071-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứNăm2-4-2020
sau đếnmột địa chỉ trên đường
song hành (quận 2, TP.HCM)
để gặp chủ nhà.
Nhân viênmôi giới còn dặn
chủ nhà muốn bán nhanh nên
chị phải đemtheo tiền cọc 10%
tổng giá trị ngôi nhà (130 triệu
đồng). Khi chị QA thắc mắc
vì sao hẹn giờ quá sớm như
vậy, điểm hẹn lại quá xa thì
nhân viên này cho biết đây
là trụ sở công ty.
Vì thấy cơ hội tốt, chị QA
cũng chấp nhận sáng sớm
mang tiền đến địa chỉ trên.
Đến nơi, chị thấy đây là một
quán cà phê và có khá nhiều
khách đang ngồi đợi.
Các nhân viên kinh doanh
(NVKD) xưng là người của
Công ty D ăn mặc lịch sự,
tiếp đón rất nhiệt tình. Chị
gặp nhân viên đã hẹn mình
tên Vy. Sau màn chào hỏi, Vy
cho biết nhà chị QA muốn
mua đã bán rồi nhưng bù lại
sẽ dẫn đi xem một mảnh đất
rất có tương lai ở… Long
Thành (Đồng Nai).
Đoàn Luật sư TP.HCM, cho
biết hiện nay có rất nhiều
khách hàng phản ánh việc
các NVKD thông tin quảng
cáo đất một nơi nhưng lại dẫn
đi một nẻo.
Theo ông Cường, NVKD
và các sàn giao dịch đều phải
hoạt động theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, trên thực
tế, NVKD thay đổi liên tục,
không được đào tạo bài bản
nên nhiều người bất chấp thủ
đoạn chỉ để bán được hàng.
Khi xảy ra chuyện, khách
hàng tìm đến thì những người
này lặn mất tăm, đổi số điện
thoại, bỏ mặc khách.
Hành vi này không những
vi phạm đạo đức kinh doanh
mà còn vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, khi xét xử các vụ
án liên quan đến bất động sản
(BĐS) thường chỉ xử lý chủ
đầu tư chứ những người tham
gia, dẫn dắt khách thì chưa bị
xử lý. Một phần do các hành
vi vi phạm khó chứng minh
được vì chỉ tư vấn bằngmiệng,
không có giấy tờ.
“Cần phải có chế tài nghiêm
với hành vi không trung
thực, đưa thông tin sai lệch
đến khách hàng của người
môi giới” - luật sư Cường
nhận định.
Tư vấn thêm, ông Nguyễn
Hoàng Việt, Chủ tịch HĐQT
SonViet Property JSC (SVP),
một đơn vị phát triển và phân
phối BĐS, cho rằng có không
ít đơn vị kinh doanh BĐS làm
ăn gian dối. Các công ty này
thường đánh vào tâm lý ham
rẻ của người mua, lập lờ, đánh
tráo các khái niệm như “đất
trồng cây” thành “đất ở đô
thị” để đưa người mua thiếu
kinh nghiệm vào bẫy.
Nhiều mánh lới được họ
sử dụng như rao bán nhà, đất
quận 1, quận 2 nhưng lại dẫn
tới dự án khác; yêu cầu khách
đến văn phòngmới được xem
hồ sơ; thậm chí có trường hợp
làm hồ sơ mua bán giả.
“Cách phòng tránh không
khó, chỉ cần tỉnh táo. Người
mua hãy yêu cầu công ty cung
cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý (sổ
đỏ của lô đất, sổ hồng của
căn nhà hoặc bản quy hoạch
1/500 của dự án). Nói rõ lý
do để tham khảo, đối chiếu
tại cơ quan chức năng của
địa phương. Nếu nhân viên
bán hàng từ chối hoặc hẹn
lại khi khác thì 99% đây là
một vụ lừa đảo” - ông Việt
chỉ rõ.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm,
khi NVKD ban đầu rao bán
sản phẩm này nhưng sau đó
đưa ra lý do để dẫn đến một
địa điểm khác thì thường là
có vấn đề, người mua không
nên nghe theo.•
Một lúc sau, gần 20 khách
được đưa lên xe du lịch chở tới
Long Thành xem. Tuy nhiên,
sản phẩm đều là những lô đất
nông nghiệp. Do không có
sự chuẩn bị, không tìm hiểu
thông tin nên đa số khách
không nắm rõ giá trị đất tại
khu vực này. Các nhân viên thì
ra sức quảng cáo về khả năng
thu lợi lớn trong tương lai.
Sau một hồi, có vài vị
Khi xét xử các vụ án
liên quan đến BĐS,
thường chỉ xử lý chủ
đầu tư, người dẫn
dắt khách thì chưa
bị xử lý.
khách vì sẵn tiền trong người
nên đã đồng ý đặt cọc giữ
chỗ. Những vị khách không
đồng ý đặt cọc ngay lập tức
bị người của Công ty D ghẻ
lạnh, không ân cần nữa và
cũng không cho xe đưa về TP.
Cần chế tài nghiêm
khắc người môi giới
Liên quan đến vấn đề trên,
luật sư Trần Minh Cường,
KIÊNCƯỜNG
M
ới đây, nhiều khách
hàng phản ánh họ
đọc được quảng cáo
rao bán nhà, đất nội thành
TP.HCM với vị trí đẹp mà
giá bèo nên đã đi tìm hiểu.
Cuối cùng, họ hoặc thất vọng
tràn trề hoặc bị đưa lên xe,
dẫn dụ đến xem mảnh đất xa
tít tắp tận Đồng Nai, Bình
Dương... Nếu khách đồng ý
mua thì được săn đón, bằng
không sẽ bị bỏ mặc, thậm chí
không cho xe đưa trở lại TP.
Không đặt cọc,
cho khách đi bộ về
Phản ánh đến báo
Pháp
Luật TP.HCM,
chị QA (ngụ
quận Phú Nhuận, TP.HCM)
cho biết vừa qua có đọc được
mẩu tin rao bán một căn nhà
ở đường Phan Tây Hồ (quận
Phú Nhuận) với giá rất rẻ. Chị
gọi cho số điện thoại đăng tin
thì được hẹn 7 giờ sáng hôm
Chiêu trò trưng ramột sản phẩm
trên cả tuyệt vời rồi dẫn dụ khách
đi xemnhà, đất không hề liên quan
vẫn được nhiều người sử dụng.
Cảnh báo rao nhà nội đô,
dẫn đi ngoại tỉnh
Một số khách hàng đã chỉ ra những điểm chung mà các
NVKD rao một nơi bán một nẻo thường sử dụng khi tiếp
cận họ.
Thứ nhất, luôn luôn đăng tin rao bán nhà, đất trong nội
thành TP.HCM ở những vị trí đắc địa, thậm chí trung tâm
TP với giá rẻ. Sau đó, viện dẫn nhiều lý do rằng BĐS đó đã
bán hoặc có trục trặc để giới thiệu một BĐS khác tốt hơn.
Thứ hai, luôn dặn khách hàng đem theo một khoản tiền
để đặt cọc.
Thứ ba, hẹn khách đến công ty (thực ra là quán cà phê)
vào khung giờ rất sớm buổi sáng nhằm có thời gian đưa cả
nhóm khách đi xem đất ở tỉnh.
Thứ tư, hối thúc làm rối khách hàng, gây áp lực để khách
phải đặt cọc trongvội vãdùchưanắmrõcác thông tinvềBĐS.
Thứ năm, sau khi bể kèo, khách liên lạc lại số điện thoại
của NVKDđó thì không thể gọi được, nhắn tin không trả lời.
Từngày 1-4, homestay, Airbnb tại TP.HCMtạmngưngnhậnkhách
UBND TP.HCM vừa ra Văn bản chỉ đạo số 1202/2020
gửi Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở TT&TT, Công an TP và
UBND các quận, huyện về quản lý các cơ sở lưu trú du
lịch trong thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh
COVID-19. 
Cụ thể, UBND TP chỉ đạo tạm ngưng việc tiếp nhận
khách mới tại các cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô
hình homestay, Airbnb và các loại hình kinh doanh dịch
vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ trên địa bàn TP kể từ 0 giờ
ngày 1-4 đến hết 15-4-2020. 
TP cũng giao Sở Du lịch hướng dẫn cụ thể cho các cơ
sở lưu trú du lịch trên địa bàn thực hiện phòng, chống
dịch bệnh, thực hiện biện pháp giám sát y tế theo quy định
của các cơ quan y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách
lưu trú và người lao động. 
Ngoài ra, TP giao Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở TT&TT,
Công an TP, các sở, ngành liên quan, UBND các quận,
huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, theo dõi,
hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc thực hiện giám sát theo
quy định.
Trước đó, Sở Du lịch TP.HCM có văn bản kiến nghị
TP xem xét, chỉ đạo tạm ngưng hoạt động tiếp nhận
khách mới của các cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình
homestay, Airbnb, loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú
ngắn hạn theo giờ trên địa bàn TP đến hết ngày 15-4.
Các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn (kể cả loại hình
kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb) nếu đang có
khách ở vẫn tiếp tục phục vụ khách theo thời gian đã đăng
ký. Yêu cầu chủ cơ sở rà soát, nắm đầy đủ thông tin cá
nhân của khách (tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, tình trạng
sức khỏe hiện tại, nơi đi, lịch trình di chuyển...).
TP.HCM hiện có trên 100 cơ sở lưu trú du lịch từ một
đến năm sao đang có khách ở. Việc tiếp nhận các khách
mới ở các cơ sở lưu trú du lịch (trừ loại hình kinh doanh
theo mô hình homestay, Airbnb) phải đảm bảo các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các biện pháp
giám sát y tế theo quy định của cơ quan y tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch lưu
ý đo thân nhiệt cho khách, nhắc nhở khách hạn chế ra
khỏi cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống tại phòng, giữ khoảng
cách 2 m khi tiếp xúc, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hằng ngày,
đề nghị tất cả khách du lịch hiện đang lưu trú thực hiện
khai báo y tế bắt buộc, đồng thời thực hiện nghiêm các chỉ
đạo của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách và
người lao động.
QUANG HUY
Khách hàng cần bình tĩnh tìmhiểu về BĐS, nhất là với những khu vực chưa nắmrõ thông tin.
Ảnhminh họa: QUANGHUY
Tin nhắn của nhân viênmôi giới gửi khách hàng. Ảnh: NVCC
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook