072-2020 - page 15

15
Quốc tế -
ThứSáu 3-4-2020
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chïë
baãn, in taåi Cöng ty cöí
phêìn
in töíng húåp Cêìn Thú
Chống dịch COVID-
1
9
: Mổ xẻ
vai trò Mỹ, Trung Quốc
Đại dịchCOVID-19 đã làm lộ ra những điểmyếu về quản lý củaMỹ và chính quyền nhiều nước phương Tây.
ÁNHNGỌC
T
ại cuộchọpbáo tạiGeneva
(Thụy Sĩ) ngày 1-4 (giờ
địa phương) về đại dịch
COVID-19, Tổng giám đốc
Tổ chứcYtế Thế giới (WHO)
TedrosAdhanomGhebreyesus
thông tin: “Trong năm tuần
qua, các ca nhiễm bệnh đã
gia tăng theo cấp số nhân và
trong một tuần thì ca tử vong
đã tăng hơn gấp đôi”. Người
đứng đầuWHOđưa ra dự báo
rất u ám: Trong vài ngày tới,
số ca nhiễm sẽ vượt mốc một
triệu người với 50.000 ca tử
vong trên toàn thế giới.
Mỹ đối mặt với
nhiều vấn đề
Thử tưởng tượng mỗi sáng
thức dậy và đọc số thống kê,
người điềmtĩnhnhất cũngphải
giật mình vì số người chết do
dịch tại phươngTây tính bằng
phút. Ví dụ tại Mỹ, vào ngày
1-4 (giờViệt Nam), cứ khoảng
2 phút là có một người chết
vì COVID-19. Chỉ một ngày
sau đó, số người chết tiếp tục
tăng chóngmặt, trung bình cứ
hơn 1 phút lại cómột người tử
Trung Quốc gia tăng viện trợ y tế
cho các nước chống dịch
Khi không có nhà nước châu Âu nào lên tiếng về nhu
cầu khẩn cấp của Ý về thiết bị y tế khi dịch bùng phát, TQ
đã cam kết gửi 1.000máy thở, hai triệu khẩu trang, 100.000
mặt nạ phòng độc, 20.000 bộ quần áo bảo hộ và 50.000
bộ xét nghiệm dịch. TQ cũng cử các đội y tế và gửi 250.000
khẩu trang đến Iran.
Tổng thống Serbia khi nhận viện trợ từTQđã tuyên bố cái
gọi là “tình đoàn kết châu Âu” chỉ là chuyện cổ tích, khẳng
định“quốc gia duy nhất có thể giúp chúng ta làTQ”.Trong khi
đó, tỉ phú JackMa đã hứa gửi chomỗi nước trong tổng số 54
nước ở châu Phi 20.000 bộ xét nghiệm, 100.000 khẩu trang.
Tiêu điểm
vong. Điều này hoàn toàn trái
ngược với những thông báo
lạc quan từ Nhà Trắng, hoặc
thông tin trên trang Twitter
cá nhân của Tổng thống Mỹ
Donald Trump.
Không nghi ngờ gì về năng
lực của Mỹ trong phân phối
hànghóa, dịchvụ cao cấpkhắp
thế giới; sự hiện diện của khái
niệm “chuẩn mực kiểu Mỹ”,
“giấc mơ Mỹ” trên toàn cầu;
cùng với đó là sự có mặt của
quân đội, công nghệ Mỹ trên
khắp thế giới ở cả trên bộ, trên
biển, trên không và trong lòng
đất. Những thành tố này tạo ra
quyền lực, gópphầnhình thành
vị thế lãnhđạo thế giới củaMỹ.
Tuy nhiên, đó chưa phải là
tất cả. Điều quan trọng nhất
của một nhà lãnh đạo thế
giới là có thể hiện diện, điều
phối các nguồn lực nội địa
và quốc tế, giám sát và phối
hợp hành động để giải quyết
khủng hoảng một cách hiệu
quả. Mặc dù thế giới có Liên
Hiệp Quốc, WHO và các thể
chế đa phươngkhác nhưng suy
cho cùng, vai trò lãnh đạo của
Mỹ là không thể chối bỏ. Tiếc
thay, đại dịch COVID-19 đã
cho thấy nước Mỹ đang đối
mặt với nhiều vấn đề.
Tạp chí
ForeignAffairs
cho
biết lượng khẩu trang ở Mỹ
chỉ đáp ứng 1% nhu cầu 3,5
tỉ cái mà Mỹ cần, trong khi
lượng máy thở chỉ đáp ứng
10% nhu cầu chống dịch.
Thuốcmen cũng là vấn đề của
Mỹ khi phần lớn nhập khẩu từ
Trung Quốc (TQ). Điển hình,
thị phần kháng sinh của TQ
tại Mỹ chiếm trên 95%. Ngày
1-4, BộQuốc phòngNga triển
khai máy bay chở thiết bị y
tế và khẩu trang sang Mỹ để
giúpWashington chống dịch
COVID-19. Trong khi đó,
người đồng sáng lập tập đoàn
Alibaba đình đám của TQ là
Jack Ma đã hứa gửi một triệu
khẩu trang và 500.000 bộ xét
nghiệm đến Mỹ.
Khi đại dịch Ebola bùng
phát năm 2014, Washington
lãnh đạo liên minh hàng
chục nước để hành động
chống dịch. Trong khi đó,
trước COVID-19, nước Mỹ
không thể hiện được vai trò
khi đồng minh châu Âu bị
dịch tấn công dồn dập.
Trung Quốc tranh thủ
định hình lại thế giới
Trước đại dịch, cuộc đua
Mỹ-TQ nhằm định hình trật
tự thế giới đã được thừa nhận
rộng rãi. Trong khi ôngTrump
hô khẩu hiệu “Nước Mỹ trên
hết” và rút chân ra khỏi nhiều
tổ chức đa phương thì Chủ
Các nhà khoa học TQ đang
nghiên cứu một loại vaccine
ngừa COVID-19 và kết quả của
các thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn đầu ở các điểm nóng tại
nước ngoài sẽ được thông báo
sau đó trong tháng này.
Báo
South China Morning Post
TQ đang tìm cách
định hình “chuẩn
mực kiểu TQ” chứ
không phải kiểu
Mỹ hay kiểu châu
Âu trong chống đại
dịch, và thế giới
dường như đã quên
những tranh cãi về
thảm họa xuất phát
từ Vũ Hán.
Nhân viên xét nghiệmCOVID-19 làmviệc tại San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: AFP
Giữađại dịchCOVID-19, ngườiĐức sợnhất điềugì?
Thư vùng dịch
tịch TQ Tập Cận Bình mở
rộng “Một vành đai, một con
đường” sang tận châu Âu.
Khi thế cù cưa giữa Mỹ
và TQ đang căng thẳng, dịch
COVID-19 ập đến. Xuất phát
từ Vũ Hán hồi tháng 11 năm
ngoái, TQ liên tục đón nhận
khủng hoảng vào tháng 1 và
tháng 2-2020 khi số ca nhiễm
và tử vong tăng báo động.Mọi
thứ gần như tê liệt, từ các nhà
máy đến trường học, công sở,
ngân hàng… Bắc Kinh chật
vật trong việc phong tỏa,
cách ly, giãn cách xã hội để
chống dịch.
Phương Tây, trong đó có
Mỹ, từng chỉ trích TQ về
vấn đề minh bạch thông tin
vì nghi ngờ Bắc Kinh che
giấu dữ liệu. Thậm chí TQ
từ chối sự giúp đỡ từ Trung
tâm Kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh (CDC) của
Mỹ, hạn chế sự can thiệp từ
WHO. Tuy nhiên, việc kiểm
soát được dịch và làm giảm
tối đa số ca nhiễm, tử vong tại
TQ vào tháng 3 đã khiến thế
giới có cái nhìn khác.
Trong khi các ổ dịch ở châu
ÂuvàMỹbùngphátmạnh,mô
hình chống dịch kiểu TQ bắt
đầuđược truyền thông rộng rãi.
Phong tỏa, cách ly, giãn cách
xã hội mà TQ áp dụng - vốn
không được ưa chuộng ở các
nền dân chủ phương Tây - đã
được nhắc đến như chìa khóa
thành công trong việc chống
dịch. Thành công củaTQ thậm
chí còn được các chính trị gia
phương Tây nhắc đến như
những bài học quan trọng khi
đất nước họ đang loay hoay
trước bờ vực vỡ trận.
Rõ ràng TQ đang tìm cách
định hình “chuẩn mực kiểu
TQ” chứ không phải kiểuMỹ
hay kiểu châuÂu trong chống
đại dịch và thế giới dường
như đã quên những tranh cãi
về thảm họa xuất phát từ Vũ
Hán. Dù muốn thừa nhận hay
không thì hiện nay các nước
phương Tây cũng đã học tập
ít nhiều cách chống dịch của
Bắc Kinh. Thậm chí khi Mỹ
lúng túng xử lý dịch bệnh lan
rộng, TQ đã tận dụng cơ hội
hiện diện tại nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ để thể hiện
vai trò quốc tế thông qua các
chương trình viện trợ.•
Đức là quốc gia chống dịch COVID-19 hiệu quả nhất châu Âu
hiện nay khi số ca tử vong rất thấp so với Ý, Tây Ban Nha, Anh và
nhiều nước khác.
Trong khi các nước khác tỏ ra chủ quan rồi vỡ trận thì Đức đã
siết chặt việc chống dịch ngay từ những ngày đầu. Chính phủ đã
kích hoạt điều luật giảmthiểu tự do hoạt động đi lại của người dân
trong mùa dịch. Các hàng quán, dịch vụ công cộng đông người
được hạn chế đáng kể, thậmchí nhiều cơ sở kinh doanh tự nguyện
đóng cửa. Người dânĐức phần lớn tuân theo các chỉ lệnh của nhà
nước, hạn chế tự do đi lại và kinh doanh.
Nhiều người Đức vẫn khôngmuốn nghe theo các yêu cầu phong
tỏa, cách ly hay giãn cách xã hội. Họ sống tự do, dân chủ theo kiểu
phương Tây quen rồi. Một số tờ báo Đức thậm chí còn tỏ ra lo ngại
tình trạng độc tài xuất hiện trongmùa dịch, nhất là lo ngại các lệnh
phong tỏa, cách ly cực đoan. Thậm chí nhiều người lớn tuổi ở Đức
(vốn rất dễ bị tổn thương trước COVID-19) khẳng định họ từng trải
qua Thế chiến thứ hai và cả giai đoạn Đức bị chia thành Đông-Tây,
và vì vậy họ không sợ chết vì COVID-19. Họ sợ Đức sẽ trở về thời
chuyên chế tập quyền của Đức quốc xã (chế độ độc tài chịu sự kiểm
soát củaAdolfHitler) khimàquyền tựdocủamọi người bị kiểmsoát.
Cuối tuần trước, ở nhiều thành phố lớn người dân vẫn tụ tập.
Chính quyền phải huy động hàng trăm cảnh sát để giải tán hoặc
vây bắt gần 70 vụ. Điều này làm dấy lên lo ngại cảnh sát sẽ lạm
dụng vũ trang và bạo lực. Thế nên khi giới lãnh đạo đang đau đầu
về biện pháp chống dịch thì cùng lúc họ phải đối phó với các làn
sóng yêu cầu bảo vệ tự do dân chủ, bảo vệ hiến pháp.
Rõ ràng, vấn đề tự do cá nhân không phải là chuyện mỗi Đức
gặp phải trong cuộc chiến chống dịch. Các nền dân chủ phương
Tây vốn rất duy lý và tất cả hành động của chính phủ đều phải đặt
quyền tự do cá nhân của người dân lên hàng đầu. Nhiều chuyên
gia nhận định rằng Ý, Tây Ban Nha, Anh hay như Mỹ vỡ trận dịch
COVID-19một phần là vì việc áp dụng các điều lệnh cách ly, phong
tỏa, yêu cầu đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người là rất khó.
Tự do đi lại và chống dịch hiệu quả rõ ràng làmột bộ đôi bất khả
thi. Nói cách khác, tự do đi lại thì không thể chống dịch hiệu quả
và ngược lại. Châu Âu và phương Tây nói chung lâu nay vẫn được
nhiều tán thưởng bởi sự trưởng thành trong nền dân chủ của họ,
và quyền tự do cá nhân là một khẩu hiệu bất diệt. Tuy nhiên, đại
dịch COVID-19 bùng phát dữ dội ở phương Tây và sự khó khăn của
chính quyền trong việc kêu gọi hợp tác từ người dân cho thấymột
góc nhìn khác: Quyền tự do cá nhân kiểu phương Tây cũng có cái
giá của nó.
CẨM CHI
(Từ CHLB Đức)
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook