160-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu17-7-2020
Người phụ nữ buôn lậu thuốc Tây cùng hai tài xế lãnh án
Sau hai ngày xét xử, ngày 16-7, TAND TP.HCM đã
tuyên phạt bị cáo Lương Thị Kim Chi (SN 1979, ngụ quận
5, TP.HCM) năm năm tù về tội buôn lậu.
Hai bị cáo Hồ Hải Đăng và Cao Hiền Hữu (đều là tài
xế, cùng SN 1991) bị tòa tuyên phạt mỗi người hai năm tù
về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
HĐXX nhận định bị cáo Lương Thị Kim Chi là chủ
mưu vụ buôn lậu thuốc Tây được vận chuyển trái phép về
Việt Nam. Hai tài xế Hải Đăng và Hiền Hữu đã trợ giúp bị
cáo Chi vận chuyển số hàng nhập lậu đi theo lối mòn qua
biên giới nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Theo hồ sơ, cuối tháng 4-2017, bị cáo Chi mua 41
kiện tân dược từ Công ty Medimpex Ecza Deposu A.S
(Thổ Nhĩ Kỳ). Sau đó, Chi thuê người làm thủ tục hải
quan đối với lô hàng quá cảnh và vận chuyển hàng sang
Campuchia.
Ngày 4-5-2017, lô hàng được làm thủ tục thông quan
tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất
(TP.HCM) rồi được vận chuyển bằng xe tải đến cửa khẩu
Mộc Bài (Tây Ninh). Tiếp theo, lô hàng này được làm thủ
tục xuất sang Campuchia, cất giữ tại một căn nhà gần khu
vực biên giới tại huyện Ba Vét, tỉnh Svay Riêng.
Sau đó, bị cáo Chi nhờ người thuê hai tài xế là Đăng,
Hữu lái ô tô vận chuyển lô tân dược theo đường mòn qua
biên giới về huyện Bến Cầu (Tây Ninh), đưa về TP.HCM,
cất giữ tại một kho hàng trên đường Nguyễn Tất Thành,
quận 4.
Sáng 9-5-2017, bị cáo Hữu chở hàng đến kho nhưng
chưa kịp xuống hàng thì bị lực lượng chức năng kiểm tra,
bắt giữ. Theo kết quả định giá, lô tân dược nói trên trị giá
7 tỉ đồng, không có số đăng ký hoặc số giấy phép nhập
khẩu do Cục Quản lý dược cấp nên không được phép lưu
hành tại Việt Nam.
Liên quan vụ án, một số người cho thuê kho, trông coi,
bốc xếp hàng..., cơ quan điều tra cho rằng chưa đủ căn cứ
để xử lý hình sự.
HOÀNG YẾN
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới mới đúng
Tôi đồng tình với ý kiến của TS Phan Anh Tuấn. Động cơ của tội buôn
lậu là nhằmmục đíchmua bán để vụ lợi, còn động cơ của vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới thì không nhằmmục đích mua bán, vụ lợi.
Nếu điều tra, chứng minh và xử lý được Khởi ở tội buôn lậu thì mới
có thể xem xét hành vi của hai bị cáo Chiến và Thọ ở vai trò đồng phạm
giúp sức hay không. Tuy nhiên, trong vụ án này, cả kết luận điều tra và
cáo trạng chỉ chứngminh được hai bị cáo có vai trò vận chuyển trái phép
chứ không có yếu tố là người mua, người bán hay vụ lợi trong việc buôn
bán này. Do đó, hành vi của Thọ và Chiến nếu có vi phạm thì chỉ có thể
xử lý ở hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189),
chứ không thể xử lý về tội buôn lậu (Điều 188).
Luật sư
LÊ QUANG VŨ
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
điểm c khoản 4 Điều 188 BLHS
(có khung hình phạt 12-20 năm tù).
Tại phiên tòa ngày 15-7, đại diện
VKSND tỉnh Tây Ninh đề nghị
HĐXX phạt Chiến 13-15 năm tù,
Thọ 12-14 năm tù.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Chiến
và Thọ đều cho rằng cả hai bị cáo
không phạm tội buôn lậu như cáo
trạng truy tố. Luật sư của Thọ cho
rằng bị cáo không hề có hành vi buôn
bán hàng hóa trái phép qua biên giới.
Thọ không có ý định vận chuyển
khẩu trang y tế qua Campuchia để
bán thu lợi và cũng chưa thực hiện
hành vi buôn lậu trên thực tế…
Xử tội buôn lậu là chưa ổn
Xung quanh vụ án này, TS Phan
AnhTuấn (Trưởng bộmônLuật hình
sự, ĐH Luật TP.HCM) phân tích:
Theo quy định của BLHS 2015 thì
hành vi vận chuyển trái phép khẩu
trang qua biên giới có thể bị xử lý
hình sự về tội buôn lậu (Điều 188
BLHS) hoặc tội vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
(Điều 189 BLHS).
Về mặt pháp lý, điểm khác nhau
căn bản giữa tội buôn lậu (Điều
188 BLHS) với tội vận chuyển
trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới (Điều 189 BLHS) là việc vận
chuyển hàng hóa qua biên giới là
để “buôn bán” trái phép hay chỉ đơn
thuần “vận chuyển” trái phép qua
biên giới. Buôn bán được hiểu là
mua đi bán lại hàng hóa hoặc mua
nhằm bán lại hàng hóa đó.
Nhưvậy, để có thể truycứuNguyễn
Văn Chiến, Trần Trường Thọ về tội
buôn lậu (Điều 188 BLHS) thì phải
chứng minh được hai người này
vận chuyển khẩu trang để bán cho
người khác. Tuy nhiên, trong vụ án
này, để chứng minh Chiến và Thọ
vận chuyển khẩu trang để bán trái
phép qua biên giới (buôn bán trái
phép) là khó. Bởi lẽ:
Thứ nhất, cơ quan tố tụng không
bắt được Khởi là người được cho là
đã thuê Chiến chở khẩu trang qua
biên giới. Do cơ quan tố tụng khó
xác định được Chiến chở khẩu trang
qua biên giới là nhằm mục đích gì
nên không thể kết luận Chiến và Thọ
vận chuyển khẩu trang để bán cho
người khác được. Bản thân Chiến
cũng chỉ được thuê để vận chuyển
số khẩu trang qua biên giới với số
tiền là 2 triệu đồng chứ không rõ
là mang số khẩu trang này làm gì.
Thứ hai, Thọ là tài xế vận chuyển
trái phép qua biên giới cũng chỉ là
người được Chiến thuê để lấy tiền
công, không biết mục đích vận
chuyển để làm gì nên không thể
coi hành vi của Thọ là buôn bán
trái phép qua biên giới.
Thứ ba, giả sử trong vụ án này
nếu bắt được Khởi nhưng Khởi
chỉ khai vận chuyển trái phép qua
biên giới không nhằm mục đích
buôn bán số khẩu trang này (để
làm từ thiện, mua cho cơ quan y tế
NGÂNNGA
N
gày 15-7, TAND tỉnh Tây
Ninh đã đưa vụ án Nguyễn
Văn Chiến và Trần Trường
Thọ vận chuyển 200.000 khẩu
trang qua biên giới ra xử sơ thẩm.
Theo dự kiến, sáng nay (17-7), tòa
sẽ tuyên án.
Đây là vụ án còn gây tranh cãi về
tội danh, bởi VKS truy tố hai bị cáo
tội buôn lậu trong khi hành vi của
họ có dấu hiệu phạm một tội khác.
Viện đề nghị phạt đến
15 năm tù
Theo cáo trạng, khoảng đầu tháng
3, thông qua Facebook, một người
đàn ông tênKhởi (người Campuchia,
không rõ lai lịch) biết chị Huỳnh
NgọcAnh (quậnTân Phú, TP.HCM)
bán khẩu trang y tế nên đã đặt mua
200.000 cái, đã thanh toán đủ tiền
và hẹn sẽ đến nhận.
Khởi thuê NguyễnVăn Chiến đến
quận Tân Phú nhận hàng và chuyển
sang Campuchia qua đường Trạm
kiểm soát biên phòng Hòa Hiệp
thuộc Đồn biên phòng Lò Gò (Tây
Ninh) để giao cho Khởi với tiền
công là 2 triệu đồng.
Sáng20-3, Chiến thuêTrầnTrường
Thọ vận chuyển từ quận Tân Phú
về Tây Ninh với giá 2,2 triệu đồng.
Thọ chạy xe tải chở hàng và Chiến
ngồi ghế phụ xe, đến Trạm kiểm
soát biên phòng Hòa Hiệp, thấy
barie của trạm đã mở sẵn, Chiến
kêu Thọ chạy qua Campuchia để
giao hàng thì Thọ đồng ý. Chạy
được khoảng 20 m thì cả hai bị bắt
quả tang.
Cáo trạngVKSND tỉnh Tây Ninh
cho rằngNguyễnVăn Chiến và Trần
Trường Thọ đã thực hiện hành vi
vận chuyển trái phép 200.000 cái
khẩu trang y tế trị giá 200 triệu
đồng. Hành vi của Chiến và Thọ
đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nên
đã bị truy tố về tội buôn lậu theo
Hai bị cáo Thọ và Chiến tại tòa. Ảnh: NGUYỄNDUY
Vận chuyển khẩu trang trái phép
qua biên giới, tội gì?
Vận chuyển 200.000 cái khẩu trang y tế trái phép qua Campuchiamà không chứngminh được mục đích
mua bán thì phạm tội buôn lậu hay tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?
của Campuchia, mua cho tổ chức
nào để sử dụng...) thì cũng không
thể kết luận Khởi có hành vi buôn
bán khẩu trang trái phép qua biên
giới. Lúc đó, cơ quan tố tụng cũng
chỉ có thể truy tố Khởi về tội vận
chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới (Điều 189 BLHS). Điều
này càng không có cơ sở để chứng
minh Chiến, Thọ đồng phạm về tội
buôn lậu với Khởi được.
Tóm lại, với những tình tiết của vụ
án thể hiện trong cáo trạng thì không
có đủ chứng cứ để chứng minh hai
bị cáo có hành vi vận chuyển trái
phép khẩu trang để bán cho người
khác nhằm thu lợi bất chính. Do
đó, chỉ có thể xử lý Chiến, Thọ về
tội vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới (Điều 189 BLHS) là
hợp lý nhất.
Cần lưu ý, tội buôn lậu (Điều 188
BLHS) có hình phạt nghiêm khắc
hơn so với tội vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới (Điều 189
BLHS). Do đó, nếu không đủ chứng
cứ để chứng minh Chiến, Thọ phạm
tội buôn lậu thì phải suy đoán theo
hướng có lợi cho các bị cáo phạm
tội vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới, như thế mới có tính
hợp lý và thuyết phục hơn về mặt
pháp luật.•
Nếu không chứng minh
được Chiến, Thọ phạm
tội buôn lậu thì phải suy
đoán theo hướng có lợi
cho các bị cáo, tức xử tội
vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới
mới hợp lý.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook