084-2020 - page 7

7
Hỏi giùm bạn
Bạn đọc -
ThứSáu17-4-2020
5hànhvi dễ bị phạt
hành chính trong
mùadịch
Vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng
nơi quy định có thể bị phạt đến 5 triệu
đồng.
Tôi thấy các ngành chức năng đang rất
quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch
bệnh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người dân
chưa quan tâm nên mắc phải những lỗi vi
phạm dẫn đến bị phạt hành chính. Vậy trong
thời điểm hiện nay, những hành vi nào người
dân cần lưu ý để tránh bị phạt và mức phạt là
bao nhiêu?
Bạn đọc
Thành Hưng
(TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM,
 trả lời: Trong mùa dịch, người dân
cần lưu ý một số lỗi như sau:
1. Người không đeo khẩu trang nơi công
cộng: Theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định
số 176/2013 quy định hành vi không thực
hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người
tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc
bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế
thì mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
100.000-300.000 đồng.
2. Vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng
nơi quy định: Điểm c, d khoản 1 Điều 20
Nghị định 155/2016 quy định:
Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với hành vi vứt,
thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy
định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ
hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với hành vi vứt,
thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố
hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc
hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.
3. Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc
của người khác khi mắc COVID-19: Theo
điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013
quy định về vi phạm quy định giám sát bệnh
truyền nhiễm, cơ quan chức năng có quyền
phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng
đối với một trong các hành vi che giấu hiện
trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (như
COVID-19) của bản thân hoặc của người khác
mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
 4. Không thực hiện quyết định áp dụng
biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở
dịch vụ ăn uống: Điểm a khoản 4 Điều 11
Nghị định 176/2013 quy định phạt tiền 5-10
triệu đồng đối với hành vi không thực hiện
quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ
hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công
cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại
vùng có dịch.
5. Người không thực hiện quyết định áp
dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người:
Điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013
quy định phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với
hành vi không thực hiện quyết định áp dụng
biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc
tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ
tại nơi công cộng.
VÕ HÀ
TRÚC PHƯƠNG
P
hản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
, một số bạn
đọc cho biết họ chỉ
mới được cấp thẻ căn cước
công dân (CCCD) vài năm
trở lại đây nhưng khi thực
hiện các giao dịch tại ngân
hàng, cơ quan nhà nước…
thì được cảnh báo thẻ sắp hết
hạn hoặc đã hết hạn. Trước
tình huống này, bạn đọc thắc
mắc vậy thời hạn sử dụng
của CCCD là bao lâu?
Không biết thẻ CCCD
của mình đã hết hạn
Đầu tháng 3, anh Nguyễn
Văn Tiến (40 tuổi, ngụ quận
6, TP.HCM) đến một ngân hàng ở quận
Tân Bình để mở sổ tiết kiệm.
Tại đây, sau khi kiểm tra, nhân viên
ngân hàng cho anh biết CCCD của anh
chỉ còn hạn sử dụng trong một tuần.
Tuy giao dịch được thực hiện nhưng
việc thẻ CCCD sắp hết hạn làm anh
Tiến ngạc nhiên, vì CCCD mới được
cấp vào ngày 4-2-2017.
Thắc mắc về việc này, anh Tiến được
nhân viên ngân hàng cho biết tại mặt
trước thẻ CCCD của anh có giá trị sử
dụng đến ngày 14-3-2020, tức ngày sinh
nhật lần thứ 40 của anh.
Anh Tiến cũng cho biết khi được cấp
thẻ anh cũng không chú ý nhiều đến thời
hạn sử dụng, vì trước đây giấy CMND
có hạn sử dụng đến 15 năm nên anh
nghĩ CCCD cũng có thời hạn tương tự.
“CCCD cấp được ba năm đã hết hạn,
tôi rất thắc mắc không biết do mình
chưa hiểu hết các quy định hay cơ quan
cấp ghi sai thời hạn sử dụng. Giờ tôi lại
phải xin cấp đổi CCCD” - anh Tiến nói.
Cùng cảnh ngộ với anh Tiến, chị Lê
Thị Hoa (ngụ quận Phú Nhuận) cũng
đang phải gấp rút làm thủ tục cấp lại
thẻ CCCD để thực hiện thủ tục đăng
ký xe ô tô.
Cụ thể, cuối tháng 3 năm nay, chị Hoa
nộp hồ sơ xin đăng ký xe ô tô (lần đầu)
tại cơ quan Công an quận Phú Nhuận.
Khi kiểm tra hồ sơ, cán bộ tiếp nhận
cho biết thẻ CCCD của chị Hoa đã hết
hạn từ tháng 1 nên chị phải chờ được
cấp đổi CCCD mới thực hiện được thủ
tục đăng ký xe.
Trước đó, chị Hoa đã được cấp lại
CCCD vào năm 2016 do CCCD cũ bị
mất. Đến nay, CCCD mới được cấp lại
bốn năm thì chị lại phải làm thủ tục cấp
đổi CCCD.
Chị Hoa cho biết tính đến tháng 1-2020,
chị vừa đủ 40 tuổi, một trong ba độ tuổi
phải cấp đổi CCCD. Tuy nhiên, trước
Lưu ý quan trọng về
thời hạn của căn cước
công dân
Căn cước công dânmới được cấp vài nămnhưng khi thực hiện giao dịch
tại ngân hàng thì được báo là thẻ căn cước này sắp hoặc đã hết hạn.
Người dân đến làmthủ tục cấp căn cước công dân tại Phòng PC06. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Mặt trước của thẻ CCCD đã
có ghi thời hạn sử dụng của
CCCD, người dân cũng cần
lưu ý đến ghi chú quan trọng
này để tránh gặp khó khăn
khi có giao dịch cần dùng
CCCD.
Từ chối giao dịch vì căn cước công dân hết hạn
Đại diện một ngân hàng thương mại có chi nhánh tại TP.HCM cho biết thời gian
qua phía chi nhánh ngân hàng đã từ chối thực hiện giao dịch cho nhiều khách hàng.
Nguyên nhân chính do thẻ CCCD của khách hàng đã hết hạn sử dụng.
Tất cả giaodịch tài chính tại ngânhàng từmở tài khoản, mở sổ tiết kiệm…đến rút tiền
mặt qua quầy giao dịch, cấp lại mã PIN đều cần CCCD/CMND còn hạn giá trị sử dụng.
Cũng theo vị đại diện này, rất nhiều trường hợp người dân không lưu tâm đến thời
hạn sử dụng của thẻ CCCD dù thông tin này được ghi ngay mặt trước của thẻ. Chính
điều này, khi nhân viên ngân hàng thông báo thẻ CCCD hết hạn và từ chối các yêu
cầu, khách hàng rất bất ngờ và không đồng tình với cách giải quyết của ngân hàng.
“Khi khách hàng xuất trình CCCD/CMND không còn hạn sử dụng, chúng tôi buộc
phải từ chối để bảo đảm tính bảo mật và an toàn về quyền lợi cho khách hàng. Khách
hàng nên lưu tâm đến các giấy tờ tùy thân của mình để quyền lợi không bị gián đoạn”
- vị đại diện cho biết.
nay chị không biết đến quy định này.
CCCD có thời hạn sử dụng
theo độ tuổi
Pháp Luật TP.HCM
đã có công văn
trao đổi cùng Phòng Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội (PC06) -
Công an TP.HCM về quy định thời hạn
sử dụng của thẻ CCCD.
Thượng tá Lê Duy Bình, Phó phòng
PC06, cho biết cách tính thời hạn sử
dụng CCCD là có thay đổi so với thời
hạn sử dụng của CMND.
Nếu trước đây CMND được ấn định
thời hạn 15 năm kể từ ngày cấp, cấp đổi,
cấp lại thì CCCD có thời hạn sử dụng
theo độ tuổi cấp thẻ CCCD.
Cụ thể, Luật CCCD quy định khi công
dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
phải tiến hành đổi thẻ CCCD.
Trường hợp công dân được cấp, đổi,
cấp lại trong thời hạn hai năm trước độ
tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng
đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo. Công dân
có quyền sử dụng thẻ CCCD còn giá trị
sử dụng trong giao dịch, thực hiện quyền
lợi hợp pháp của công dân.
Từ giải thích trên có thể hiểu nếu
công dân A được cấp thẻ CCCD (hoặc
cấp đổi/cấp lại) trong hai năm trước khi
A đủ 25 tuổi, tức lúc A 23 tuổi thì thẻ
CCCD của A có thời hạn sử dụng đến
năm A đủ 40 tuổi. Ngược lại, A được
cấp thẻ CCCD từ tuổi 22 trở về trước
thì đến năm A đủ 25 tuổi, A phải tiến
hành cấp đổi thẻ CCCD.
Mặt khác, mặt trước của thẻ CCCD
đã có ghi thời hạn sử dụng của CCCD,
người dân cũng cần lưu ý đến ghi chú
quan trọng này để tránh gặp khó khăn
khi có giao dịch cần dùng CCCD.•
Nhómbạn trẻ không đeo khẩu trang tụ tập ở khu vực
vòng xoayĐiện Biên Phủ, quận 1, TP.HCM.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook