071-2020 - page 7

7
Bạn đọc -
ThứNăm2-4-2020
NGUYỄNHIỀN
T
rước tình hình dịch bệnh
COVID-19 đang diễn biến phức
tạp, nhiều gia đình muốn hủy
tiệc cưới đã đặt trước đó. Nhiều
bạn đọc thắc mắc nếu như hủy hợp
đồng đặt tiệc thì số tiền đặt cọc sẽ
được giải quyết như thế nào? Nhà
hàng có phải trả lại tiền đặt cọc
cho khách?
Không tổ chức tiệc vẫn
mất tiền cọc
Phản ánh đến
Pháp Luật TP.HCM,
anh Trương Lê Minh cho biết:
Tháng 2, vợ chồng tôi có đến một
nhà hàng ký hợp đồng đặt tiệc để tổ
chức tiệc cưới vào ngày 12-4. Tôi
đã đặt cọc trước cho nhà hàng gần
60 triệu đồng để tổ chức tiệc cưới.
Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh
như hiện nay thì cả tôi và nhà hàng
đều không tổ chức tiệc được. Tôi
có đến nhà hàng yêu cầu trả lại tiền
cọc nhưng phía nhà hàng nhất quyết
không trả. Lý do được phía nhà hàng
đưa ra là họ không tổ chức được
do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
chứ không phải bên phía nhà hàng
không tổ chức và ra yêu cầu là dời
tiệc cưới. Thế nhưng bên tôi muốn
lấy lại cọc chứ không có dời ngày
vì làm sao biết khi nào hết dịch”.
May mắn hơn, anh Trần Thanh
Hùng chia sẻ: “Vợ chồng tôi đã
đến một nhà hàng ở quận Tân
Bình, TP.HCM để đặt tiệc cưới. Tôi
mời khách ít nên chỉ đặt khoảng
10 bàn và đặt cọc trước 40 triệu
đồng. Ngày 21-3 là tổ chức tiệc,
thiệp mời cũng đã phát. Thế nhưng
thời gian đó dịch bệnh tiếp tục
bùng phát ở Việt Nam nên chúng
tôi quyết định đến nhà hàng gặp
quản lý làm việc và thương lượng.
Sau một buổi nói chuyện, họ thông
cảm, hai bên chia sẻ cùng nhau,
tất nhiên vẫn bị mất một phần tiền
đặt cọc trước đây”.
Những ngày qua, nhiều bạn đọc
khác cũng gửi email đến chúng tôi
trình bày tình cảnh tương tự và thắc
mắc pháp lý quanh vấn đề này.
Nên chia sẻ lẫn nhau vì là
sự kiện bất khả kháng
Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật
sư TP.HCM, phân tích: Theo quy
định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự
thì những sự kiện xảy ra một cách
khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được
mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết thì được coi là sự kiện bất
khả kháng.
Hiện nay dịch bệnh COVID-19
diễn biến phức tạp. Thủ tướng
Chính phủ đã có các chỉ thị yêu
cầu các cấp, ngành, địa phương và
Hủy tiệc cưới mùa dịch COVID-19
có phải mất tiền cọc?
Nếu hủy hợp đồng tổ chức tiệc cưới trongmùa dịch bệnh thì cả hai bên nên giải quyết số tiền đặt cọc
trên tinh thần chia sẻ lẫn nhau.
Đôi vợ chồng quyết định dời tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng để
phòng, chống dịch. Ảnh: NGUYỄNTRÀ
toàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt
tinh thần “chống dịch như chống
giặc”, không tụ tập đông người,
chấp nhận thiệt hại về kinh tế để
phòng, chống dịch.
Như vậy, các giao kết hợp đồng
không thực hiện được do ảnh hưởng
của dịch là trường hợp bất khả kháng.
Theo khoản 2 Điều 351 Bộ luật
Dân sự quy định trường hợp bên
có nghĩa vụ không thực hiện đúng
nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng
thì không phải chịu trách nhiệm
dân sự, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
TS Nguyễn Văn Tiến, giảng
viên Trường ĐH Luật TP.HCM,
cũng đồng tình khi cho rằng việc
không thực hiện tiếp hợp đồng
đặt cọc trong trường hợp này
thì không bên nào vi phạm bởi
đó là một sự kiện bất khả kháng
cho cả hai bên. Vì thế, việc xử lý
tiền đặt cọc này trên tinh thần là
thương lượng vì không ai muốn
hủy cưới.
“Cần phải nhìn nhận một vấn
đề thực tế là khi thực hiện hợp
đồng bên nhà hàng cũng ký hợp
đồng với các dịch vụ khác như đặt
nguyên liệu chế biến thức ăn, bố
trí địa điểm, thời gian… Bản thân
nhà hàng cũng là người đi đặt cọc
các hợp đồng khác để thực hiện
cho hợp đồng đặt tiệc cưới. Theo
tôi, trong trường hợp này nếu bên
đặt cọc đòi lại 100% là không nên
mà các bên cần có sự thương lượng
với nhau. Trong trường hợp không
thương lượng được thì mỗi bên chia
sẻ một nửa” - TS Tiến nói.•
Nhà hàng chia sẻ tiền cọc với khách hàng
Khi nhận tiệc, giữa nhà hàng và khách hàng có ký một hợp đồng thỏa
thuận. Trong hợp đồng có những điều khoản về trách nhiệm và quyền
lợi giữa hai bên.
Trong đó, bên khách hàng phải thanh toán tiền theo từng đợt trước và
sau khi tổ chức tiệc cưới. Ngoài ra, trong hợp đồng của chúng tôi nêu rất
rõ sau khi đặt cọc, nếu khách hàng hủy tiệc với bất kỳ lý do gì thì 100%
số tiền đặt cọc sẽ không được trả lại.
Ngược lại, nếu nhà hàng tự hủy tiệc không có sự chấp nhận của khách
hàng thì nhà hàng có trách nhiệm trả lại tiền cọc và bồi thường 100% số
tiền đã đặt cọc trừ trường hợp bất khả kháng như động đất, sóng thần,
chiến tranh, dịch bệnh…
Như vậy, với nội dung trong hợp đồng thì việc khách hàng hủy tiệc,
chúng tôi không có trách nhiệm phải trả lại tiền cọc. Tuy nhiên, vì dịch
bệnh là tình hình chung nên chúng tôi có xem xét và hỗ trợ trả lại một
phần tiền cọc cho khách hàng. Tôi nghĩ cả hai bên nên chia sẻ khó khăn
chung để cùng nhau vượt qua mùa dịch này.
Một quản lý của nhà hàng tiệc cưới tại quận Tân Phú, TP.HCM
Trong vụ Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang xử phạt bà
Y. 7,5 triệu đồng về lỗi đăng bình luận (comment) sai sự thật
về dịch bệnh COVID-19, Sở TT&TT tỉnh này đã gửi văn bản
khẳng định với báo
Pháp Luật TP.HCM
là sở này đã xử phạt
đúng quy định.
Trong văn bản trên, Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang cho biết
bà Y. không đưa thông tin sai sự thật về COVID-19 lên trang
mạng xã hội do mình làm chủ sở hữu mà là bình luận vào trang
của người khác. Từ đó, sở đã áp dụng điểm g khoản 3 Điều 66
Nghị định 174/2013 để xử phạt bà Y.
Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang cũng đồng thời cho biết sau khi
báo
Pháp Luật TP.HCM
đăng tải bài viết về việc xử phạt nói trên
thì sở này đã gửi văn bản đề nghị Thanh tra Bộ TT&TT hướng
dẫn cách xử lý. Trong văn bản trả lời ngày 26-2, Thanh tra Bộ
TT&TT cho rằng cách phạt nêu trên của Thanh tra Sở TT&TT
tỉnh Hậu Giang là đúng và phù hợp đối với vi phạm của bà Y.
Trước đó (ngày 21-2), trong một bài viết về trường hợp vi
phạm của bà Y., chúng tôi có nêu ý kiến là căn cứ pháp lý
cần phải được áp dụng là điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định
174/2013 chứ không thể là điểm g khoản 3 Điều 66 của nghị
định này. Theo đó, mức phạt tiền dành cho bà Y. phải là 12,5
triệu đồng (cao hơn mức mà Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Hậu
Giang đã xử phạt).
Nay với ý kiến khẳng định nêu trên của Sở TT&TT tỉnh Hậu
Giang, chúng tôi xin được đăng lại đầy đủ để bạn đọc rõ. Tuy
nhiên, chúng tôi cũng xin được nêu lại quan điểm của mình.
Ý kiến đã nêu trong bài viết trên xuất phát từ chỗ điểm,
khoản trên của Điều 64 có quy định về hành vi vi phạm là
cung cấp nội dung sai sự thật trên mạng, tức là hành vi vi
phạm mà bà Y. đã mắc phải. Trong khi đó, điểm, khoản trên
của Điều 66 không quy định về việc cung cấp thông tin sai
sự thật. Điểm, khoản này quy định về mục đích cung cấp
thông tin số là “nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác”.
Do vậy, nếu việc bình luận của bà Y. chỉ là để cảnh báo
(nhưng do nội dung đưa ra sai sự thật nên có thể gây hoang
mang dư luận) chứ bà không nhằm xuyên tạc, xúc phạm… tổ
chức, cá nhân nào thì việc xử phạt bà nên theo điểm a khoản 3
Điều 64.
Cách phạt theo điểm a khoản 3 Điều 64 tuy có thể gây băn
khoăn vì bà Y. không bình luận trên trang mạng của mình
nhưng đúng với lỗi cung cấp thông tin sai sự thật của bà hơn
nên có sự răn đe mạnh hơn, tạo được sự tương đồng với các
trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật tương tự xảy ra ở
nhiều địa phương khác.
PV
VỤ XỬ PHẠT VÌ BÌNH LUẬN SAI VỀ COVID-19
SởTT&TTHậuGiang cho làđãxửphạt đúng
Việc xử lý tiền đặt cọc
này trên tinh thần là
thương lượng vì không
ai muốn hủy cưới.
Hố ga không nắp đậy
trên vỉa hè
Đoạn vỉa hè trên đường số 13A, Khu
công nghiệp Biên Hòa 2, phường An Bình,
TP Biên Hòa, Đồng Nai đang trong quá
trình sửa chữa, nâng cấp, trong đó có việc
thay mới nắp hố ga.
Trong thời gian sửa chữa, đơn vị thi
công đã không che chắn hố ga, để trống
hố ga không có nắp đậy. Đoạn đường này
có nhiều người và xe cộ lưu thông nên rất
nguy hiểm, nhất là vào ban đêm. Mong
đơn vị thi công sớm khắc phục tình trạng
trên.
THÁI HOÀNG
Góc ảnh
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook