084-2020 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
B
ộ GD&ĐT đã trình
Chính phủ hai phương
án thi THPT quốc gia:
Vẫn tổ chức thi THPT quốc
gia và sẽ không tổ chức thi
tùy vào tình hình dịch bệnh.
Nên thi nếu học sinh
trở lại trường trong
tháng 5
Giám đốc Sở GD&ĐT tại
một tỉnh vùng NamTrung bộ
cho rằng ông ủng hộ phương
án thi THPT quốc gia nếu
học sinh (HS) có thể quay
lại trường vào tháng 5.
“Dù nói gì đi chăng nữa,
thi cử là một trong những
nguyên nhân tạo động lực
học cho HS. Việc tổ chức thi
THPT quốc gia ngoài xét tốt
nghiệp còn là kết quả để các
em xét tuyển vào các trường
đại học. Nếu không tổ chức,
mỗi trường đại học tổ chức
mỗi kiểu sẽ khiến các em bị
động” - vị này nói.
Vị này lý giải thêm, nếu
các em đi học trở lại vào
tháng 5 thì sẽ có nhiều thời
gian để ôn tập, củng cố kiến
thức, còn thời điểm tháng 6
quá cập rập. Mặt khác, sau
một thời gian nghỉ học, khi
quay trở lại trường, HS phải
có một khoảng thời gian nhất
định để bắt kịp với việc học.
Hơn nữa, muốn tổ chức kỳ
thi THPT quốc gia phải có sự
chuẩn bị của các sở GD&ĐT.
Nếu như mọi năm, thời điểm
này Bộ GD&ĐT đã tập huấn
xong các công tác liên quan
đến thi cử.
EmHuỳnhChánhĐịnh, HS
Trường THPT chuyên Trần
Đại Nghĩa, TP.HCM, mong kỳ
thi THPT quốc gia vẫn được
tổ chức với điều kiện các em
có thể đến trường vào tháng
5. Như thế, HS vẫn có nhiều
thời gian để chuẩn bị cho kỳ
thi. Hơn nữa, bộ đã công bố
đề thi minh họa, đã giảm tải
chương trình, sắp tới sẽ giảm
môn thi nên cũng không quá
áp lực.
“Việc tổ chức thi là cần thiết
vì chúng em cần sự ổn định,
giờ thay đổi sẽ khiến HS bị
động. Hơn nữa, em vẫn cần
có một kỳ thi THPT quốc gia
để đánh giá lại kiến thức và
năng lực của mình” - Định
chia sẻ thêm.
Đồng quan điểm, bà Vũ
Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng
Trường THPTBùi Thị Xuân,
TP.HCM, nói: “Tôi vẫnmuốn
kỳ thi THPT quốc gia được
tổ chức. Bởi dù nghỉ học
nhưng trong suốt thời gian
qua HS vẫn được học trực
tuyến, học trên truyền hình,
chương trình cũng đã được
giảm tải. Hơn nữa, ngay từ
đầu các em đã xác định sẽ thi
tốt nghiệp và ôn luyện theo
các khối thi đại học, giờ nếu
không tổ chức sẽ khiến các
em hoang mang. Mặt khác,
việc tổ chức kỳ thi sẽ khiến
giáo viên (GV), phụ huynh
cũng như HS yên tâm hơn.
Bởi kỳ thi này còn liên quan
đến việc tuyển sinh đại học”.
Bà Dung cho biết hiện nay
việc dạy học qua Internet còn
khó khăn nhưng nếu cố gắng,
các trường có thể thực hiện
được bằng nhiều cách khác
nhau để bổ sung kiến thức cho
các em.Và thời điểmnày là cơ
hội đểGVcũngnhưnhà trường
rèn luyện tinh thần tự học, tự
nghiên cứu của HS. “Tôi nghĩ
chỉ cầnGVnỗ lực, nhà trường
cùng chung tay, phụ huynh
phối hợp thì việc học sẽ đạt
hiệu quả” - bà Dung nói thêm.
Học sinh lớp 12 Trường THCS - THPTĐàoDuy Anh, quận 6, TP.HCMđang ôn bài tại nhà. Ảnh: NTCC
Tiêu điểm
Hai phương án thi
THPT quốc gia trình
Chính phủ
Nếu dịch bệnh được kiểm
soát, HS có thể đi học trước
ngày 15-6, kỳ thiTHPT quốc gia
vẫnđược tổ chức từngày 8đến
11-8vàbộsẽxemxétgiảmmôn
thi, giảm nhẹ yêu cầu.
Nếudịchbệnhphức tạphơn,
Bộ GD&ĐT dự kiến không tổ
chức kỳ thi THPT quốc gia mà
giao cho các địa phương xét
tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý
kiếnChínhphủ và trìnhỦy ban
Thường vụQuốc hội cho phép
để phù hợp với Luật Giáo dục.
Theo Bộ GD&ĐT
Đời sống xã hội -
ThứSáu17-4-2020
2 phương án của Bộ GD&ĐT về
tốt nghiệp THPT quốc gia
Cácnhàquản lý giáodục cho rằngnếuhọc sinhđi học trong tháng5 thì nên tổ chức kỳ thi THPTquốc gia,
tuynhiên sốkhác kiếnnghị tạmdừngkỳ thi này.
Nên xét tốt nghiệp
Trong khi đó, nhiều người
lại cho rằng nên xét tốt nghiệp
trong tình hình đặc biệt như
hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Bình,
Phó Hiệu trưởng Trường
THPT chuyên Hà Tĩnh, tỉnh
Hà Tĩnh, cho biết đến thời
điểm này, HS đã không thể
đến trường gần ba tháng. Việc
học bị gián đoạn khá nhiều
dù các trường vẫn triển khai
học qua Internet, trên truyền
hình. Thế nhưng thời gian còn
lại không nhiều nên tổ chức
một kỳ thi sẽ gây áp lực cho
các em.
“Do tình hình quá đặc
biệt, Bộ GD&ĐT nên chủ
động trong phương án xét
tốt nghiệp cho HS. Phương
án này khả dĩ hơn. Bên cạnh
đó, các trường đại học cũng
phải chủ động các phương
án tuyển sinh sao cho có thể
đánh giá đúng năng lực của
các em. Bởi nếu chỉ dùng
phương pháp xét học bạ thì
khó có thể lựa chọn chính xác
HS có năng lực vào những
trường tốp đầu” - bà Bình
nói thêm.
ViệcBộGD&ĐTlênphương
án chỉ xét tốt nghiệp chứ
không thi khiến emChâuNhật
Minh, HS lớp 12A4, Trường
THPTNguyễn Du, TP.HCM,
thở phào nhẹ nhõm.
Nhật Minh chia sẻ năm
học bị gián đoạn. Từ ra tết
đến giờ, em và các bạn chưa
được đến trường vì dịch bệnh.
Trong thời gian nghỉ học, HS
được học trên Internet cũng
như qua truyền hình. “Tuy
nhiên, thực tế có thể thấy
việc học không hiệu quả bởi
Chỉ cần GV nỗ lực,
nhà trường cùng
chung tay, phụ
huynh phối hợp
thì việc học sẽ đạt
hiệu quả.
Cónhiều khó khăn trong thực hiện chương trìnhvà tình trạng
dạy và học qua Internet hiện nay, khó khăn chung và những
vấn đề riêng, ai cũng vất vả để thích ứng, nhất là GV. Nhìn
những nỗ lực của GV trong việc tổ chức dạy học qua Internet
thời gian qua và hiện nay, tôi thấy trân trọng.
Trước sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng
đã chuyển động, đã có những thay đổi về lịch, khung thời gian,
hướng dẫn tinh giản nội dung chương trình…Tuy nhiên, cần
có thêm những kịch bản thì sẽ tạo sự yên tâm hơn.
Việc vẫn giữ kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 theo tôi là có cơ
sở và đó là vì quyền lợi của HS. Xét về đối tượng và nhu cầu HS
12, có thể tạm phân thành hai đối tượng:
Thứ nhất, những HS đang học tập và theo đuổi mục tiêu là
trải qua kỳ thi THPT quốc gia năm2020 để được tuyển vàomột
trường đại học tốp đầu.
Thứhai,nhữngHScómụctiêuđượcvàomộttrườngđạihọc,cao
đẳngcóđiểmđầuvàokhôngquákhắtkhehoặcvàomộttrườngđại
học,caođẳngdânlập,tưthụcchỉxéttuyểnbằngkếtquảhọcbạ…
Ở đối tượng 1: Nếu không có kỳ thi THPT quốc gia năm nay,
các trường đại học sẽ có đề án tuyển sinh mới và phải đưa ra
nhữngquy định tuyển sinh riêng. Có trường sẽ vẫnphải tổ chức
kỳ thi riêng để tuyển sinh (có thể vì không tin tưởng kết quả
xét học bạ, có thể vì nếu chỉ căn cứ vào kết quả ở học bạ thì
tiêu chí xét quá mờ nhạt và e rằng không chất lượng…). Còn
HS sẽ phải đối diện với những điều kiện bất lợi và chịu sự thay
đổi này một cách bị động. Dù có một khoảng thời gian bị đứt
quãng học tập, đối tượng HS này vẫn kiên trì và tự mình học
tập, ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Vậy đồng thời với việc tổ chức kỳ thiTHPT quốc gia năm2020,
Bộ GD&ĐT chỉ đạo và triển khai thực hiện ba điều:
1. Điều chỉnh thời gian hoàn thành chương trình. Cần có
phương án - kịch bản mở và động.
2. Tinh giản nội dung, chương trình học và điều chỉnh ma
trận nội dung đề thi THPT quốc gia, chú trọng yếu tố phân hóa
trong đề (cùng với phương án mở và động).
3. Tổ chức dạy học qua Internet, qua truyền hình.
Nếumục 2 mà tốt thì kỳ thi THPT
quốcgianămnay, ngay cảđối tượng
2 ở trên cũng trải qua kỳ thi một
cách nhẹ nhàng và đảmbảo quyền
lợi xét tuyển.
Nếumục2màtốtthìvấnđềcủamục
3 - việc tổ chứcdạyhọcqua Internet,
qua truyền hình với những bất cập,
khó khăn gặp phải vừa qua cũng sẽ
được xử lý tốt đối với tất cả HS trên
toàn quốc, chỉ cần có một quỹ thời
gian cần thiết để hệ thống ôn tập khi HS trở lại trường đi học.
Dĩ nhiên, không thể kỳ vọng vàomột sự côngbằng cho tất cả,
xét ở yếu tố địa lý và điều kiện phương tiện công nghệ thông
tin - kỹ thuật (không nói yếu tố con người). Vậy cần quan tâm
đến cơ hội của HS.
TRƯƠNG THỊ BÍCH THỦY,
Hiệu trưởng
Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM
Có cơ sở để giữ kỳ thi THPT quốc gia 2020
em chỉ học được một số môn
nhất định. Với việc học trên
truyền hình, hạn chế vì thời
gian cố định nên nhiều khi
em không thể theo dõi được.
Mặt khác, nếu có thắc mắc về
các kiến thức trong chương
trình thì cũng không được giải
đáp ngay. Nên nếu tổ chức
thi thì ngay khi vừa quay trở
lại trường, chúng em đã phải
chạy đua với việc học. Như
vậy sẽ rất áp lực cho cả thầy
lẫn trò” - em Minh nói.
“Do đó, em mong Bộ
GD&ĐT sẽ không tổ chức
kỳ thi THPT quốc gia trong
năm nay, giao cho các địa
phương xét tốt nghiệp. Còn
việc xét tuyển đại học, hiện
mỗi trường đã có phương án
xét tuyển riêng” - Nhật Minh
nói thêm. •
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook