160-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu 17-7-2020
TÁ LÂM
N
gày 16-7, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã
chủ trì phiên họp trực
tuyến Thường trực Chính
phủ với các địa phương về
giải ngân vốn đầu tư công.
Có tiền mà tiêu
không được
Tại cuộc họp, Thủ tướng
cho biết trong sáu tháng đầu
nămmức tăng trưởng cả nước
thấp, nguyên nhân chính do
các dòng vốn đầu tư, kể cả
đầu tư xã hội và đầu tư nhà
nước đều chậm, thấp so với
kế hoạch vạch ra.
“Đầu tư công là một trong
các cứu cánh quan trọng để
chúng ta vượt qua khó khăn
do dịch COVID-19. Đầu tư
sẽ giải quyết được rất nhiều
việc làm, đầu tư thì giải quyết
thu nhập cho người lao động,
đầu tư góp phần cho tăng
trưởng” - Thủ tướng nói và
cho biết theo tính toán của
Tổng cục Thống kê, cứ 1%
đầu tư thì sẽ góp phần tăng
GDP 0,06%.
Từ đó, Thủ tướng cho rằng
trách nhiệm Chính phủ, các
địa phương trong cả nước rất
lớn, phải tập trung giải ngân
đầu tư công gần 28 tỉ USD,
tương đương với 633.000
tỉ đồng.
“Tại sao những địa phương
cùng cơ chế, chính sách ấy
mà họ đầu tư giải ngân rất
tốt, còn nhiều địa phương rất
ỳ ạch?”. Thủ tướng hỏi tiếp
và cho rằng nguyên nhân là
do bệnh quan liêu, không
chịu đi sát, không giải quyết
công việc đặt ra và chỉ nói
chung chung.
công trình mà giải quyết vật
liệu, từ công trình mà giải
quyết việc làm cho hàng triệu
người” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng nêu vấn đề có
nhiều địa phương, ngành
làm tốt, năng động, quyết
liệt, cụ thể nhưng còn một
số bộ, ngành, địa phương trì
trệ, chưa biết làm việc, không
quyết tâm, không chỉ đạo hệ
thống vào cuộc, tháo gỡ khó
khăn, bất cập trong quá trình
triển khai các dự án. Ví dụ
về Tiền Giang, tỉnh cam kết
thông xe đường cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận vào cuối
năm nay. Lãnh đạo tỉnh đã
trực tiếp đối thoại với hàng
trăm hộ dân trong diện phải
giải tỏa, di dời. Một công
trình trì trệ trong 5-7 năm
trước thì bây giờ, trong vòng
một năm đã làm được. Hay
Bộ GTVT cũng cam kết bảo
đảm giải ngân 100% số vốn
mình. Chương trình ấy viết
ngắn gọn với hành độngmạnh
mẽ và gửi báo cáo Thủ tướng
Chính phủ. “Các tỉnh, thành,
ngành phải lo việc tiêu tiền
trên mảnh đất của mình, trên
lĩnh vực, ngành mình quản
lý” - Thủ tướng nói.
Từ đầu tháng 8 tới, Thủ
tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT,
Bộ Tài chính tổng hợp, trình
Thủ tướng Chính phủ quyết
định điều chuyển vốn từ các
bộ, ngành, địa phương không
giải ngân được để tập trung
cho các công trình, dự án có
khả năng giải ngân nguồn vốn
trung ương, vốn ngân sách,
kể cả vốn ODA.
Chínhphủ,Thủ tướngChính
phủ, các bộ, ngành thường
xuyên đôn đốc, kiểm tra, xử
lý. Trước hết phải xử lý các
ách tắc trong từng địa phương,
từng ngành và từ đó đưa ra
những biện pháp cần thiết.
Từng bộ, từng ngành phải
thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc tỉnh; tỉnh kiểm tra, đôn
đốc huyện, xã. Trung ương
kiểm tra một số bộ, ngành
trọng điểm.
Về vấn đề thủ tục, Thủ
tướng đề nghị các bộ, ngành ở
trung ương phải tạo mọi điều
kiện cho địa phương, tiếp tục
phân cấp, giao quyền công
khai, minh bạch. “Tới Bộ
TN&MT, tới Bộ Xây dựng,
Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT
thì bao nhiêu ngày phải giải
quyết xong, chứ không để tình
trạng là hồ sơ ngâm quá một
tuần” - Thủ tướng nói.
Bên cạnh công khai, minh
bạch, Thủ tướng lưu ý vấn đề
chống tham nhũng, tiêu cực
trong xây dựng cơ bản; xác
định rõ trách nhiệm và đảm
bảo tiến độ thời gian thanh
quyết toán dự án.•
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng: Gỡ 3 điểm nghẽn
trong đầu tư công
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải giải quyết cho được ba điểmnghẽn trong giải ngân
vốn đầu tư công gồm: vốn đọng, nợ (thanh toán) đọng và thủ tục đọng.
Theo người đứng đầuChính
phủ, phải giải quyết cho được
“bacáiđọng”,“bađiểmnghẽn”.
Thứ nhất là vốn đọng, không
được để vốn đọng, có tiền đó
mà không tiêu được. Thứ hai
là không để nợ đọng, tức là
hạng mục thi công xong, đã
hoàn thànhnhưngkhôngquyết
toán, “cứ ngâm đó mãi”. Thứ
ba là thủ tục đọng, một vấn
đề phổ biến hiện nay.
Phải sờ gáy,
quy trách nhiệm
người đứng đầu
Kết luận hội nghị, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc
nêu rõ giải ngân vốn đầu tư
công thời gian tới đây không
chỉ góp phần tăng trưởng,
phát triển cơ sở hạ tầng của
đất nước mà còn giải quyết
đời sống, thu nhập cho hàng
triệu người. “Từ công trình
mà giải quyết tiền lương, từ
được giao, trừ một số công
trình cao tốc, phấn đấu giải
ngân tối thiểu 70%.
“Phải sờ gáy những người
làm trực tiếp thì người ta mới
lo làmviệc, chứ chỉ nói chung
chung thì khó có thể nêu cao
tinh thần trách nhiệm. Động
viên là cần thiết nhưng phải
quy trách nhiệm rõ ràng người
đứng đầu, cán bộ trực tiếp thì
mới hy vọng có sự chuyển
biến tình hình” - Thủ tướng
nhắc nhở.
Từ tháng 8, không
biết tiêu sẽ bị điều
chuyển vốn
Về nhiệmvụ, giải pháp thời
gian tới, Thủ tướng đề nghị
chủ tịchUBNDcác tỉnh, thành
phố, các bộ trưởng phải có
một chương trình hành động
cụ thể trong việc giải ngân
vốn đầu tư công và đầu tư
xã hội ở ngành, địa phương
Chủ tịch UBND
các tỉnh, thành, các
bộ trưởng phải có
chương trình hành
động cụ thể trong
việc giải ngân vốn
đầu tư công và đầu
tư xã hội ở ngành và
địa phương mình.
BộCônganđềnghịđưahaidựluật vàochương trình
Saukhi nghe bộ trưởngCông anbáocáo, Thường vụQuốchội đềnghị trìnhhồ sơvềdự luật theoquyđịnh.
Bộ Nội vụ bị phê bình vì cử
phó vụ trưởng đi họp
BộNội vụ cửPhóVụ trưởngVụPháp chếVũThuậnđếnbáo
cáo tiến độ xây dựng Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói: “Thực sự tôi rất tiếc
và buồn. Đây là hội nghị giữa Chính phủ và Ủy ban Thường
vụ QH triển khai nghị quyết của QH. Thông báo, lịch trình
đã gửi từ trước nhưng tại sao tại hội nghị này Bộ Nội vụ
là cơ quan gác cổng của Chính phủ về vấn đề tổ chức, bộ
máy, cải cách hành chính mà chỉ cử cán bộ cấp vụ đi dự?”.
Sau đó, ông đề nghị ông Thuận “về báo cáo bộ trưởng ý
kiến của Thường vụ QH và tôi đại diện cho Ủy ban Thường
vụ QH là phê bình”.
Cán bộ co lại sau thanh tra, kiểm tra
Phát biểu tại buổi họp, PhóThủ tướng thường trựcTrương
Hòa Bình cho rằng tình trạng giải ngân đầu tư công trì trệ
kéo dài do hai điểm nghẽn chính là trình tự thủ tục kéo dài
và vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Với khâu giải phóngmặt bằng, ông cho rằng trách nhiệm
chính là của lãnh đạo, người đứng đầu thiếu quyết liệt, chưa
tập trung phân công, chỉ đạo. Theo ông, thời gian qua,
nhiều vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý sau thanh tra, kiểm tra
khiến một số cán bộ co lại. Từ đó, ông Bình đề nghị Bộ Tư
pháp phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính.
Ông cũng yêu cầu các địa phương, bộ, ngành có hành
động cụ thể, phù hợp để đẩy tiến độ giải ngân các công
trình, dự án có vốn đầu tư công.
Sáng 16-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) phối
hợp với Chính phủ tổ chức hội nghị triển khai Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2020
và năm 2021.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết ông
“rất sốt ruột” khi hai dự án do bộ này chủ trì soạn thảo
chưa được đưa vào chương trình. Đó là Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở và Luật Bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường bộ.
“Chúng tôi đã báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ
QH. Thường vụ QH cũng đã cho ý kiến rồi, đặt ra lộ trình
để làm luật rồi. Tuy nhiên, cho đến hôm nay vẫn chưa
thấy có tên trong chương trình. Hiện hồ sơ cơ bản đã bước
đầu đủ điều kiện để trình nhưng không biết vướng thủ tục
hành chính ở đâu” - ông Tô Lâm nói.
Theo bộ trưởng, luật về lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh trật tự cơ sở rất quan trọng để vừa triển khai công
tác đảm bảo an ninh trật tự cơ sở, đồng thời cùng với lực
lượng dân quân tự vệ để thực hiện các nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.
Về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, Chính phủ đã thống nhất trình luật này cùng
với Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tuy nhiên, đến
hôm nay chương trình xây dựng luật chỉ có Luật Giao
thông đường bộ.
“Một lần nữa, tôi tha thiết đề nghị tại cuộc họp hôm
nay, các đồng chí thống nhất đề nghị tiếp tục báo cáo Ủy
ban Thường vụ QH để chúng tôi trình hai dự án luật này”
- ông Tô Lâm nói.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết lần họp Ủy
ban Thường vụ QH gần đây, Bộ trưởng Tô Lâm có báo
cáo vấn đề này khi xem xét các dự án luật khác có liên
quan. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ QH cũng đề nghị
Chính phủ và Bộ Công an phải trình hồ sơ theo đúng quy
định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
“Cho đến bây giờ, các cơ quan của QH, Thường vụ QH
chưa nhận được hồ sơ về hai dự án luật từ Bộ Công an” -
ông Uông Chu Lưu nói.
ĐỨC MINH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook