084-2020 - page 9

9
BộGTVT:Xâydựng
chínhsáchcôngbằngcho
cáchãnghàngkhông
Biểu giá điện sinh hoạt sẽ áp dụng cho kỳ ghi hóa đơn tháng 5, 6, 7.
Vừa qua, một số báo đưa thông tin Bộ GTVT
chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu
chính sách bảo hộ đối với hãng hàng không
quốc gia (Vietnam Airlines).
Theo ý kiến của một số chuyên gia, nếu đúng
như vậy, Bộ GTVT đã vi phạm Luật Cạnh
tranh, Luật Hàng không dân dụng, Luật Doanh
nghiệp (DN), Luật Đầu tư và các cam kết, hiệp
định song phương, đa phương mà Việt Nam đã
tham gia, ký kết.
Đặc biệt, Điều 5 Luật Hàng không dân dụng
năm 2014 quy định nguyên tắc hoạt động hàng
không dân dụng là “cạnh tranh lành mạnh, bình
đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia hoạt động hàng không
dân dụng”. Điều 53 luật này yêu cầu Bộ GTVT
điều phối giờ cất cánh, hạ cánh phải bảo đảm
công khai, minh bạch và không phân biệt đối
xử.
Tuy nhiên, trong thông cáo Bộ GTVT vừa
phát đi lại phủ nhận việc chỉ đạo Cục Hàng
không xây dựng chính sách bảo hộ đối với
hãng hàng không quốc gia. Theo đó, Bộ GTVT
cho biết tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với
các địa phương, đơn vị đã báo cáo rất cụ thể
các giải pháp hỗ trợ DN.
Tại văn bản này, trong mục “Những đề xuất
của DN thuộc thẩm quyền Bộ GTVT đang
xem xét xử lý”, Bộ GTVT giao cho Cục Hàng
không Việt Nam khẩn trương nghiên cứu, giải
quyết sớm theo thẩm quyền về nghiên cứu
chính sách bảo hộ đối với hãng hàng không
quốc gia trong vấn đề phân bổ slot, kiểm soát
tăng trưởng vận tải hàng không nội địa…
“Đây là nội dung tổng hợp ý kiến kiến nghị
của các DN được gửi về bộ trước ngày 26-3.
Bộ có trách nhiệm tổng hợp để báo cáo Thủ
tướng theo đúng yêu cầu. Đây không phải là ý
kiến chỉ đạo của Bộ GTVT” - Bộ GTVT khẳng
định.
Về phương án tháo gỡ khó khăn cho các DN
ngành hàng không, Bộ GTVT cho biết đã kiến
nghị Thủ tướng miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo
vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày
23-1 đến hết 31-12 hoặc liền kề 90 ngày sau
khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, tùy
thời điểm muộn hơn.
Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn,
thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu,
thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.
Đồng thời, cho phép các DN được giãn thời
hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.
Bộ GTVT cũng kiến nghị áp dụng chính sách
giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh máy bay và giá
dịch vụ điều hành bay đối với các chuyến bay
nội địa. Thời gian áp dụng dự kiến từ ngày 1-3
đến hết 31-8 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn
biến của dịch bệnh.
“Cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng
đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không
thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá
trong thời gian từ ngày 1-3 đến hết 31-12 và
có thể điều chỉnh tùy thuộc theo diễn biến của
dịch bệnh…” - Bộ GTVT cho hay.
Ngoài ra, bộ cũng kiến nghị giảm, tạm hoãn
nộp các loại thuế thu nhập DN, thu nhập cá
nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho toàn bộ
nghĩa vụ phát sinh từ ngày 23-1 đến 31-12 hoặc
liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ
công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn...
Bộ GTVT cũng cho biết hiện nay Tổng Công
ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã miễn,
giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả
hãng hàng không đang sử dụng dịch vụ tại các
cảng hàng không do ACV quản lý. Với những
phân tích trên, Bộ GTVT khẳng định không
chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu
chính sách bảo hộ cho riêng bất cứ DN nào.
Chính thức áp dụng
gói hỗ trợ tiền điện
11.000 tỉ đồng
Khách hàng sản xuất và kinh doanh sẽ được giảmgiá điện 10% so với
đơn giá hiện tại ở tất cả khung giờ cao điểm, bình thường và thấp điểm.
TRÀ PHƯƠNG
N
gày 16-4, Bộ Công
Thương chính thức ban
hành văn bản gửi các sở
Công Thương, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) về hỗ trợ
giảm giá điện, giảm tiền điện
cho các khách hàng bị ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
Bộ Công Thương ước tính
tổng số tiền hỗ trợ giảm giá
điện, tiền điện cho khách hàng
ảnh hưởng vì COVID-19 là
gần 11.000 tỉ đồng.
Người dân được
hỗ trợ tối đa
62.560 đồng/tháng
Theo đó, khách hàng sản
xuất và kinh doanh sẽ được
giảm giá điện 10% so với đơn
giá hiện tại ở tất cả khung giờ
cao điểm, bình thường và thấp
điểm. Đối với khách hàng là
các cơ sở lưu trú du lịch, bộ
điều chỉnh giảm giá điện từ
mức áp dụng cho khách hàng
kinh doanh dịch vụ xuống bằng
mức giá điện áp dụng cho các
hộ sản xuất.
Đặc biệt, Bộ Công Thương
điều chỉnh giá bán lẻ điện cho
hộ sử dụng điện sinh hoạt, với
mức giảm 10% đơn giá điện
bậc 1 đến bậc 4 (dưới 300
kWh/tháng). Theo tính toán
của Cục Điều tiết điện lực (Bộ
Công Thương), khách hàng
dùng điện sinh hoạt ở mức 100
kWh/tháng được hỗ trợ 17.000
đồng; 200 kWh thì khoản tiền
hỗ trợ 37.000 đồng/tháng; mức
300 kWh thì khoản hỗ trợ là
62.560 đồng/tháng. Các hộ
dùng điện từ 300 kWh trở lên,
khoản tiền được hỗ trợ tối đa
là 62.560 đồng/tháng do vẫn
được hưởng giảm 10% đơn giá
điện bậc 1-4.
Bộ CôngThương cũng quyết
định áp dụng chính sách giảm
giá bán buôn điện 10% đối với
điện nông thôn, khu tập thể,
cụm dân cư, tổ hợp thương
mại - dịch vụ - sinh hoạt, chợ,
khu công nghiệp.
Bên cạnh các chính sách
giảm giá điện chung như trên,
Bộ Công Thương còn đưa
ra phương án miễn tiền điện
cho các cơ sở cách ly, khám
chữa tập trung bệnh nhân nghi
nhiễm, đã nhiễm COVID-19.
Giảm 20% tiền điện cho các
cơ sở khám, chữa bệnh có thực
Khách hàng dùng
điện sinh hoạt ở mức
100 kWh/tháng được
hỗ trợ 17.000 đồng;
200 kWh thì khoản
tiền hỗ trợ 37.000
đồng/tháng; mức 300
kWh thì khoản hỗ trợ
là 62.560 đồng/tháng.
EVN hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị
triển khai giảm giá điện
Ngày 16-4, EVN đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị liên
quan chính thức triển khai thực hiệngiá điện cho các kháchhàng.
Theo đó, EVN yêu cầu các đơn vị điện lực áp dụng chính sách
giá điện theo đúng hướng dẫn của Bộ Công Thương. Trong đó,
các khách hàng dùng điện sinh hoạt sẽ được giảm giá tại các
kỳ hóa đơn tiền điện tháng 5, 6, 7. Đối với các khách hàng sử
dụng điện ngoài sinh hoạt (sản xuất, kinh doanh, hành chính sự
nghiệp...), điện lực áp dụng thực hiện từ kỳ hóa đơn gần nhất
kể từ ngày 16-4.
Đối với các kháchhàng là các cơ sở lưu trúdu lịch, EVN sẽ thông
báo qua các phương tiện truyền thông và phương tiện điện tử
(SMS, Email, Zalo…) cho tất cả khách hàng đang áp dụng giá
kinh doanh về chính sách chuyển sang giá sản xuất cho các cơ
sở lưu trú du lịch. Đồng thời, đề nghị khách hàng cung cấp giấy
tờ xác định cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
Các đơn vị của EVN thực hiện tổ chức tiếp nhận yêu cầu trên
các kênh giao tiếp: Cổng dịch vụ công quốc gia; các kênh trên
Internet (web CSKH/App CSKH/email/Zalo…); tổng đài CSKH;
phòng giao dịch khách hàng…để thực hiện các thủ tục chuyển
đổi giá cho khách hàng với thời gian thực hiện trong vòng ba
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
hiện khám, xét nghiệm, điều
trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã
nhiễm COVID-19. Đồng thời,
giảm 20% tiền điện cho các
khách sạn và các cơ sở lưu trú
du lịch được sử dụng để cách
ly bệnh nhân nghi nhiễm, đã
nhiễm COVID-19. Điều này
có nghĩa các cơ sở này ngoài
được hưởng chính sách giảm
đơn giá điện chung còn được
hỗ trợ miễn, giảm tiền điện
trực tiếp nếu tham gia phòng,
chống dịch COVID-19.
Theo hướng dẫn củaBộCông
Thương, người dân sẽ được hỗ
trợ giảm giá điện, giảm tiền
điện tháng 4, 5, 6 và sẽ được
tính vào các kỳ hóa đơn tiền
điện tháng 5, 6, 7.
Đối với khách hàng sử dụng
điện sản xuất, kinh doanh, hành
chính sự nghiệp... Các đơn vị
điện lực sẽ áp dụng từ kỳ hóa
đơn gần nhất kể từ ngày ban
hành văn bản này. Đối với khách
hàng là các cơ sở lưu trú du
lịch, EVN và Bộ Công Thương
có văn bản hướng dẫn chỉ đạo,
đảm bảo việc thực hiện giảm
giá điện, giảm tiền điện đúng
đối tượng, phù hợp tình hình
thực tế cách ly xã hội tại từng
địa phương. Bộ Công Thương
cho biết sau thời hạn giảm giá
điện, giảm tiền điện nêu trên
thì áp dụng giá bán điện theo
quy định như hiện hành.
Hỗ trợ trên 85% hộ
tiêu dùng 0-300 kWh/
tháng
Trao đổi với báo chí, GS-
TSKH Trần Đình Long, Phó
Chủ tịch Hội Điện lực Việt
Nam, đánh giá giảm tiền điện
10%cho khách hàng dùng điện
sinh hoạt là đã hỗ trợ được cho
trên 85% hộ tiêu dùng 0-300
kWh/tháng - mức tiêu dùng
phổ biến của xã hội.
Người tiêu dùng bao giờ cũng
có tâm lý muốn giảm giá sâu.
Tuy nhiên, dư luận cần đặt vấn
đề trong mối tương quan, công
bằng, bản thân EVN cũng là
doanh nghiệp đang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn
về nguồn điện, giá mua điện
cao…Trong bối cảnh như vậy,
mức giảm 10% là tương đối
lớn trong khả năng của EVN.
PGS-TSBùi XuânHồi, giảng
viên cao cấp bộ môn Kinh tế
năng lượng, Trường ĐH Bách
khoa Hà Nội, cho rằng ngành
công thương và EVN cần có
những hướng dẫn rõ ràng, chi
tiết để tránh hiểu sai trong dư
luận khi áp dụng vào thực tế.
Theo ông Hồi, EVN cũng
cần có những phương án truyền
thông làm sao để người dân
hiểu về chính sách giảm giá
điện và thực tế sản lượng tiêu
thụ hằng tháng của người dân.
“Nguồn tiền giảm giá điện lấy
từ doanh thu, lợi nhuận của
EVN nên đơn vị này cần tính
toán cân đối tài chính trong bối
cảnh hạn hán, các nguồn thủy
điện có giá thành thấp hơn đang
gặp rất nhiều khó khăn” - ông
Hồi lưu ý.•
Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, người dân sẽ được hỗ trợ
giảmgiá điện và giảmtiền điện các tháng 4, 5, 6. Ảnh: EVNHANOI
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook