084-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu 17-4-2020
Thiết lập luồng xanh ưu tiên xuất khẩu
tại cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc
Việc thiết lập danh sách xuất khẩu theo luồng xanh nhằmhưởng quy chế ưu tiênmiễn kiểm tra đối với nhiều
mặt hàng nông sản để giảm thời gian thông quan qua cửa khẩu.
Đề nghị khẩn cấp cho xuất khẩu gạo nếp trở lại
Nếu tận dụng cơ hội giá đang cao, xuất khẩu
gạo sẽmang lại lợi ích kinh tế lớn cho cả
người trồng và doanh nghiệp. Ảnh: GIA TUỆ
Ngày 16-4, Bộ NN&PTNT đã có công
văn phản hồi công văn của Bộ CôngThương
về việc xuất khẩu gạo nếp. Công văn nêu
rõ: Nghị định số 94/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc
gia nêu mặt hàng lương thực dự trữ là thóc
tẻ, gạo tẻ.
Theo Bộ NN&PTNT, riêng vụ hè thu
2019, tỉnh Long An gieo trồng khoảng
64.000 ha, sản lượng ước 305.000 tấn lúa
nếp, tương đương 183.000 tấn gạo nếp.
Tại tỉnh An Giang, diện tích gieo trồng
khoảng 27.000 ha, sản lượng ước 155.000
tấn lúa nếp, tương đương khoảng 93.000
tấn gạo nếp…
Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị tiếp tục
cho phép xuất khẩu lượng gạo nếp hàng
hóa của vụ đông xuân 2019-2020; đề nghị
Bộ Công Thương cung cấp tình hình xuất
khẩu, nhu cầu của thị trường để làm cơ sở
điều tiết tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa nếp
trong các vụ tiếp theo.
Trước đó, vào ngày 15-4, BộCôngThương
có công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý
kiến về việc gạo nếp có tính trong lượng gạo
dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia
hay không; tác động, ảnh hưởng của gạo
nếp được trồng tại tỉnh LongAn và tỉnhAn
Giang đối với an ninh lương thực quốc gia.
Thời gian qua, nhiều chuyên gia, doanh
nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ cho
xuất khẩu gạo nếp, gạo đồ… bình thường,
không nằm trong hạn ngạch 400.000 tấn
trong tháng 4. Lý do là mặt hàng gạo nếp
và tấm nếp có tính chất đặc thù, không
ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc
gia và việc thực hiện kế hoạch mua gạo
dự trữ quốc gia.
AN HIỀN
ANHIỀN
N
gày 16-4, Bộ trưởng
BộNN&PTNTNguyễn
XuânCường đã có buổi
tiếp và làm việc với Đại sứ
Trung Quốc tại Việt Nam
Hùng Ba nhằm thúc đẩy, hợp
tác phát triển nông nghiệp,
thương mại nông sản giữa
Việt Nam và Trung Quốc
(TQ) trước tác động từ dịch
COVID-19.
Tại buổi tiếp và làmviệc, Bộ
trưởng Nguyễn Xuân Cường
cho biết do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, từ đầu năm
đến nay, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu nông lâm thủy sản
Việt Nam - TQ giảm 6,9% so
với cùng kỳ năm 2019 (đạt
2,21 tỉ USD). Trong đó xuất
khẩu đạt 1,65 tỉ USD, giảm
10,2%; nhập khẩu đạt 561,7
triệu USD, tăng 4,3%.
Trước bối cảnh đó, Bộ
trưởng Nguyễn Xuân Cường
đã trao đổi với Đại sứ Hùng
Ba một số vấn đề cần quan
tâm và bàn giải pháp tháo gỡ
khó khăn, thúc đẩy quan hệ
hợp tác và thương mại trong
lĩnh vực nông nghiệp.
Mở cửa nhiều mặt
hàng nông, thủy sản
Về mở cửa thị trường hàng
nông sản, Bộ trưởng Cường
cho biết TQ đã cấp phép xuất
khẩu cho chín mặt hàng rau
quả. Hiện nay, hai bên đang
hoàn thiện thủ tục ký cấp phép
cho mặt hàng thạch đen, cần
tiếp tục đẩy nhanh ký cấp
phép xuất khẩu đối với mặt
hàng này.
Đồng thời, TQ xem xét ủy
quyền cho các cơ quan chức
năng củaViệt Nam thẩmđịnh
hồ sơ, đánh giá rủi ro… theo
các nghị định thư về mở cửa
thị trường đối với sầu riêng,
tổ yến, khoai lang, bột cá
trong năm 2020; tiếp tục mở
cửa thị trường đối với bưởi,
chanh dây, bơ, na, mận, dừa,
thảo quả và dứa.
Đối với mở cửa thị trường
hàng thủy sản, TQ đã cấp
phép xuất khẩu cho 137 mặt
hàng thủy sản và 750 doanh
nghiệp thủy sản củaViệt Nam.
Phía Việt Nam đã gửi hồ sơ
cho Tổng cục Hải quan TQ
để cấp phép xuất khẩu chính
ngạch đối với các mặt hàng
tôm sú/thẻ ướp đá, sứa ướp
muối, hải sâm khô, cá bống
bớp và đề nghị trao đổi trực
tuyến để bổ sung hồ sơ đối
với các sản phẩm nêu trên
theo yêu cầu. Đồng thời, TQ
phối hợp sử dụng chứng thư
điện tử cho các lô hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang TQ
và miễn, giảm kiểm tra lại tại
biên giới đối với các lô hàng
đã có chứng thư điện tử.
Lập quy chế luồng
xanh để giảm thời
gian thông quan
Hiện nay, trong bối cảnh
tình hình dịch bệnh đang
diễn biến phức tạp, một số
địa phương phía TQ đã tăng
cường thực hiện nhiều biện
pháp kiểm soát dịch bệnh...
gây khó khăn việc thông quan
hàng hóa xuất khẩu tại các
cửa khẩu trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi trong xuất nhập khẩu hàng
hóa nông sản, hai bên thống
nhất thiết lập danh sách doanh
nghiệp xuất khẩu theo luồng
xanh hưởng quy chế ưu tiên
miễn kiểm tra đối với bột sắn,
hạt điều, tôm thẻ chân trắng,
tôm hùm... để giảm thời gian
thông quan qua cửa khẩu;
thống nhất một số mặt hàng
của các doanh nghiệp được
chỉ định và công nhận kết
quả kiểm dịch đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Hai bên phối hợp tích cực
triển khai vận hành luồng ưu
tiên thông quan, kéo dài thời
gian đối với hàng nông sản
xuất nhập khẩu từ 7 giờ đến
22 giờ (tương ứng 8 giờ đến
23 giờ, giờ Bắc Kinh) qua
cặp cửa khẩu quốc tế đường
bộ số II Kim Thành (Lào
Cai - Bắc Sơn).
Bộ trưởng Nguyễn Xuân
Cường cũng đề nghị đại sứ
TQ trao đổi với Bộ Ngoại
giao, các bộ, ngành và hai
tỉnh Quảng Tây, Vân Nam
của TQ xem xét tạm thời cho
xe không hàng (xe container
hoặc xe nhỏ cư dân biên giới)
sang bến, bãi cách ly tại cửa
khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn
bốc hàng trong thời gian
phòng, chống dịch bệnh để
giải quyết lượng xe tồn của
Việt Nam. Phía Việt Nam
sẽ bố trí phát miễn phí khẩu
trang và quần áo bảo hộ y tế
cấp cho tài xế TQ, bố trí lao
động và miễn phí bốc xếp
hàng hóa...•
Một số địa phương
phía TQ đã tăng
cường thực hiện
nhiều biện pháp
kiểm soát dịch bệnh,
gây khó khăn việc
thông quan hàng
hóa xuất khẩu.
Xe chở hàng xuất khẩu chờ thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: Cổng TTĐT Lạng Sơn
Tồn 2.500 xe chở hàng qua trung Quốc
Ngày 15-4, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết do
tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, phía TQ
đã thực hiện nhiều biện pháp kiểmsoát, tăng cường phòng,
chống dịch bệnh đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.
Do sự kiểmsoát nghiêmngặt, năng lực thông quan hàng
hóa xuất khẩu qua cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn bị giảm
mạnh. Tính đến sáng 14-4, tại các cửa khẩu trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn khoảng 2.500 phương tiện chở
hàng hóa xuất khẩu.
AN HIỀN
Gà, vịt và trứngđang ế ẩm
Ngày 16-4, bà Đinh Thị Xuân, Giám đốc
Công ty cổ phần Gà giống Châu Thành
(Nam Định), rầu rĩ cho biết tình hình sản
xuất, kinh doanh của công ty đang rất
bi đát. Do ảnh hưởng dịch COVID-19,
công ty không bán được con giống nên
quy mô đàn đã giảm đi một nửa, hiện chỉ
còn khoảng 7.000 con vịt, 8.000 con gà.
“Người dân lo ngại dịch COVID-19 không
nuôi, chúng tôi phải bán trứng hoặc hủy,
giảm đàn vì không có chi phí duy trì” - bà
Xuân nói.
Cùng cảnh ngộ, tại Công ty cổ phần
Trứng sạch Tiên Viên (Hà Nội), chuyên
cung cấp trứng cho các nhà hàng, khách
sạn, trường học, cũng bị giảm đến 3/4
sản lượng so với thời điểm trước khi dịch
COVID-19 xảy ra. Cùng với trứng, con
giống gà của công ty làm ra cũng chưa bán
được vì giá rất rẻ. Trong khi đó, giá thành
sản xuất thì ngày một tăng cao.
Còn tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), do
ảnh hưởng dịch COVID-19 nên việc tiêu
thụ sản phẩm gia cầm của người dân cũng
đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện trên địa
bàn huyện có khoảng 700.000 trứng vịt,
gà chưa thể tiêu thụ được. Doanh nghiệp
(DN), người dân tại đây đang khóc dở,
mếu dở. Một số đơn vị như Huyện đoàn
Ứng Hòa đã đứng ra vận động, hỗ trợ
người dân tiêu thụ, giải cứu trứng gà.
TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp
hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA),
cho biết người chăn nuôi gia cầm đang lỗ
nặng. Nguyên nhân là từ cuối năm 2019,
nguồn cung về gia cầm tăng rất nhanh để
bù đắp thiếu hụt nguồn cung thịt heo. Thịt,
trứng gia cầm tăng hơn 20%. Trong khi đó,
thị trường tiêu thụ lại bị ảnh hưởng do dịch
COVID-19 nên các nhà hàng, nhà máy,
công xưởng tập thể... tạm ngừng hoạt động
khiến sức tiêu thụ giảm rất nhiều.
“Hiện nhiều DN hội viên của VIPA đang
điêu đứng, lỗ nặng khi các đàn gà loại thải
với hàng triệu con đang không bán được.
Cứ đà này, khi tình hình dịch bệnh không
kiểm soát được, kéo dài sang quý II thì sẽ
có nhiều DN chăn nuôi đến bờ vực phá
sản. Đáng lưu ý, trong khi đầu ra gặp khó
khăn thì các nguyên liệu đầu vào giá lại bị
đẩy cao chót vót, như thức ăn, thuốc thú y”
- ông Sơn nói.
AH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook