yêu cầu lần thứ tư bà
Phạm Xuân Lộc Thảo, thư ký phiên dịch văn phòng
dự án (người liên quan đến vụ việc đoàn tư vấn này
tố bị người khác đe dọa khiến họ phải rút nhân sự
tham gia đoàn hồi cuối tháng 9) đến làm việc. Trước
đó, Công an TP.HCM đã ba lần mời bà Thảo đến
làm việc (ba lần đều trong tháng 10) nhưng bà Thảo
vẫn chưa đến làm việc theo yêu cầu.
“Để đảm bảo quyền lợi trực tiếp của đoàn tư vấn
và nhân viên đang làm việc tại dự án, Phòng Cảnh
sát hình sự yêu cầu ban lãnh đạo đoàn tư vấn cử bà
Thảo đến Phòng Cảnh sát hình sự để làm việc” -
công văn của Công an TP.HCM ngày 14-11 nêu.
KIÊN CƯỜNG
Tài xế không bằng lái ngang nhiên
chở cây “siêu khủng”
(PL)- Ngày 19-11, lãnh đạo Phòng CSGT Công
an tỉnh Bình Định cho biết đang tạm giữ một xe đầu
kéo vì chở cây “siêu khủng” nhưng không có giấy
phép lưu hành.
Cụ thể, lực lượng tuần tra của Phòng CSGT Công an
tỉnh Bình Định trong quá trình công tác đã phát hiện
xe đầu kéo biển số 43C-190.38 kéo theo rơmoóc biển
số 43R-021.27 lưu thông trên quốc lộ 19, đoạn qua địa
bàn huyện Tây Sơn, hướng từ Gia Lai về Bình Định.
Đáng chú ý, trên xe có chở một cây siêu lớn.
Do vậy, lực lượng tuần tra đã ra tín hiệu dừng xe
để kiểm tra. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện
xe không có giấy phép lưu hành đặc biệt trên quốc
lộ 19 và quốc lộ 1A đoạn đi qua tỉnh Bình Định.
Đồng thời, người điều khiển phương tiện là ĐCV
(45 tuổi, trú phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP Đà
Nẵng) cũng không có giấy phép lái xe.
Hiện xe đầu kéo trên đang bị lực lượng CSGT tạm
giữ tại Bến xe Tây Sơn (huyện Tây Sơn) để xử lý
theo quy định.
TẤN LỘC
Tiêu điểm
15 trạm thông tin công cộng
đượclắpđặttạinhiềutuyếnđường
TP đã bị trộmmất thiết bị. Thiết
bị mất trộm thường là các bảng
màn hình LED quảng cáo, đồng
hồ, màn hình cảm ứng hiển thị
các thông tin hữu ích được đặt
gần các trạm xe buýt.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook