072-2020 - page 7

7
COVID-19: Những tấm lòng vàng
Bạn đọc -
ThứSáu3-4-2020
HÒABÌNH
Đ
ể phòng chống dịch, hoạt động bán
vé số trên cả nước sẽ tạm ngưng 15
ngày kể từ ngày 1-4. Cũng từ ngày
đó, hoạt động trợ giúp người bán vé số
dạo nghèo khó dấy lên trong cộng đồng.
Tại TP.HCM, việc làm từ thiện giúp
người bán vé số nói riêng, người nghèo
nói chung có cái để ăn khi ở nhà tránh
dịch càng sôi động hơn nữa.
“Mình may mắn hơn người ta”
Trưa 1-4, trước một cao ốc mini số 213
Trần Bình Trọng (quận 5, TP.HCM), bà
Hương lui cui vắt cam bên xe nước ở lề
đường. Khi phóng viên ghé vào hỏi thăm
có phải đây là điểm phát từ thiện như trên
mạng đưa hay không, bà gật đầu xác nhận.
Bà Hương cho biết từ ngày 31-3, bà và
con cháu, anh chị em trong nhà, những
người buôn bán gần đó mỗi ngày phát gần
200 phần ăn làm sẵn và nước uống cho
những người bán vé số dạo.
“Mình không giàu nhưng may mắn hơn
người ta nên có bao nhiêu giúp bấy nhiêu,
hổng có nữa thì mình giúp công. Mấy người
bán vé số họ ở đâu ngoài miền Trung vô
lận, đâu có nhà cửa gì, không đi bán được
họ cũng không có tiền về quê, mình giúp
được gì thì giúp” - bà Hương nói.
Bà Hương cho biết từ ngày 2-4, bà sẽ
phát thêm những phần quà gồm 5 kg gạo,
10 gói mì và một ít đồ ăn cho những người
bán vé số.
Không xa chỗ bà Hương, ở địa chỉ 155
HùngVương, quận 5, một nhóm tiểu thương
đang tất bật phân gạo và mì thành những
phần nhỏ để tiện đem gửi cho phường phát
cho những người bán vé số, người nghèo…
Tại số 503 Hoàng Sa, quận 3 là một
tiệm bán điện thoại di động. Phía trước có
để một thùng giấy đựng nhiều phần quà
gồm mì gói, thực phẩm, một thùng nước
với tấm bảng ghi: “Miễn phí, phần ăn cho
người khó khăn”.
Chủ tiệm là một thanh niên trẻ, tên Lê
Thanh Bình, cho biết hai ngày qua mỗi sáng
anh đều phát gần 200 phần thức ăn gồm
bánh bao, bánh mì thịt… cho người bán
vé số dạo, người khó khăn. Tiền do anh,
bạn bè, các anh chị em trong nhà hùn lại.
Không để người nghèo đói
Sáng 1-4, quán cơm tương trợ Nụ Cười
6 ở số 11 Nguyễn Huy Lượng, phường
14, quận Bình Thạnh mở cửa lại sau hơn
10 ngày đóng cửa quán để tuân thủ lệnh
tránh tụ tập đông người.
Từ sáng sớm, gần 10 người trong quán
đã tất tả làm không ngơi tay để đóng gói
400 phần cơm mực xào cà ri, canh rau
má và một trái chuối, một chai nước suối.
Quán quy định 10 giờ mới phát mà mới
8 giờ hơn đã thấy nhiều người lấp ló xẹt ra
xẹt vô hỏi thăm dò. Không nỡ để bà con
chờ lâu, nhân viên của quán phát cơm cho
những người đến sớm. Cách làm này hóa
Họ đã giúp người nghèo
vượt qua mùa dịch
Không ai bảo ai, nhiều người thành phố đang chung sức giúp người bán vé số,
người nghèo vượt quamùa dịch…
Người dân chở gạo đến ủng hộ
quán cơmNụ Cười 6 để lo cho người
nghèo trongmùa dịch COVID.
Ảnh: HÒA BÌNH
“Mình không giàu nhưng
may mắn hơn người ta nên
có bao nhiêu giúp bấy nhiêu,
hổng có nữa thì mình giúp
công” - bà Hương.
Hai ngày qua, từ các bạn
trẻ làm công sở đến các tiểu
thương, người kinhdoanh tự
do, diễnviên, ca sĩ…đã cùng
góptiềnđểphátcơm,gạo,mì
gói,thứcănchonhữngngười
bánvésốdạo,ngườinghèomất
thunhập trong15ngày cách
ly toàn xã hội để phòngdịch.
Ca sĩ MaiThanhTrúc đang
có những phần quà dành
cho người nghèo và hỏi xin
địa chỉ để phát. Chị Vân Anh
vàVARealđangthựchiệnviệc
phátgạo,mìgói,nướctương,
nướcmắmchongười nghèo
ở35HoàngDiệu,quận4.Chủ
quánCậuBa cũngngỏýnấu
hàng trămphầnănphát cho
những người bán hàng lề
đường phải nghỉ bán.
Ngay trong sáng 1-4, khi
nhân viên quán Nụ Cười 6
đang tất bật làm cơm, phát
cơmthìliêntụccóngườichở
gạo, khẩu trang, thức ăn, vật
dụng đến quán ủng hộ. Từ
ngày 1-4 đến hết 15-4, mỗi
ngày Công ty Cỏ May tặng
500-750 phần cơm có thức
ănmặn và rau để phát ở các
quán cơm Nụ Cười 4, 7, 8.
Trong tiệmđiện thoại của
ông chủ trẻ Lê Thanh Bình
cũng để đầy dưới đất nhiều
bao gạo 5 kg đóng gói sẵn.
AnhBìnhchobiếtcónhiều
người thấyanhphát từ thiện
đã tựđộngchởgạođếnnhờ
anhphát giúp. Ngày 2-4 anh
sẽ phát thêm phần quà có
gạo và mì gói…
Sinhviênngànhy
tìnhnguyệnvàokhu
cáchlychốngdịch
Tất cả 47 sinh viên trong lớp Y sĩ 29
Trường CĐY tế BìnhDương đều tình
nguyện thamgia phòng, chống dịch.
Lớp Y sĩ 29 của Trường CĐY tế Bình
Dương có 47 sinh viên (SV) sắp tốt nghiệp thì cả
47 bạn đều tình nguyện đăng ký tham gia hỗ trợ
công tác phòng, chống dịch.
Tất cả SV đều chung một niềm tin, góp một
phần sức của mình chung tay cùng xã hội sớm
đẩy lùi dịch COVID-19.
Bạn Ngô Thị Thu Chang (ngụ Bình Phước) là
một trong 47 bạn SV hăng hái tình nguyện đăng
ký lên đường hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
“Khi biết tin em đăng ký tình nguyện đi vào
khu cách ly, mẹ em và gia đình em ngăn cản dữ
lắm. Em nói rằng con yêu nghề y, mà nghề y thì
trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được
chùn bước” - Chang chia sẻ.
Cũng hào hứng tình nguyện đăng ký vào
các khu cách ly để cùng mọi người chung tay
phòng, chống dịch bệnh, bạn Phan Thanh Nhân
(quê Trà Vinh) mong muốn đóng góp một phần
sức trẻ của mình. Nhân chỉ suy nghĩ đơn giản
rằng mình có cơ hội để góp sức, tại sao mình
không làm.
Nhân cho biết: “Emmong muốn tuổi trẻ của
mình sống thật có ý nghĩa để sau này không hối
tiếc”.
Với thân hình nhỏ nhắn, nhìn có vẻ nhút nhát
nhưng khi trò chuyện, bạn Nguyễn Ngọc Bảo
Trân (quê Bình Dương) lại toát lên vẻ mạnh mẽ,
cứng cỏi.
Nói về việc đăng ký đi tình nguyện, Trân trả
lời khẳng khái rằng: “Dịch bệnh thì em không có
sợ, em chỉ mong với những gì đã học có thể đáp
ứng được công việc trong khu cách ly thôi”.
Để đảm bảo số lượng người có chuyên môn
phục vụ trong các khu cách ly, SởY tế tỉnh Bình
Dương đã thông báo đến tất cả trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn khẩn trương tổ chức đào
tạo cho SV năm cuối thuộc ngành sức khỏe các
nội dung về dịch bệnh COVID-19.
Nhận được thông báo, Trường CĐY tế Bình
Dương cũng đã phát động các em SV năm cuối
tình nguyện tham gia phòng, chống dịch bệnh tại
các khu cách ly tập trung.
Hiện tại, 47 bạn SV của lớp Y sĩ 29 đã
được SởY tế tỉnh Bình Dương tập huấn,
trang bị đầy đủ kiến thức phòng, chống dịch
bệnh COVID-19 .
TS-BS Nguyễn Hồng Chương, Hiệu trưởng
Trường CĐY tế Bình Dương, cho biết tất cả SV
ở lớp Y sĩ 29 đều được đánh giá là nắm vững
chuyên môn, có thể làm việc tốt tại các khu cách
ly theo yêu cầu.
“Đây là lớp sắp tốt nghiệp nên các em đi đợt
phòng, chống dịch lần này cũng gắn với công
tác thực tế tốt nghiệp. Đây là cơ hội các em đi
thực tế tốt nhất khi trực tiếp làm việc, trực tiếp
tham gia phòng, chống dịch. Hiện tại, tất cả các
bạn đều đang sẵn sàng chờ lệnh lên đường” - TS
Chương cho biết.
LÊ ÁNH
Các sinh viên được tập huấn, trang bị các kiến
thức để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh
COVID-19. Ảnh: LÊ ÁNH
ra lại hay, giúp quán tránh được cảnh tụ
tập đông người.
Tuy nhiên, người đến mỗi lúc một đông,
trong đó có cả những bệnh nhân hay thân
nhân nuôi bệnh ở BV Ung bướu gần đó.
Nhiều tài xế cũng tìm đến khi mồ hôi còn
mướt lưng áo giữa trưa nắng…
Anh phụ trách quán xách loa nhắc nhở
bà con đứng xa nhau ra, giữ khoảng cách
an toàn, ai lấy xong rời đi liền.
Bản thân nhân viên của quán cũng luôn
nhắc nhở nhau giữ khoảng cách an toàn
giữa mỗi người khi làm việc.
Hơn 400 suất ăn đã hết ngay một cách
nhanh chóng trong sự vui mừng, chờ đợi
của nhiều người.
Ông Bổn, gần 70 tuổi, sống một mình
không vợ con ở khu chợ Bà Chiểu gần đó,
cho biết: “Tôi ăn cơm giá tương trợ 2.000
đồng/phần ở quán này từ lúc quán mở tới
giờ. Mấy bữa quán đóng cửa vì dịch, ngày
nào tôi cũng đi tới đi lui để ngó chừng coi
bao giờ quán mở lại. Dịch bệnh này khó
càng thêm khó, quán mở cửa lại tôi mừng
quá, lại cònmiễn phí chứ không lấy 2 ngàn”.
Từ bác chạy xích lô hom hem, anh bán
vé số gầy gò dẫn theo con trai, cho đến
những bà già lụm cụm hay những chị bán
hàng rong lam lũ cũng đều cho biết họ rất
vui mừng khi quán cơm mở lại.
Nhiều người nhận cơmxong cứ hỏi đi hỏi
lại: “Mai có phát nữa không chú?”, “Mấy
ngày cách ly dịch có phát nữa không cô?”…
Bà Phan Thị Châu, người phụ trách các
quán cơm Nụ Cười 1, 2, 6, vui vẻ cho biết:
“Từ ngày 2-4, các quán Nụ Cười 1, 2, 6
đều mở cửa phát cơm hết và tăng suất cơm
phát ra từ 400 suất một chỗ lên 600 suất ở
quán 6; quán 1, 2 mỗi quán phát 300 suất.
Để tránh tụ tập đông người, chúng tôi cho
tình nguyện viên đi đến tận nơi phát cho
người nghèo, ngoài cơm còn có những
phần lương thực gồm gạo, trứng, cá khô,
dưa leo…để bà con nghèo không phải chịu
đói vì dịch bệnh”.•
Hai cha con nghèo đến nhận cơm
miễn phí ở quánNụ Cười 6.
Ảnh: HÒA BÌNH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook