084-2020 - page 14

14
Thể thao -
ThứSáu17-4-2020
Khi ôngParkgiật
gấuvávai…
Ông thầy người Hàn Quốc trong thời gian nghỉ
dài vì dịch COVID-19 đang có nhiều ý tưởng
nâng cấp đội tuyển quốc gia cho hai chiến dịch
lớn vòng loại thứ hai World Cup 2022 và AFF
Cup 2020.
Mặc dù không ai biết các giải đấu quốc tế
trong năm 2020 sẽ diễn ra khi nào khi dịch bệnh
COVID-19 chưa thể kiểm soát an toàn nhưng
HLV Park Hang-seo cùng các cộng sự vẫn miệt
mài tìm cách làm mới đội tuyển. Nguyên do, sau
hơn hai năm gặt hái nhiều chiến tích ở mọi cấp
độ và các đối thủ đã nghiền ngẫm kỹ cách chơi
của bóng đá Việt Nam, đã đến lúc ông Park cần
phải thay đổi để tránh bị bắt bài.
Thầy Hàn bật mí mình sẽ áp dụng các hệ thống
chiến thuật mới cho các học trò, sau một vài lần
tính thử nghiệm lại thiếu thời gian và con người
phù hợp: “Ban huấn luyện hằng ngày tập trung
phân tích kỹ thuật các trận đấu của đội tuyển với
từng thông số chuyên môn của từng cầu thủ, biết
họ thi đấu tốt và không tốt ở những thời điểm
nào để tìm giải pháp cải thiện. Chúng tôi đang
cố gắng xây dựng các hệ thống chiến thuật khác
nhau nhằm giúp đội tuyển có những phương án
sẵn sàng trước các đối thủ khác nhau”.
Dễ thấy ông Park bắt đầu từ hàng tiền vệ bởi
lý do rất đơn giản, các tiền đạo hoặc hậu vệ, đặc
biệt vị trí trung vệ không có nhiều cầu thủ giỏi
cho ông chọn lựa. Ông tính có đến 80% ngoại
binh lấy mất suất chơi của cầu thủ Việt Nam
ở đấu trường V-League, chủ yếu là các trung
phong. Nó khiến cho việc tìm kiếm nhân tài càng
khó khăn và sau nhiều thời kỳ, ông gần như chỉ
có Tiến Linh và Hà Đức Chinh có thể đá tiền đạo
cắm, sau khi lão tướng Anh Đức xin nghỉ.
Ở hàng thủ, suốt hơn hai năm qua, ông Park
gần như không thay đổi hoặc bất đắc dĩ phải điều
chỉnh ngoài ý muốn. Nguyên nhân, một số trụ
cột bị chấn thương hoặc quá tải, dù đợt tập trung
nào ông cũng bỏ công tìm tòi một số hậu vệ
mới lên thử nghiệm dù rất hiếm hoi sử dụng họ.
Những hậu vệ quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là Quế
Ngọc Hải, Duy Mạnh, Tiến Dũng, Đình Trọng,
hay ở biên có Văn Thanh, Trọng Hoàng, Văn
Hậu, Xuân Mạnh…Tiếc là hơn nửa số lượng đã
điểm danh bị chấn thương hay đang ở trong quá
trình chờ phục hồi sau một thời gian quá dài đá
trên nhiều mặt trận.
Với cái khó chung của nền bóng đá Việt Nam
chưa xuất hiện nhiều lứa kế thừa, hy vọng ông
Park cùng các cộng sự luôn ló cái khôn để lèo lái
đội tuyển Việt Nam đạt những mục tiêu lớn trong
năm.
ĐĂNG HUY - BẢO NHI
Vì sao bóng đá Thái Lan từng bỏ
mô hình như Việt Nam?
Bóng đá Thái Lan từng đi đầu ở Đông NamÁ với mô hình bán
chuyên nghiệp rất giống với cách làm chuyên nghiệp của bóng
đá Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, sau đó thì bóng đá Thái Lan bỏ
hoàn toàn phiên bản này, áp dụng vào phiên bảnmới được học
và ứng dụng từ Anh. Với mô hình hoạt động của Thái Lan bấy
giờ rất giống với bóng đá Anh, từ việc các CLB phải đầu tư sân
bóng đủ chuẩn đến hệ thống cổ động viên và quan trọng nhất
là tiềm lực tài chính mà một CLB có thể sống khỏe bằng bóng
đá, chứ không lệ thuộc vào sự hào phóng của ông chủ nhờ có dự
án tốt hoặc đất vàng như cách nhiều CLB ởViệt Namvẫn tồn tại.
Đ.TR
Muangthong, Đặng
Văn Lâm và cách Thái
Lan làm chuyên nghiệp
Muangthong Utd là CLB chuyên nghiệp đang rất thành công qua cách họ
mua, bán cầu thủ, trong đó có Đặng Văn Lâmđang được làmgiá.
TẤNPHƯỚC
N
hững ngày qua liên
tục có những thông tin
Muangthong Utd định
bán thủmôn số 1 của tuyểnViệt
Nam, Đặng Văn Lâm.
Đây là câu chuyện hoàn toàn
có thật nếu như một CLB nào
đó ra giá mà Muangthong Utd
cảm thấy có lãi.
Trong nhiều năm qua, khi
Buriram Utd nổi lên như một
thế lực lớn thìMuangthong quay
lại trở thành một “tay buôn”.
Cuối nămngoái,Muangthong
cũng từng có ý định chuyển
nhượngVăn Lâmchomột CLB
Nhật. Tuy nhiên, giá cả đưa ra
không hấp dẫn vớiMuangthong
Utd nên cuối cùng phi vụ trên
bế tắc.
Nhữngnămqua,Muangthong
Utdliêntụcbáncầuthủ,từDangda
đếnChanathip, Kawin…và hiện
nay là họ đang “đánh bóng” để
bán tiếp hai món hàng giá cao
là tiền vệ SarathYooyen và thủ
môn Đặng Văn Lâm.
ĐặngVănLâmđang được rao
bán, tuy nhiênMuangthongUtd
không phải là một CLB nhỏ và
khó khăn. Ngược lại, sức mạnh
tài chính của họ rất lớn, thuộc
hàng đầu Thái Lan nên họ cứ
chờ giá tốt.
Trong vòng ba năm qua, các
cầu thủ Muangthong lần lượt
được bán cho các CLB Nhật
hoặc được các CLB Nhật thuê.
Những Bunmathan, Chanathip,
Dangda, Kawin đều được “đẩy
đi” với mức giá mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Cũng trong những năm qua,
Buriram nổi lên như một thế
lực từ khi ông chủ là tỉ phú
Chichob mua CLB Điện lực
Thái Lan (PEA) mang về tỉnh lẻ
MuangthongUtdmuaĐặng Văn Lâmvà giờ đang “làmgiá” thủmôn sốmột Việt Namnày để kiếm lời
như chính sáchmua bán cầu thủ của CLB này. Ảnh: MUANGTHONGUTD
Những Chanathip,
Dangda, Kawin sang
Bỉ, sang Nhật rồi được
ký các bản hợp đồng
chuyên nghiệp, mang
lại choMuangthong
Utd những khoản lợi
cực lớn.
Thầy Park
rấtmong có
nhiều cầu
thủ đa năng
như Phan
VănĐức.
Ảnh:
NGỌCDUNG
Buriram tạo nên CLB Buriram
giàu quyền lực và trở thànhmột
“đế chế” Buriram. “Đế chế” đấy
khôngchỉ bóngđámà cònđường
đua, chuyển nhượng cầu thủ và
nhiều môn thể thao khác cùng
với sân vận động sánh ngang
chuẩn Anh: Sân Chang Arena
từng được gọi là “lâu đài sấm
sét”, nơi đội tuyển Việt Nam
nhiều lần thi đấu, trong đó có
King’s Cup.
Trong sự lớn mạnh của “đế
chế” Buriram,MuangthongUtd
tạm bỏ qua một mảng là cạnh
tranh các ngôi vô địch nội địa
với Buriram. Muangthong Utd
đang tập trung vào mảng kinh
doanh cầu thủ và ít năm qua họ
thu lợi khoản này rất lớn.
Những Chanathip, Dangda,
Kawin sang Bỉ, sang Nhật rồi
đượckýcácbảnhợpđồngchuyên
nghiệp,manglạichoMuangthong
Utd những khoản lợi cực lớn.
Muangthong Utd những năm
gần đây có xu hướng thâu tóm
những ngôi sao nội địa hứa hẹn
triển vọng rồi xuất khẩu ra nước
ngoài, chủ yếu là sangNhật.Mặt
khác, họ chẳng bao giờ đầu tư
mạnh như việc thuê HLV giỏi
hay rước về những ngôi sao đình
đám để cạnh tranh với các CLB
trong nước, chủ yếu là Buriram.
ÝđồkinhdoanhcủaMuangthong
Utd qua nămnăm trở lại đây cho
thấy họ thực sự chuyên nghiệp
và dùng bóng đá nuôi bóng đá.
Vào những năm 2015 trở về
trước, Muangthong Utd phải là
hàng đầu ởThái Lan về việc quy
tụ ngôi sao trong nước và HLV
đình đámnước ngoài, cũng như
ngoại binh giỏi. Nhưng bây giờ
CLB này chuyển hướng sang
một “phiên bản” kinh doanh
mới, trong đó có “kinh doanh
cầu thủ”.•
Cố nhà báo
MinhHùng
(trái)
và nhà
báoHuỳnh
Sang trong
một lần tìm
hiểu về giải
chuyên nghiệp
Thái Lan.
Ảnh: CTV
Thai-League có gói bản quyền truyền hình hơn 9.500 tỉ đồng
Con số mới nhất mà bóng đá Thai-League thông báo là gói
bản quyền truyền hình Thai-League năm 2021-2028 với giá
hơn 400 triệu USD, tức hơn 9.500 tỉ đồng.
Trước đây, khi bản quyền Thai-League ở con số khá khiêm
tốn. Cụ thể là ba năm 2011-2013, ban tổ chức Thai-League
ký với True Vision và Siam Sport giá trị 40 triệu baht (tương
đương 27,5 tỉ đồng) cho năm đầu và tăng thêm 16 triệu
baht sau mỗi năm, tức đến năm 2013 là 72 triệu bath (tương
đương 49,5 tỉ đồng).
Nay thì gói mới kéo dài từ năm 2021 đến 2028, lên đến
trên 9.500 tỉ đồng. Để có được gói bản quyền truyền hình
khủng này, ban tổ chức Thái Lan đã buộc các CLB phải nâng
cấp CLB của mình theo chuẩn Thai-League, đồng thời mở
ra những chính sách để đưa bản quyền truyền hình của mình
đến nhiều quốc gia, trong đó có cả Nhật và nhiều quốc gia
Đông Nam Á.
Thai-League cũng được “nâng hạng” và được đánh giá là
giải đấu hấp dẫn nhất Đông Nam Á nhờ các chuẩn chuyên
nghiệp và hình ảnh bắt buộc của các CLB theo yêu cầu như
hệ thống sân bãi, hệ thống cổ động viên, và đặc biệt là việc
xây dựng bắt buộc nơi đội bóng với ưu tiên cho cầu thủ
Đông Nam Á được ứng xử như suất cầu thủ nội.
Cuối năm 2019, Thai-League dẫn đầu Đông Nam Á và
hạng tư ở vùng Đông Á sau J-League của Nhật, K-League
của Hàn Quốc và C-League của Trung Quốc.
Việc xây dựng CLB trở thành đắt giá thì trong tốp 10 CLB
đắt giá nhất Đông Nam Á, các đội bóng Thai-League chiếm
đến bảy vị trí với tổng số tiền lên đến gần 45 triệu euro. Ba vị
trí còn lại có hai CLB của Indonesia và một CLB Malaysia.
Đ.TR
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook