071-2020 - page 9

9
Thủ Thiêm là trung tâm thương mại,
tài chính mới
Quận 2 có diện tích khoảng 50 km
2
, là quận mới được đô thị hóa, nơi
có khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai gần được xem là trung tâm
thương mại, tài chính mới của TP.HCM.
Quận 9 có diện tích khoảng 114 km
2
, nằm về phía đông TP, cách trung
tâmTP khoảng 7 km theo đường xa lộ Hà Nội, phía đông giáp huyện Nhơn
Trạch, ĐồngNai, phía tây giáp quậnThủĐức, phía namgiáp quận 2 và sông
Đồng Nai, phía bắc giáp TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Quận Thủ Đức có diện tích gần 48 km
2
, trên địa bàn quận có ga Bình
Triệu, làng ĐH Thủ Đức, làng thiếu niên Thủ Đức, Khu chế xuất Linh Trung
1 và 2, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhiều cảng sông, cảng đường bộ... Một phần
phía tây nam quận Thủ Đức được bao bọc bởi sông Sài Gòn.
chính trực thuộc đối với đơn vị hành
chính dự kiến hình thành sau khi sắp
xếp. Điều này tương tự như một số
trường hợp đặc biệt khi sắp xếp đơn
vị hành chính cấp huyện, cấp xã…
Vừa qua, Sở Nội vụ TP.HCMcũng
đã có văn bản kiến nghị Bộ Nội
vụ hướng dẫn quy trình thực hiện
hồ sơ thành lập TP phía đông theo
chủ trương của lãnh đạo Thành ủy,
UBND TP.HCM.
Theo dự kiến, sau khi được thành
lập, TP phía đông của TP.HCM sẽ có
quy mô hơn 1,1 triệu dân, được bố trí
trên tổng diện tích tự nhiên hơn 211
km
2
. Theo tiêu chuẩn quy định, quy
mô dân số của TP phía đông sẽ đạt
hơn 779,98% và diện tích tự nhiên
cũng đạt hơn 141%.
Trước đó, theo ý tưởng đạt giải
nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng quy
hoạch khu đô thị sáng tạo phía đông
TP, khu này sẽ có sáu chức năng.
Đó là việc xây dựng Thủ Thiêm
trở thành trung tâm công nghệ - tài
chính quốc tế; hình thành trung tâm
thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc;
HUYVŨ
N
hằm hình thành và phát triển
khu đô thị sáng tạo tương tác
cao phía đông, TPđã xây dựng
đề án TP phía đông (thuộc TP.HCM)
trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9
và quận Thủ Đức.
Tuy nhiên, việc sáp nhập cùng lúc
ba quận 2, 9 và Thủ Đức để thành
lập TP thuộc TP là chưa có tiền lệ.
Nếu thực hiện được TP phía đông,
TP.HCM sẽ là địa phương đầu tiên
của cả nước có mô hình TP thuộc
TP trực thuộc trung ương.
Về vấn đề này, TP đã xin ý kiến và
nhận được phúc đáp của Bộ Nội vụ,
trong đó bộ đề nghị TP xin ý kiến Bộ
Xây dựng nội dung liên quan đến hồ
sơ, đề án phân loại và chương trình
phát triển đô thị. Trên cơ sở đó, TP
đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, có
ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án
phân loại và chương trình phát triển
đô thị đối với trường hợp TP.HCM
sáp nhập ba quận để thành lập TP
trực thuộc TP.
TP cũng kiến nghị Bộ Xây dựng
chấp thuận việc TPphía đông dự kiến
được thành lập sẽ không xemxét điều
kiện về sự phù hợp với định hướng
quy hoạch, chương trình phát triển
đô thị và tiêu chuẩn về đơn vị hành
Một góc quận 2, TP.HCMnhìn từ trên cao. Ảnh: HOÀNGGIANG
TP.HCM đề xuất sáp nhập 3 quận
để thành lập TP phía đông
Để hình thành thành phố phía đông, UBNDTP.HCMvừa có văn bản xin ý kiến của Bộ Xây dựng về việc
sáp nhập ba quận 2, 9,ThủĐức.
phát triển trung tâm công nghệ cao
Sài Gòn; hình thành trung tâm công
nghệ giáo dụcĐHQuốc giaTP.HCM;
hình thành trung tâm công nghệ sinh
thái Tam Đa; xây dựng khu đô thị
tương lai Trường Thọ (biến khu cảng
hiện hữu thành một khu đô thị mới).
Để triển khai ý tưởng này, Công
ty Sasaki (đơn vị đạt giải nhất) đề
xuất thành lập cơ quan quản lý phát
triển đô thị sáng tạo dưới mô hình
công ty chịu trách nhiệm phát triển
dự án. Ngoài ra, ba quận trong khu
vực (quận 2, 9 và Thủ Đức) cần
được tổ chức thống nhất thành một
cơ quan hành chính duy nhất, theo
mô hình chính quyền đô thị để điều
phối phát triển.•
Theo dự kiến, sau khi
được thành lập, TP phía
đông của TP.HCM sẽ
có quy mô hơn 1,1 triệu
dân, được bố trí trên tổng
diện tích tự nhiên hơn
211 km
2
.
Nhiều thay đổi về quy định
thu phí không dừng
Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo quyết định của Thủ
tướng về thu phí tự động không dừng (thay thế Quyết định
07/2017).
Trong đó, đáng chú ý là việc ban soạn thảo đưa ra quy
định các trạm thu phí đang hoạt động nhưng chưa lắp đặt
thu phí tự động phải thực hiện thu phí chậm nhất là một
năm, kể từ thời điểm lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch
vụ. Trong khi đó, Quyết định 07 lại đưa ra lộ trình (trước
năm 2019 phải xong việc lắp đặt hệ thống thu phí không
dừng nhưng Bộ GTVT xin gia hạn hết năm 2020).
Với quy định trên, sẽ không có thời hạn lắp đặt hệ thống
thu phí tự động cho tất cả trạm BOT. Thay vào đó, tiến độ
thu phí tự động tại từng dự án sẽ phụ thuộc vào thời gian
nhà đầu tư ký được hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ
thu phí tự động.
Bộ GTVT cũng đề xuất đối với trạm thu phí mới, chỉ
được thu phí khi đã triển khai thu phí tự động. Cơ quan nhà
nước có quyền dừng thu phí với trạm thu phí nào không áp
dụng thu phí tự động.
Dự thảo trên cũng cho phép nhà đầu tư dự án đường bộ
và đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động thỏa thuận về
đơn vị quản lý trạm thu phí. Thay vì nhà đầu tư dự án bắt
buộc phải chuyển giao quyền quản lý trạm thu phí cho đơn
vị thu phí tự động quản lý như Quyết định 07/2017.
Đối với chủ phương tiện, có trách nhiệm nộp tiền vào tài
khoản thu phí qua hình thức nộp tiền vào ví điện tử, hoặc
hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Dự
thảo cũng bổ sung quy định nộp phí điện tử theo tháng, quỹ.
Trường hợp chủ phương tiện sử dụng dịch vụ thu phí tự
động mà tài khoản không có tiền để thanh toán, đơn vị cung
cấp dịch vụ thu phí tự động ghi nợ trên tài khoản và thông
báo cho chủ phương tiện.
“Chủ phương tiện có trách nhiệm trả tiền phí nợ trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Hết thời
hạn trên, nếu chủ xe không trả nợ, đơn vị thu phí có quyền
khởi kiện đòi nợ…” - dự thảo Bộ GTVT nêu rõ.
Liên quan đến thu phí không dừng, trước đó Bộ GTVT
cho biết giai đoạn 2 của dự án gặp khó khăn do Tập đoàn
Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đứng đầu liên
danh nhà thầu cung cấp dịch vụ nhưng không thành lập
được doanh nghiệp dự án do vướng quy định.
Ngày 17-3, Thủ tướng đồng ý về chủ trương cho phép
Viettel tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp dự án. Sau
đó, các bên đã đàm phán và thống nhất Viettel nắm giữ tỉ lệ
góp vốn 86%. Hiện Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với
Bộ KH&ĐT và các cơ quan xây dựng kế hoạch chi tiết để
triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng, bảo đảm
đưa vào hoạt động đồng bộ trong năm 2020.
VIẾT LONG
Trái tim thứ hai của tuyến metro số 1 đã
về tới Việt Nam
Ngày 1-4, Ban quản lý Đường sắt đô thị (MAUR) cho
biết trái tim thứ hai của hệ thống điện cho tuyến metro số 1
(Bến Thành - Suối Tiên) đã về đến trạm biến áp Tân Cảng
vào sáng cùng ngày.
Hai máy biến áp 110 kV/22 kV với tổng công suất 50
MVA được cung cấp và sản xuất bởi Công ty Hitachi (Nhật
Bản) theo tiêu chuẩn Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế IEC
60076. Sau khi thử nghiệm thành công tại Nhật Bản đã về
đến Việt Nam vào cuối tháng 3. Việc vận chuyển cả hai
máy đến trạm biến áp Tân Cảng hoàn thành ngày 1-4.
Trạm biến áp Tân Cảng cùng trạm biến áp Bình Thái là
hai trái tim của hệ thống điện cho tuyến metro số 1. Đây là
hai trạm biến áp có nhiệm vụ tiếp nhận điện cung cấp cho
tuyến đường sắt đô thị số 1.
Tại trạm biến áp Tân Cảng, hai máy biến áp 110 kV/22
kV với tổng công suất 50 MVA sẽ tiếp nhận nguồn điện
110 kV từ lưới điện quốc gia. Từ nguồn thứ cấp 22 kV của
máy biến áp, qua các máy biến áp khác sẽ cung cấp điện
sức kéo 1.500 DC phục vụ chạy tàu và cung cấp điện dịch
vụ 380 V/220 V cho các thiết bị, tiện ích nhà ga của tuyến
metro số 1.
Hiện nay, MAUR và các nhà thầu thi công đã và đang
khẩn trương hoàn tất giai đoạn cuối cùng của công tác lắp
đặt máng cáp và các thiết bị phụ trợ để chuẩn bị cho công
tác lắp đặt hai máy biến áp tại trạm biến áp Tân Cảng. Sau
khi các máy biến áp được lắp đặt hoàn chỉnh tại trạm biến
áp Tân Cảng, giai đoạn tiếp theo là thử nghiệm thiết bị
trước khi tiến hành tiếp nhận nguồn điện chính thức từ lưới
điện quốc gia để thử nghiệm hệ thống và vận hành kỹ thuật
cho dự án.
Trước đó, trái tim đầu tiên của hệ thống điện cho tuyến
metro số 1, trạm biến áp Bình Thái, đã hoàn thành công tác
lắp đặt vào cuối năm 2019. 
ĐÀO TRANG
Trái timthứ hai của hệ thống điện cho tuyếnmetro số 1 đã
về tới Việt Nam. (Ảnh doMAUR cung cấp)
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook