071-2020 - page 13

13
thực hiện điều này. Tôi hy
vọng còn nhiều nhà tài trợ
giúp đỡ phần ăn cho người
vô gia cư, nhờ Caritas phân
phối…và đó chỉ là một phần.
Chúng ta còn nhiều, anh
chị em công nhân, di dân…
thuê mướn nhà; nếu mỗi
người chủ nhà cho khất tiền
nhà, giảm giá, tặng tiền thuê
nhà hay khoan đòi tiền điện,
nước, trợ giúp điện, nước…
cũng là giúp anh chị em.
an toàn vệ sinh giúp 5.000
phần ăn mỗi ngày. Dự kiến
thứ Bảy tới đây chúng tôi sẽ
QUỲNHTRANG
N
gay trước ngày có chỉ
thị cách ly xã hội chống
dịch COVID-19, trong
ngày 31-3, Thành hội Phật
giáo TP.HCM, Tổng giáo
phận TP.HCM đã có những
quyết định để đồng hành với
bà con nghèo, đang mưu sinh
trên đường phố như bán vé
số, hàng rong, móc khóa,
đánh giày, lượm ve chai…
từ nay đến ngày 15-4.
Người nghèo được
lo cơm trong ít nhất
15 ngày
Thượng tọa Thích Thanh
Phong, Phó Trưởng Ban trị
sự kiêmTrưởng Ban từ thiện
xã hội (TTXH), Thành hội
Phật giáo TP.HCM, đã thống
nhất với Ban TTXH chung
tay hỗ trợ khó khăn với bà
con trên địa bàn các quận,
huyện thuộc TP.HCM.
Theo kế hoạch, Ban TTXH
sẽ kết hợp với các ban trị sự
Phật giáo quận, huyện, chính
quyền địa phương để đi khảo
sát và tổ chức những điểm
nấu ăn trên địa bàn 24 quận,
huyện hỗ trợ cho người bán
vé số, cơ nhỡ khó khăn vượt
qua giai đoạn khó khăn. Thời
gian duy trì các điểm nấu ăn
ít nhất đến ngày 15-4.
Trong khi chờ khảo sát,
ngay ngày 1-4, Ban TTXH
Phật giáo TP.HCM cùng Hội
Từ thiện Tường Nguyên đã
tổ chức nấu cơm chay để hỗ
trợ suất ăn trưa cho người bán
vé số, cơ nhỡ nhằm giảm bớt
khó khăn cho bà con có hoàn
cảnh đặc biệt này.
Bếp từ thiệnTườngNguyên
nấu mỗi ngày 1.000 suất
cơm chay, đóng hộp phục
vụ miễn phí cho bà con bán
vé số tại 10 phường thuộc
quận 4. Bếp từ thiện Tường
Nguyên đã kết hợp với các địa
phương tặng 1.500 phần quà
đến bà con bán vé số, cơ nhỡ
tại các quận, huyện trên địa
bàn TP.HCM: Quận 6, quận
7, huyện Bình Chánh... Mỗi
phần quà gồm 2 kg gạo, 10
gói mì và 10 trứng gà công
nghiệp.
Quán chay Bình An (49
Ngô Quyền, phường 6, quận
10) trong sáng 1-4 đã phát
500 suất cơm chay miễn phí
gửi đến bà con cơ nhỡ, bán
vé số khó khăn. Quán sẽ tiếp
tục đồng hành cùng bà con
qua các suất cơm miễn phí
từ nay đến hết ngày 15-4 với
thời gian nhận từ 9 giờ đến
14 giờ mỗi ngày.
Làm mọi cách hỗ trợ
người nghèo
ĐồnghànhcùngBanCaritas,
Đức giámmục Giuse Nguyễn
Năng, Tổng giám mục Tổng
giáo phận Sài Gòn, đã chia
sẻ và kêu gọi tinh thần quảng
đại trong mọi người gửi đến
những hoàn cảnh khó khăn.
“Trước mắt, tôi sẽ nhờ
một công ty chuyên cung
cấp các phần thức ăn công
nghiệp làm đúng tiêu chuẩn
Ban TTXH, Thành hội Phật giáo TP.HCMcó những phần quà đến bà con trên địa bàn TP.
( Ảnh do BBT
Giác Ngộ online
cung cấp)
2.000 suất cơm từ Nụ Cười
đến bà con nghèo ngày 2-4
Chuỗi quán cơm tương trợ Nụ Cười trong ngày 1-4 đã
nấu gần 1.000 suất ăn gửi đến bà con nghèo trên địa bàn
TP. Cụ thể, quán Nụ Cười 6 đã nấu 400 suất cơm. Quán cơm
Nụ Cười 4, 7, 8 được Hội Doanh nghiệp HàngViệt Nam chất
lượng cao và Công ty Cỏ May nấu tài trợ 500 suất (ít nhất là
cho đến hết ngày 15-4). Dự kiến trong ngày 2-4, quán Nụ
Cười 6 (tại 11 Nguyễn Huy Lượng, phường 14, quận Bình
Thạnh) tăng lên 600 suất cơm. Quán Nụ Cười 1 (596 Trần
Hưng Đạo B, phường 5, quận 5) và quán Nụ Cười 2 (488
Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình) bắt đầu nổi lửa,
nấu 300 suất/quán. Các quán còn lại là Nụ Cười 4 (148 Bến
VânĐồn, quận 4), Nụ Cười 7 (68/12 LữGia, phường 15, quận
11), Nụ Cười 8 (1276 HuỳnhTấn Phát, phường PhúMỹ, quận
7) vẫn tiếp tục làm như ngày 1-4 nhưng số lượng tăng lên
750 suất. Tổng cộng ngày 2-4, dự kiến hệ thống Nụ Cười sẽ
phân phối 2.000 suất cơm đến bà con nghèo.
Tiêu điểm
Quán chay Bình
An (49 Ngô Quyền,
phường 6, quận 10)
sẽ tiếp tục phát cơm
miễn phí từ nay
đến hết ngày 15-4
với thời gian nhận
từ 9 giờ đến 14 giờ
mỗi ngày.
Chiều 1-4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 TP.HCM đã họp trực tuyến nghe báo cáo về
tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch thường
trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết trong
thời gian qua TP đã có nhiều biện pháp phòng, chống
dịch nên hoàn toàn không bị động trong mọi tình
huống. Ông đề nghị các sở/ngành, quận/huyện thực
hiện nghiêm các biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16 của
Thủ tướng, trong đó hạn chế đến mức thấp nhất người
đến cơ quan làm việc. Người đứng đầu phải chịu trách
nhiệm về việc cán bộ, công chức, viên chức bị lây
nhiễm do không chấp hành nghiêm các quy định.
Về nguồn hàng, thời gian qua TP đã cung ứng đầy
đủ tại các siêu thị, cửa hàng để phục vụ nhu cầu mua
lương thực, thực phẩm của người dân TP. Trong thời
gian tới, ông Liêm cũng khẳng định nguồn hàng dồi
dào, không thiếu. Nhưng ông cũng khuyên người dân
trách tập trung đông trong các siêu thị vì dễ làm lây lan
dịch bệnh, thực sự cần thiết mới đi mua.
Đối với Sở Y tế, ông Lê Thanh Liêm đề nghị sở tham
mưu những việc TP đã và đang làm và một số việc cần
làm thêm có liên quan đến Quyết định 447 của Thủ
tướng về việc công bố dịch COVID-19.
Ông Lê Thanh Liêm cũng thống nhất với đề xuất của
Sở Y tế về tổ chức kiểm tra thực tế tại các bệnh viện
liên quan đến việc thực hiện phương án bảo đảm an
toàn cho bệnh viện và nhân viên y tế, cũng như phối
hợp với UBND các quận, huyện và ban quản lý các khu
chế xuất, khu công nghiệp triển khai và kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy trình, phương án tổ chức làm
việc cho công nhân, người lao động.
Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế
Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết tại TP.HCM hiện có 49
ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế công bố, một ca
dương tính đang chờ công bố. Đó là một người đàn ông
quốc tịch Anh, đến quán bar Buddha ngày 14-3 và có
tiếp xúc với bệnh nhân 91. Do đã được cách ly trước đó
nên khả năng người này lây lan cho cộng đồng là không
có nên Sở Y tế không phong tỏa nơi người đàn ông này
cư trú.
Trong thời gian tới, để phòng, chống dịch, ông
Nguyễn Tấn Bỉnh đề xuất sẽ kiểm tra cho giải tỏa
những người cách ly đã hết thời gian cách ly, tuy nhiên
trước đó phải kiểm tra chặt chẽ tình hình sức khỏe và
chỉ được kết thúc cách ly khi có kết quả âm tính. Đặc
biệt, đối với các trường hợp liên quan đến bar Buddha,
ông Bỉnh cho biết sẽ xem xét thêm kết quả điều tra dịch
trước khi quyết định việc kết thúc cách ly.
Sở Y tế cũng sẽ tổ chức kiểm tra thực tế tại các bệnh
viện việc thực hiện phương án bảo đảm an toàn cho
nhân viên y tế. Phối hợp với UBND các quận, huyện
và ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, ban
quản lý các khu công nghệ cao để triển khai việc ký
cam kết chịu trách nhiệm tổ chức các biện pháp phòng,
chống dịch bệnh. Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai
lập chốt kiểm soát tại các cửa ngõ.
Ngoài ra, Sở Y tế cũng sẽ phối hợp với UBND các
quận, huyện và ban quản lý các khu chế xuất, khu công
nghiệp triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quy trình, phương án tổ chức làm việc cho công nhân,
người lao động.
TÁ LÂM
Ban Caritas chung tay
hỗ trợ cơm
cho người nghèo
Ban Caritas, Tổng giáo phận
Sài Gòn đã có thư đến các giáo
hạt, giáo xứ thuộc giáo phận
nhờ báo số lượng những bà
con có hoàn cảnh khó khăn
trên địa bàn để Ban Caritas hỗ
trợ. Việc hỗ trợ là hai suất cơm
trị giá50.000đồng/ngày/người
và sẽdiễn ra trongsuốt 14ngày.
Đời sống xã hội -
ThứNăm2-4-2020
Công giáo, Phật giáo ở TP.HCM
cùng người nghèo trong đại dịch
Tổng giáo phận Sài Gòn,Thành hội Phật giáo TP.HCMngay lập tức đã có những giúp đỡ thiết thực đến
bà con nghèo trên địa bàn TP.HCM trong ngày đầu tiên của thời gian thực hiện cách ly xã hội (từ ngày 1-4).
Mỗi giáo dân, giáo xứ xem
trong khu vực mình có hoàn
cảnh nào, các anh chị em trực
tiếp giúp đỡ. Các quý vị ân
nhân trong điều kiện, các
công ty, xí nghiệp có phần
dự trữ hay anh chị em có
tiền để dành giúp đỡ người
ta như tài trợ cho nhân viên
mình tháng lương…
Chúng ta hy vọng thời
gian này không dài và mỗi
người cùng giúp đỡ nhau.
Nạn dịch gây khó khăn
trong cuộc sống chúng ta,
chính trong bối cảnh này
chúng ta càng cần phải lan
tỏa điều khác đó là lòng yêu
thương, sự quảng đại chúng
ta. Chúng ta phải lây lan
điều đó, đó là lòng nhân ái
và cũng là tinh thần bác ái
của Kitô giáo” - Đức giám
mục Giuse Nguyễn Năng
chia sẻ.•
Kiểmtra, giámsát quy trình làmviệc cho côngnhân
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook