160-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu17-7-2020
• Đài Loan
: Tờ
Taiwan News
đưa tin một trực thăng quân sự
OH-58D hôm 16-7 bất ngờ đâm
xuống mặt đất ở căn cứ thuộc TP
Tân Trúc, phía bắc hòn đảo này.
Vụ việc làm hai phi công điều
khiển thiệt mạng.
Taiwan News
cho biết đây là vụ tai nạn thứ ba
chỉ trong hai năm gần đây liên
quan đến dòng trực thăng OH-
58D và là lần đầu tiên có thiệt hại
về người.
Iran
: Đài
RT
ngày 15-7 dẫn
nguồn truyền thông Iran cho hay
một cơ sở đóng tàu thuộc TP
Bushehr phía nam nước này bất ngờ
bốc cháy dữ dội, làm hư hại ít nhất
bảy tàu cá. Báo cáo sơ bộ cho biết
không có thương vong về người.
Thời gian gần đây Iran chứng kiến
một loạt sự cố bí ẩn xảy ra tại nhiều
cơ sở chiến lược quan trọng của
nước này, trong đó có địa điểm
quân sự, hạt nhân và công nghiệp từ
cuối tháng 6.
•Thái Lan
: Ngày 16-7, tờ
The
Bangkok Post
cho biết tuần qua đã
có ba bộ trưởng và một phó văn
phòng thủ tướng trong chính phủ
Thái Lan tuyên bố từ chức. Hầu
hết những người này đều là quan
chức thuộc nhóm lãnh đạo kinh
tế của Thái Lan. Hãng tin
Reuters
cho rằng sự ra đi của nhóm lãnh
đạo là một phần của một cuộc cải
tổ toàn diện trong bối cảnh Thái
Lan vật lộn với các biện pháp
kích thích kinh tế sau đại dịch
COVID-19.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Mỹ thay đổi chính sách, can dự
trực tiếp vào Biển Đông
Các động thái mới nhất trong tuần này là lần đầu tiên cho thấyMỹ có sự thay đổi chính thức về chính sách
để đối phó Trung Quốc ở BiểnĐông.
ĐĂNGKHOA
N
goại trưởng Mỹ Mike
Pompeongày15-7tuyên
bố Washington sẽ ủng
hộ các quốc gia bị TrungQuốc
(TQ) xâm phạm chủ quyền
tại Biển Đông. Ngày 14-7,
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ
David Stillwell phụ trách khu
vực Đông Á và Thái Bình
Dương khẳng định Mỹ sẽ
không để TQ tuyên bố vùng
biển này là của mình. Ngày
13-7, Ngoại trưởng Pompeo
thách thức các yêu sách chủ
quyền của TQ ở Biển Đông.
Đài
Fox News
dẫn ý kiến
phân tích rằng từ các động
thái liên tục này có thể thấy
Mỹ sẽ thay đổi chính sách về
Biển Đông và can dự trực tiếp
vào xung đột này.
Mỹ và TQ lâu nay vẫn mâu
thuẫn về tự do hàng hải ởBiển
Đông. Chính sách Mỹ lâu
nay vẫn lên án các yêu sách
chủ quyền cũng như các hoạt
động của TQ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, trước giờ Mỹ vẫn
chủ trương kêu gọi giải quyết
tranh chấpmột cách hòa bình.
Trực tiếp can thiệp
vào Biển Đông
Cácđộng tháimới nhất trong
tuần này là lần đầu tiên cho
thấy Mỹ có sự thay đổi chính
thức về chính sách để đối phó
TQ ở Biển Đông. Theo ông
James Chin, Giám đốc Viện
châuÁ tại ĐHTasmania (Úc),
quan điểmcủaMỹ khôngmới
vì nước này vẫn luôn phản đối
yêu sách chủ quyền “đường
chín đoạn” của TQ. Cái mới
ở đây là Mỹ giờ đã xem Biển
Đông là một trung tâm mới
trong quá trình đối trọng với
TQ. Nhiều ý kiến phân tích
cũng cho rằng Mỹ đang đổi
hướng, chuyển sang bác bỏ
thẳng thừng yêu sách của TQ
và trực tiếp đưa mình vào
trung tâm xung đột.
Chính phủ Tổng thống Mỹ
Barack Obama từng phản đối
cácyêu sáchchủquyềncủaTQ
sau khi Tòa Trọng tài ra phán
quyết không công nhận và yêu
cầu TQ ngừng cải tạo bãi cạn
Scarborough. Tuy nhiên, tuyên
bố của Ngoại trưởng Pompeo
là đòn tấn công trực tiếp nhất
và mạnh nhất của Mỹ trước
nay với các yêu sách của TQ
ở Biển Đông.
Chủ tịchViệnTầmnhìnchâu
Á - ông Vannarith Chheang
cho rằng trong bối cảnh căng
thẳng Mỹ - Trung đang leo
thang thì “củng cố quyền lực
bằng các biện pháp rắn” được
ưu tiên hơn ngoại giao và đối
thoại. Trong khi đó, ông Chen
Xiangmiao, trợ lý nghiên cứu
tạiViệnNghiêncứuBiểnĐông
quốc gia (TQ), cho rằng tuyên
bố của ông Pompeo là dấu
hiệu cho thấyMỹ đã chọn bên
trong tranh chấp Biển Đông.
Nguyên nhân có thể vì Mỹ
muốn bảo vệ luật pháp và trật
tự ở vùng biển này, cũng như
tăng cường hơn thế đối đầu
chiến lược với TQ.
Các phát ngôn cứng rắn
của phía Mỹ cũng có thể mở
đường cho Washington có
thêm nhiều hành động mạnh
hơn nhằm thách thức các động
thái hiếu chiến của TQ ở Biển
Đông trong tương lai.
Fox News
cũng cho rằng
câu hỏi đặt ra lúc này là Mỹ
sẽ quyết liệt tới đâu trong
kiềm chế các hoạt động trái
phép của TQ ở Biển Đông.
Nói với
Fox News
, nhà nghiên
cứu Zack Cooper tại Viện
Kinh doanh Mỹ cho rằng các
động thái này mở đường cho
Mỹ trừng phạt thêm TQ, đặc
biệt trừng phạt chuyệnTQcan
thiệp các hoạt động đánh bắt
cá và thăm dò dầu khí của các
nước khác.
Trung Quốc yếu thế
về pháp lý
Tuyên bố của Ngoại trưởng
Pompeo góp phần làmsuy yếu
vị thế và tính pháp lý các hành
động của TQ chống lại các
nước khác cùng tranh chấp
Biển Đông. Ông Pompeo nói
chính sách của Mỹ về Biển
Đông phù hợp với phán quyết
năm 2016 của Tòa Trọng
Trực thăng đa năngMH-60R Sea Hawk được đại tu trên boong tàu sân bay USS Ronald Reagan, bên
phải là tàu khu trục USS Mustin có tên lửa dẫn đường, tại Biển Đông ngày 9-7. Ảnh: US NAVY/AP
Mỹ vẫn hy vọng nối lại đàm phán với
Triều Tiên
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 15-7, Ngoại trưởng Mỹ
Mike Pompeo nhấn mạnh dù Triều Tiên thời gian qua có nhiều
phát ngôn và động thái không mấy tích cực về quan hệ hai
nước, ông vẫn kỳ vọng có thể Mỹ nối lại đàm phán với Bình
Nhưỡng “trước khi quá muộn”.
“Nếu có thể tổ chức đối thoại, chúng ta có thể đạt được những
tiến bộ lớn và cách tốt nhất là thúc đẩy Tổng thống Donald
Trump và Chủ tịch Kim Jong-un làm điều đó. Tôi tin rằng cả
hai lãnh đạo đều nhận thấy việc này có lợi như thế nào cho vị
thế hai bên. Tôi hy vọng chúng ta sẽ không phải chờ quá lâu
trước khi một cuộc thảo luận cấp cao chính thức diễn ra” - tờ
The Hill
dẫn lời ông Pompeo.
Trước đó, vào cuối tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ
Stephen Biegun cũng từng nói rằng vẫn còn thời gian cho Mỹ và
Triều Tiên tiếp xúc trở lại và tạo ra tiến triển. Sau ông Biegun,
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien tiếp tục lên tiếng
kêu gọi Triều Tiên kiềm chế các hành động leo thang căng thẳng
và quay lại đàm phán vì “tương lai kinh tế tươi sáng” của Bình
Nhưỡng và “hòa bình lâu dài” cho toàn bán đảo.
PHẠM KỲ
Động thái của Mỹ có lợi cho ASEAN
Nhiều ý kiến cho rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ
Mike Pompeo giúp củng cố hơn tính pháp lý và vị thế
chính trị của các nước ASEAN ở Biển Đông so với TQ.
Liệu tuyên bố của ông Pompeo có ảnh hưởng đến quá
trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và
TQkhông?Theo nhiều nhà phân tích thì dù có hay không
có tuyênbốcủaôngPompeo, đàmphánCOCcũngkhông
có khả năng sớm có thêm bước tiến nào mới vì vướng
đại dịch COVID-19. Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á - ông
Vannarith Chheang cho rằng đàm phán COC có thể sẽ
bị hoãn qua năm 2021.
Nhà nghiên cứu cấp cao Lucio Blanco Pitlo III tại Quỹ
đường đến sự tiến bộ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
cho rằng ASEAN nên thúc nhanh tiến trình đàmphán để
hoàn tất một COC“có hiệu quả và mang tính ràng buộc”
với TQ. Về chính trị, việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất COC vẫn là
nền tảng tốt nhất cho đối thoại và thamvấn giữa ASEAN
và TQ về Biển Đông.
Trướcmắt, chuyêngiaBenjaminHo, trợgiảng tạiTrường
Nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Công nghệ Nanyang
(Singapore), cho rằng các nước ASEAN sẽ chờ thêm các
bước đi tiếp theo của Mỹ, đặc biệt của chính phủ mới
sau cuộc bầu cử tổng thống cuối năm nay.
Thời gianđể cácbên cùng có
động thái tập thể ngăn tham
vọng TQ lập sự “bình thường
mới” ở Biển Đông không còn
nhiều.
TS
PRASHANTH
PARAMESWARAN
,
Trung tâm Wilson (Mỹ)
Họ đã nói
Mỹ giờ đã xem
Biển Đông là một
trung tâmmới trong
quá trình đối trọng
với TQ.
75
quốc gia đã bày tỏ
nguyện vọng tham gia
chương trình tài trợ
của Liên minh toàn
cầu về vaccine và tiêm
chủng (GAVI) nhằm hỗ
trợ việc tiếp cận nhanh
và bình đẳng vaccine
ngừa COVID-19, hãng
tin
Channel News Asia
ngày 15-7 cho biết.
GAVI cũng thông báo đã
quyên được 567 triệu
USD để mua vaccine
giúp các nước đang
phát triển.
PHẠM KỲ
tài, bác phần lớn yêu sách
chủ quyền của TQ ở vùng
biển này. Sau tuyên bố của
ông Pompeo, Indonesia và
Philippines đồng loạt kêu gọi
TQ tuân thủ phán quyết năm
2016 của Tòa Trọng tài. Từ
việc này có thể thấy Mỹ và
các nước vẫn xem phán quyết
của Tòa Trọng tài là một căn
cứ pháp lý để đối phó TQ.
Gần đây, nhiều nước Đông
Nam Á và cả Mỹ cùng tham
gia “cuộc chiến công hàm”
yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ
phán quyết của Tòa Trọng tài.
Theo nhà ngoại giao Ahmad
AlmaududyAmri (Indonesia),
động thái này đã làm suy yếu
yêu sách chủ quyền của TQ,
đặc biệt về mặt pháp lý.
Trong khi phản đối của các
nước với TQ dựa vào phán
quyết được Tòa Trọng tài
tuyên căn cứ vào Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển
thì các yêu sách chủ quyền
đơn phương của Bắc Kinh lại
chỉ dựa vào căn cứ “lịch sử”
mà nước này tự nêu ra, chứ
không được luật pháp quốc
tế bảo vệ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook