072-2020 - page 13

13
PHẠMANH
V
ì dịch COVID-19, học sinh,
sinh viên phải nghỉ học dài
ngày đến khoảng ba tháng
và có thể còn kéo dài. Không chỉ
Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh kế
hoạch năm học đến hai lần, bản
thân các trường ĐH-CĐ cũng lo
lắng cho công tác tuyển sinh năm
nay. Nhiều trường đã và đang tiếp
tục điều chỉnh phương án tuyển
sinh cho phù hợp.
Xét cả học bạ lớp 10 và 11
Trước tình hình dịch COVID-19
kéo dài, Trường ĐH Ngân hàng
TP.HCM phải điều chỉnh phương
án tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, lần đầu tiên trường bổ
sung phương thức học bạ để tăng
cơ hội vào ĐH cho thí sinh.
Cụ thể, theoTS PhanNgọcMinh,
Trưởng phòng Đào tạo của trường
này, những năm trước trường chủ
yếu tuyển sinh bằng phương thức
theo kết quả thi THPT quốc gia
nhưng năm nay, do dịch bệnh nên
trường điều chỉnh lên ba phương
thức. Ba phương thức gồm: Tuyển
thẳng theoquyđịnhcủaBộGD&ĐT;
xét tuyển kết quả thi THPTquốc gia
và xét tuyển học bạ. Mỗi phương
thức sẽ được phân bổ chỉ tiêu phù
hợp. Riêng xét học bạ, trường dự
kiến sẽ xét theo ba học kỳ, tức sẽ có
thêm học kỳ 2 của lớp 11. Việc này
sẽ tạo cơ hội xét tuyển cho thí sinh
và cũng tăng thêm đánh giá toàn
diện kết quả học của các em hơn.
Với các đơn vị tổ chức thi riêng,
không chỉ ĐH Quốc gia TP.HCM
đã thông báo lùi hai đợt thi đánh giá
năng lực qua tháng 5 và tháng 8 (lịch
cũ là ngày 29-3 và ngày 5-7), nhiều
trường cũng phải thay đổi kế hoạch
vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Như Trường ĐH Quốc tế (ĐH
Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo
hủy kế hoạch tổ chức thi kiểm tra
năng lực vào hai ngày 23 và 24-5
tới như lịch cũ. Thay vào đó, do
dịch COVID-19 đang diễn biến
phức tạp, trường quyết định vẫn
tổ chức kỳ thi này nhưng khi tình
hình dịch bệnh ổn định, trường
mới điều chỉnh cụ thể và thông
báo đến thí sinh.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
và Trường ĐH Văn Hiến cũng đã
quyết định lùi các kỳ thi riêng của
trường thêmmột thời gian để thuận
lợi công tác tuyển sinh và cho thí
sinh hơn.
Nhận hồ sơ sớm, lùi kết
thúc tuyển sinh
Từ đầu tháng 3, dù học sinh
chưa thể quay lại trường vì dịch
bệnh nhưng nhiều trường ĐH tại
TP.HCM đã rục rịch bắt đầu nhận
hồ sơ xét tuyển từ thí sinh. Bởi lẽ
để tạo điều kiện cho thí sinh lẫn giải
khó trong tuyển sinh, các trường đã
điều chỉnh phương án xét tuyển.
Cụ thể như Trường ĐH Kinh
tế - Tài chính TP.HCM đã bắt đầu
từ đầu tháng 3, do trường mở rộng
điều chỉnh nhận hồ sơ xét tuyển
học bạ đến năm học kỳ (trừ học kỳ
2 của lớp 12). Cho nên thời điểm
này, thí sinh cả nước đã có bảng
điểm hoàn chỉnh của năm học kỳ
THPT nên có thể nộp hồ sơ sớm.
Hay như tại Trường ĐH Công
nghệ TP.HCM, từ ngày 16-3, nhiều
phụ huynh, thí sinh đã tranh thủ
nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp hoặc
gửi bưu điện đến trường.
Theo ThS Nguyễn Trần Ngọc
Phương, Phó Trưởng phòng Tư
vấn tuyển sinh - Truyền thông của
trường, do dịch bệnh nên ở phương
thức xét tuyển học bạ THPT, ngoài
hình thức xét học bạ lớp 12, trường
điều chỉnh bổ sung hình thức xét
tuyển học bạ ba học kỳ bên cạnh
hình thức xét điểm học tập năm lớp
12 theo tổ hợp ba môn.
Theo đó, tất cả thí sinh có tổng
điểm trung bình ba học kỳ (học kỳ
1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp
12) đạt từ 18 điểm trở lên đều có
thể tham gia xét tuyển. Riêng đối
với ngành dược, thí sinh đăng ký
xét tuyển học bạ cần đạt học lực
giỏi năm lớp 12.
Ngoài ra, ThS Phương cũng cho
Phụhuynh, thí sinhnộphồ sơxét tuyểnbằnghọcbạnhữngngàyqua tại TrườngĐHCôngnghệ TP.HCM. Ảnh: NTCC
Họ đã nói
Yêu cầu một tiệm vàng ngưng phát cơm
từ thiện
Chiều 2-4, mạng xã hội đăng tải thông tin: “Tiệm vàng
QT (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM) thông báo
chương trình phát cơm từ thiện tạm ngưng do bà con tập
trung quá đông. Vì điều này chính quyền yêu cầu tạm
dừng không cho phát nữa.
Bà con thông cảm. Tiệm vàng sẽ lên thông báo chi tiết
cách thức để đảm bảo sức khỏe, mục tiêu phòng dịch
Corona là quan trọng nhất. Không tập trung đông quá 10
người. Cho nên sẽ tính lại cách phát và hỗ trợ cho bà con
kéo dài tới 30-4”.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Lý Sâm, Chủ tịch
UBND xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, cho biết đúng là
tiệm vàng QT tổ chức phát cơm từ thiện vào sáng 2-4 và
định kéo dài tới ngày 30-4.
“Tuy nhiên, tiệm vàng không thông báo cho UBND xã
Tân Xuân biết. Giữa mùa dịch bệnh COVID-19, việc tập
trung đông người dễ có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Do vậy,
UBND xã Tân Xuân đề nghị tiệm vàng nói trên không tổ
chức phát cơm từ thiện đến khi hết dịch bệnh” - ông Sâm
nói thêm.
TRẦN NGỌC
Cần Thơ: Điều tra dịch tễ người từ TP.HCM
đến lưu trú
Ngày 2-4, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
 cho biết
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ đã
ký hai công văn khẩn về việc xác minh và điều tra dịch tễ
các trường hợp từ TP.HCM và các tỉnh vùng dịch đến lưu
trú trên địa bàn TP Cần Thơ gửi cho UBND và trung tâm
y tế quận/huyện.
Theo đó, số liệu thống kê từ 0 giờ đến 19 giờ 30 ngày 1-4
có 1.575 người vào TP Cần Thơ, trong đó có 123 người từ
TP.HCM, các số liệu sẽ tiếp tục được cập nhật.
Cụ thể, quận Ninh Kiều có 53 người, quận Bình Thủy
có 11 người, quận Cái Răng có 17 người, quận Ô Môn có
11 người, quận Thốt Nốt có 12 người, huyện Phong Điền
có 11 người, huyện Thới Lai có ba người, huyện Cờ Đỏ có
năm người, huyện Vĩnh Thạnh không có.
Ban chỉ đạo TP thông báo danh sách trường hợp từ
TP.HCM đến các UBND quận/huyện, yêu cầu các địa
phương xác định những trường hợp trên và thông báo về
Sở Y tế.
Đồng thời, các địa phương tiếp tục rà soát, xác minh
và điều tra dịch tễ các trường hợp từ TP.HCM đang lưu
trú trên địa bàn và tổ chức cách ly kịp thời đúng quy định
theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống
dịch COVID-19.
Trước đó, thực hiện theo Chỉ thị 15 và 16 của Thủ
tướng Chính phủ, chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã có các
chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Từ
ngày 31-3, TP đã thành lập các chốt kiểm soát phòng,
chống dịch COVID-19 tại các đầu mối giao thông trọng
điểm trên địa bàn TP.
Trong công văn gửi các sở, ban ngành và các địa
phương, chủ tịch UBND TP giao cho Công an TP chủ trì
phối hợp với Sở GTVT, Sở Y tế, UBND quận, huyện bố
trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các điểm kiểm soát
giao thông, kiểm soát thông tin người dân di chuyển vào
TP, không làm cản trở giao thông trong nội ô TP…
NHẪN NAM
Nên tuyển sinh nhiều đợt
với nhiều phương thức
khác nhau
Các trườngcầnchủđộnghơn trong
việc xácđịnhvà sớmcôngbốphương
án tuyển sinh theo hướng tuyển sinh
nhiều đợt với nhiều phương thức
khác nhau nhằm tạo điều kiện cho
thí sinh hơn.
NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG
,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học
Đời sống xã hội -
ThứSáu3-4-2020
Dịch COVID-19 kéo dài, tuyển sinh
ĐH-CĐ năm 2020 sẽ ra sao?
Nhiều trường đại học phải điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh, nhận xét tuyển học bạ cả ở lớp 11,
thậm chí lớp 10 để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
biết trường cũng chia thành nhiều
đợt nhận hồ sơ khác nhau để thí
sinh đăng ký thuận lợi hơn, đợt
1 bắt đầu từ ngày 16-3 đến 15-5.
Trả lời báo chí về những lo ngại
về tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay của
các trường cũng như phụ huynh, thí
sinh, bà Nguyễn Thị Kim Phụng,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học
của Bộ GD&ĐT, cho hay việc lùi
thời gian tổ chức thi THPT quốc
gia sẽ làm thay đổi kế hoạch học
tập và tuyển sinh chính quy năm
2020. Nhưng nếu các trường chủ
động kế hoạch tuyển sinh thì cũng
không ảnh hưởng nhiều. Bởi bộ
chỉ ban hành kế hoạch tuyển sinh
năm 2020 áp dụng chung với các
trường tuyển sinh đợt 1 từ kết quả
thi THPT quốc gia năm 2020. Còn
các trường tuyển sinh nhiều đợt
trong năm thì do trường chủ động.
TheobàPhụng, với việc điều chỉnh
lịch thi, lịch cho thí sinh đăng ký
xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng
và các mốc thời gian khác của đợt
1 từ kết quả thi THPT quốc gia
năm 2020 dự kiến cũng sẽ lùi lại.
Dù vậy, thời điểm kết thúc tuyển
sinh của năm 2020 dự kiến thực
hiện như các năm trước, tức là vào
ngày 31-12-2020.•
Không chỉ Bộ GD&ĐT
phải điều chỉnh kế
hoạch năm học đến
hai lần, bản thân các
trường ĐH-CĐ cũng lo
lắng cho công tác tuyển
sinh năm nay.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook