072-2020 - page 14

14
Thể thao -
ThứSáu3-4-2020
CLB tự cứu mình trước khi
VFF để mắt đến
Sau khi VPF phá sản hai phương án thi đấu V-League trở
lại và gửi đi báo báo, vẫn chưa thấy VFF có động tĩnh gì.
Điều quan trọng hơn là giải pháp của VFF hỗ trợ cho các
CLB trong mùa dịch bệnh không thấy nhắc đến, khi họ vẫn
bàng quan với những tìmhiểu, đánh giá thiệt hại kinh tế của
liên đoàn thành viên để chọn ra hướng giải quyết tốt nhất.
V-League chưa thể đá trở lại, giải hạng Nhất và CúpQuốc
gia chưa khai diễn đã khiến tất cả CLB“đóng băng”. Một vài
đội bóng đã thỏa thuận giảm lương cầu thủ trong tháng 4
như NamĐịnh, TP.HCM…, cònmột số CLB sẽ tính toán cầm
chừng cho đến tháng 5. Trong khi đó, VFF vẫn án binh bất
động, dù FIFA kêu gọi các thành viên của mình lên tiếng
và hướng dẫn các CLB điều hòa lợi ích khi chung tay gia
giảm thiệt hại.
TT
VFF đánh trống,
VPF bỏ dùi
CÔNG TUẤN
N
hững ngày qua, VPF
bị rất nhiều CLB phản
ứng mạnh mẽ khi đưa
ra phương án thi đấu cách ly
tập trung ở phía Bắc trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19
chưa lắng xuống. Còn nhớ
một ngày trước khi VPF gửi
thư mời CLB bỏ phiếu để
quyết định đá hay không đá
lại V-League vào hai mốc thời
gian 15-4 và 1-5, lãnh đạo
VFF đã thông báo ý tưởng
cho bóng lăn.
Trongmọi văn bản củaVPF
đều thường xuyên nhắc đến
vai trò chỉ đạo của cổ đông
lớn nhấtVFF về việc chủ động
đón đầu diễn tiến của dịch và
nhằm đảm bảo kế hoạch thi
đấu của đội tuyển quốc gia
lẫn hoạt động nghề nghiệp
của cầu thủ. Tuy nhiên, VFF
đã không có chính kiến với
VPF khi xây dựng kế hoạch
thi đấu.
Đáng nói là đại diện của
VFF là Tổng thư ký Lê Hoài
Anh cũng có mặt trong cuộc
họp trực tuyến củaVFF nhưng
cho đến thời điểm này vẫn
không đưa ra giải pháp hữu
cái VPF cần chứ không phải
vấn đề các CLB quan tâm.
Chẳng hạn, bầu Đức nói rất
thẳng nếu các nhà làmbóng đá
ngồi lại nói chuyện về phòng,
chống dịch bệnh COVID-19,
phương án giúp đỡ các CLB
thoát khỏi sự khủng hoảng về
tài chính khi không thi đấu,
chịu đặt lợi ích của CLB là
ưu tiên số một thì chắc chắn
sẽ được ủng hộ chứ không
phải tìm cách bóng lăn để
thu tiền.
Chuyên gia bóng đá Đoàn
Minh Xương cũng nói VPF
bàn việc bóng V-League lăn
trở lại mà không đái hoài đến
các đội hạng Nhất, thành viên
của mình là đã thiếu sót. Lẽ ra
những nhà làm bóng đá phải
quan tâm hơn đến sự tồn tại
của tất cả CLB trong trường
hợp dịch bệnh kéo dài, tiền
đâu ra nuôi cầu thủ?
Nhìn sang láng giềng gần
Liên đoàn Bóng đá Thái Lan
(FAT), đích thân ông Chủ tịch
FAT Somyot Poonpanmuang
tự nguyện giảm 50% lương
và yêu cầu các nhân viên FAT
làm việc tương tự, kiên nhẫn
chờ đại dịch COVID-19 qua
đi mới nói chuyện banh bóng.
Cách nghĩ và làm của FAT
khác hẳn với đồng nghiệp ở
VFF với một bộ máy cồng
kềnh dè dặt trú ẩn trong lớp
vỏ bọc an toàn lại đi “đánh
trống” chỉ đạo VPF họp với
các CLB đòi bóng lăn rồi cuối
cùng cũng “bỏ dùi”.
VPF tổ chức hai cuộc họp
không thể giải quyết chuyện
gì nhưng trách nhiệm lớn nhất
vẫn thuộc vềVFF khi chỉ tính
toán quyền lợi cổ đông cao
nhất mà thiếu giải pháp hợp
tình, hợp lý cho các CLB.•
VFF đưa ý tưởng và chỉ đạo Công ty VPF họp bàn với các CLB đá
V-League về việc thi đấu theo phương thức tập trung nhưng lại không
thấy giải pháp chung tay tháo gỡ khó khăn cho các CLB.
Các CLB cần được LĐBĐhỗ trợ và hướng dẫn những giải pháp để tránh khủng hoảng trong
mùa dịch COVID-19 như FIFAnhắn nhủ các liên đoàn. Ảnh: NGỌCDUNG
hiệu, không hẳn là bàn chuyện
cho bóng lăn ở V-League mà
còn liên quan đến rất nhiều
CLB khác ở hạng Nhất (do
VPF tổ chức) và hạng Nhì,
các giải trẻ trong hệ thống
giải của VFF.
Dễ thấy những cuộc họp
của VPF chẳng đi đến đâu,
bởi họ chỉ làm theo chỉ đạo
chưa đúng hướng và làm theo
Lá thư Cannavaro về trận đấu của
cả nước Ý
Từ Trung Quốc, đội trưởng đội tuyển Ý vô địch
World Cup 2006 Fabo Cannavaro, nay trong vai trò
HLV CLB Guangzhou Evergrande, gửi thư về quê
nhà thật xúc động. Bức thư được trích đăng như một
lời kêu gọi người Ý luôn mạnh mẽ vượt qua trong
những lúc khó khăn nhất.
“Người ta hay hỏi tôi “Vì sao nước Ý vô địch
World Cup?” và tôi trả lời, nước Ý, đội tuyển Ý
những lần vô địch World Cup là những lúc khó khăn
nhất, vất vả, nghiệt ngã nhất.
Bây giờ đứng trước đại dịch này, hướng về nước Ý,
tôi cảm nhận được nỗi đau ngày càng lớn hơn. Khi
mỗi sáng lại nhận được tin tức có hàng trăm người ra
đi vì dịch COVID-19. Trước đây tôi chưa hình dung
về sự khủng khiếp này nhưng bây giờ đất nước chúng
ta đang đối mặt. Cả nước Ý phải treo cờ rủ, mặc niệm
để tưởng nhớ các nạn nhân qua đời vì dịch bệnh.
Nước Ý vốn có đặc trưng trước những điều tai
ương là đoàn kết và mạnh mẽ. Đội tuyển Ý cũng
thế. Bằng chứng là những lần Ý vô địch World Cup
thì trước đó đều gắn liền với những khó khăn thật
nghiệt ngã và rồi các cầu thủ Ý lại chung tay, sát
cánh với nhau để vượt lên tất cả.
Với nước Ý, tôi tin lần này, trận đấu này, trận đấu
của cả nước Ý cũng thế. Mọi người sẽ sát cánh,
vượt qua và chiến thắng. Không một cá nhân nào
trong chúng ta là “siêu nhân” cả nhưng sự đồng lòng
còn hơn cả “siêu nhân” và điều đó sẽ giúp chúng ta
chiến thắng được dịch bệnh…”.
Lá thư xúc động của người đội trưởng đội tuyển Ý
ngày nào đã được đăng trên “diễn đàn cầu thủ” trên
mạng xã hội khiến nhiều người dân Ý thêm được sự
mạnh mẽ trước trận đấu mà nước Ý đang đối diện.
DUY ÂN
Lẽ ra những nhà
làm bóng đá phải
quan tâm hơn đến
sự tồn tại của tất cả
CLB trong trường
hợp dịch bệnh kéo
dài, tiền đâu ra nuôi
cầu thủ…
Bóngđá thế giới “quayđầu” trước đại dịchCOVID-19
Cannavaro nhắc đến ngôi vô địchWorld Cup 2006mà anh
là đội trưởng, nhắc đến trận đấu quan trọng của cả nước Ý
với đối thủ COVID-19. Ảnh: GETTY IMAGES
Bóng đá thế giới gián đoạn đột ngột đã làm đảo lộn một
hệ thống luôn say sưa bởi những khoản tiền khổng lồ.
Mối quan tâm trước mắt đơn giản là sự sống sót của nhiều
CLB vì tác động tài chính.
HLV lỗi lạc Carlo Ancelotti cho biết: “Chúng tôi đang
sống trong một đại dịch ảnh hưởng cả thế giới nói chung
và bóng đá nói riêng. Điều đó sẽ thay đổi bóng đá sâu sắc,
nhất là những khoản tiền kếch xù sẽ không được vung ra
làm thước đo cho những cuộc đua”.
Cựu chủ tịch CLB Bayern Munich - ông Uli Hoeness
cảnh báo: “Rất có thể một thế giới bóng đá mới sẽ xuất
hiện. Khi bóng đá trở lại sau đại dịch, 2-3 năm nữa sẽ
không thể chi tiêu những con số khổng lồ mà chúng ta
từng thấy bởi mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng…”.
Đã có những cầu thủ ở Barcelona, CLB giàu nhất thế
giới, đồng ý cắt giảm 70% lương. Hàng loạt CLB khác
khắp châu Âu đang thực hiện các biện pháp tương tự. Đó
là bằng chứng cho thấy các CLB đã sống ở rìa bờ vực. Nó
đặt ra câu hỏi liệu cuối cùng mức lương có thể được coi
là cách để tiến lên, bất chấp những khó khăn do các quy
định của EU đưa ra.
Tại Đức, bốn đại diện dự Champions League của
Bundesliga mùa này đã cam kết chi 20 triệu euro để giúp
các CLB nhỏ hơn đối phó khủng hoảng. Cùng với đó, bài
học khác có thể được học là doanh thu truyền hình buộc
phải được phân phối lại trong tương lai.
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đưa ra lời kêu gọi thay
đổi để tìm lối ra và sự tồn tại cho các CLB. Còn những
nhà phân tích chuyên môn thì lên tiếng: “FIFA cần xem
xét lại các kế hoạch để tổ chức một World Cup 48 đội vào
năm 2026 trên khắp Bắc Mỹ. Cùng với đó là xem và cân
bằng lại giải vô địch châu Âu mà UEFA dự định tổ chức
tại 12 thành phố trên khắp lục địa…”.
MINH QUANG
“Đối thủ lớn nhất bây giờ là COVID-19”
Đó là phát biểu của HLV Chung Hae-soung của
đội CLB TP.HCM. Đang ở Việt Nam thực hiện cách
ly xã hội, HLV người Hàn Quốc này trả lời
Yonhap
News
và nói về việc ông đang cùng các thành viên
CLB cũng như những người dân Việt Nam chống
dịch: “Tại Việt Nam, tôi thấy ý thức của mọi người
rất tốt. Nơi tôi ở có công viên phía trước, bình
thường có rất nhiều người đến hoặc qua lại. Bây giờ
thì công viên đó thật vắng lặng vì ý thức ở nhà tránh
dịch của cộng đồng. Đội bóng của tôi cũng đang
hoãn việc tập luyện vì dịch COVID-19 nhưng từng
thành viên của đội đều ý thức tự tập ở nhà để giữ
phong độ. Trận đấu quan trọng nhất là chiến đấu với
dịch COVID-19”.
Đ.TR
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook