162-2020 - page 13

13
HỒNGMINH
T
iến sĩ ĐặngHoàngGiang,
tác giả cuốn sách, đã có
những buổi ra mắt sách
mà chính anh cũng bất ngờ
vì khán giả đến quá đông so
với sức chứa của hội trường,
từ Hà Nội đến TP.HCM.
Một bạn sinh viên đã bật
khóc khi chia sẻ trong buổi
giao lưu tại Trường ĐH
Khoa học xã hội và Nhân
văn TP.HCM cuối tháng 6
vừa qua: “Con cám ơn chú
về cuốn sách. Con đã từng
tưởng mình lập dị, giờ thì
con biết mình không cô đơn.
Trong gia đình, con không
có hình mẫu nào để học theo
cả, con không biết mình là
ai. Giờ thì con có thể bắt đầu
tìm lại chính mình”.
Vui với vai trò tác giả
nhưng rất lo lắng
.
Phóng viên
:
Chúc mừng
ông vì đã có một cuốn sách
được đón đợi như thế. Chắc
hẳn ông vui mừng khi cuốn
sách của ông tạo được hiệu
ứng tốt?
+ TS
Đặng Hoàng Giang
:
Khi làm cuốn sách này, tôi
không dự liệu được nó lại
thu hút sự quan tâm đến thế.
Các buổi giao lưu ra mắt sách
làm tôi bất ngờ. Hơn nữa, tôi
cảm giác các bạn trẻ rất khao
khát để được chia sẻ, được
lắng nghe mà không có bất
cứ phán xét nào.
Tôi rất vui với tư cách tác
giả nhưng tôi lo lắng với tư
cách của một người lớn, một
phụ huynh. Chúng ta phải nhìn
thấy rất nhiều bạn trẻ đang tha
hương trong chính gia đình
của mình. Đó là một điều rất
đáng thương và đáng lo.
. Ông tự đánh giá về cuốn
sách như thế nào?Ông có thấy
rằng mình thành công chưa?
+ Tôi nghĩ rằng mình đã
chạm được đến những bi kịch
nội tâm, những nỗi đau của
một thế hệ trong chính gia
đình mà không được thấu
hiểu. Sự khác biệt giữa các
thế hệ không có một cầu nối
nào để vượt qua. Tôi cho rằng
cuốn sách là một đóng góp
nhỏ, chỉ vậy thôi!
Nhiều người lớn đã
lờ đi nỗi đau của
con trẻ
. Bây giờ chúng ta sẽ nói về
chủ đề nỗi đau. Ông có cho
rằng cuốn sách của ông được
đón nhận ngoài mong đợi là
do các bạn trẻ có nhu cầu rất
lớn được bày tỏ và vượt qua
những nỗi đau của mình?
+Tôi đãbịmột cơnbãocuốn
đi, đó là những cung bậc cảm
xúc mãnh liệt của nỗi đau con
trẻ mà người lớn thường lờ
đi, xem như nó không tồn tại.
Các bạn đối mặt với những
sang chấn tâm lý mà không
có sự giúp đỡ. Gia đình thì
không rồi, nhà trường, thầy cô
giáo cũng không, đoàn thanh
niên cũng không, tôn giáo có
thể xoa dịu một chút, các nhà
tâm lý thì quá hiếm hoi.
Đây thực sự là một vấn đề
lớn của xã hội. Chúng ta đang
thiếu một hạ tầng cơ sở để
chăm sóc sức khỏe tinh thần
của các bạn trẻ nói riêng, của
người dân nói chung.
. Từ phía phụ huynh, họ có
phản hồi gì không?
+ Có những phụ huynh đã
thay đổi một chút khi đọc cuốn
sách. Nhưng cũng có bạn trẻ,
là nhân vật trong chính cuốn
sách này, cho biết bạn đã cố ý
để sách ở nơi mà mẹ của bạn
ấy có thể đọc được. Nhưng
phản ứng của bà chỉ là “mày
TSĐặngHoàngGiang giao lưu với độc giả tại TP.HCM. Ảnh: NHÃNAM
Tôi cũng phải tìm kiếm chính mình
. Ai cũng biết ông là tiến sĩ ngành kinh tế học nhưng bây giờ
thì ông theo đuổi nhiều hoạt động cộng đồng và viết sách về
tâm lý. Ông có thể giải thích về con đường này như thế nào?
+ Quá trình sống của tôi cũng làmột quá trình đi tìmbản
thân, tôi cũng như các bạn trẻ, không ngừng theo đuổi việc
quán chiếu lại bản thân mình và tìm hiểu chính mình. Và
cái quá trình đi tìm mình như thế, học kinh tế nhưng lại đi
viết sách tâm lý, nó khiến cho cuộc sống của tôi đáng giá
và tôi tìm thấy rất nhiều ý nghĩa trong công việc của mình.
Tiêu điểm
605 cử nhân luật đầu tiên nhận bằng
tốt nghiệp theo mẫu mới
Trường Đại học (ĐH) Luật TP.HCM vừa tổ chức lễ bế
giảng và trao bằng cử nhân luật đợt 1 năm 2020 cho 605
học viên hệ vừa làm vừa học.
Đặc biệt, từ tháng 7 này, nhà trường sẽ cấp bằng và các
chứng chỉ cho các hệ đào tạo theo mẫu phôi văn bằng,
chứng chỉ mới theo Thông tư số 21 và Thông tư số 27 của
Bộ GD&ĐT ban hành năm 2019. 
Theo TS Lê Trường Sơn, Phó Hiệu trưởng nhà trường,
trường đã thực hiện việc tự chủ in phôi văn bằng, chứng
chỉ cho các hệ đào tạo, chương trình đào tạo của trường.
Cụ thể bao gồm: Phôi văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến
sĩ và phôi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ
bản, khóa học ngắn hạn. Các phôi văn bằng này được nhà
trường tự chủ thiết kế theo bộ nhận diện thương hiệu và
đã được Cục Quản lý chất lượng của Bộ GD&ĐT chấp
thuận từ ngày 17-6 vừa qua.
Ngay sau khi được Bộ GD&ĐT chấp thuận, nhà trường
đã tiến hành cấp bằng đợt đầu tiên năm 2020 cho 605 tân
cử nhân tốt nghiệp đợt này của trường.
Được biết, theo quy định mới này, các nội dung sau sẽ
được ghi trên văn bằng ĐH: Tên văn bằng theo từng trình
độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn
bằng trình độ tương đương); ngành đào tạo; tên cơ sở giáo
dục ĐH cấp văn bằng; họ, chữ đệm, tên của người được
cấp văn bằng; ngày tháng năm sinh của người được cấp
văn bằng; hạng tốt nghiệp (nếu có); địa danh, ngày tháng
năm cấp văn bằng; chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên
của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo
quy định; số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.
Như vậy, so với quy định cũ thì quy định mới đã loại
bỏ việc ghi thông tin về hình thức đào tạo trên văn bằng
ĐH. Thông tin về hình thức đào tạo sẽ được ghi tại phụ
lục văn bằng.
Cơ sở giáo dục ĐH được bổ sung các nội dung khác ghi
trên văn bằng giáo dục ĐH phù hợp với quy định của pháp
luật. Đồng thời được tự thiết kế mẫu và được bổ sung các
nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng.
PHẠMANH
Đưa 21 người Trung Quốc vào khu
cách ly tập trung
Ngày 19-7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an
tỉnh Quảng Nam cho biết đã phối hợp với các địa phương
đưa 21 người Trung Quốc vào khu cách ly tập trung tại xã
Tam Phú (TP Tam Kỳ, Quảng Nam).
Sau khi đưa vào khu cách ly, ngành chức năng đã tổ
chức lấy mẫu gửi xét nghiệm COVID-19.
Trước đó, chiều 18-7, người dân trình báo tại một khu
lưu trú ở phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, Quảng
Nam) đang có nhóm hàng chục người Trung Quốc.
Khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, nhóm
người này bỏ chạy tán loạn. Lực lượng chức năng đã tìm
và phát hiện có 21 người, sau đó đưa vào khu cách ly.
Thông tin từ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an
tỉnh Quảng Nam cho hay hiện nay vẫn chưa rõ những
người này nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách nào.
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, lực lượng chức
năng sẽ điều tra làm rõ.
THANH NHẬT
Sách
Tìmmình trong thế giới
hậutuổithơ
làkếtquảcủadựán
xãhội cùng tênđược khởi động
từ hơn hai năm trước. TS Giang
đã tiếp cận nhiều bạn trẻ, cung
cấp các kênh khác nhau để các
bạntrẻkểvềnhữngtrảinghiệm
đớn đau thời thơ ấu và những
ảnh hưởng của những chấn
thươngđến cuộc sốnghiện tại.
Đời sống xã hội -
ThứHai 20-7-2020
Bạn trẻ đang tha hương trong
chính gia đình mình
Một hành trình chật vật, khắc khoải của các bạn trẻ trong quá trình tìm lại chínhmình được kể lại
trong dự án sách
Tìmmình trong thế giới hậu tuổi thơ
.
đọc cái vớ vẩn gì thế?”.
Chúng ta phải chấp nhận
rằng có những phụ huynh sẽ
không thay đổi. Nhưng các
bạn có thể thay đổi để tìm
lại căn tính của chính mình.
Thật ra nhiều phụ huynh
cũng không biết phải thay đổi
thế nào nếu như họ không làm
cha mẹ như cách mà cha mẹ
của họ từng làm. Họ không
có một tình yêu thương minh
triết vì bản thân họ cũng có
rất nhiều tổn thương.
Một thế hệ tổn
thương sẽ tạo ra một
xã hội tổn thương
. Sau khi hoàn thành cuốn
sách, ông nghĩ gì về các nhân
vật của mình?
+ Nhiều bạn trẻ lớn lên
vắng bóng người lớn ngay cả
khi cha mẹ vẫn ở bên cạnh,
họ có thể có thể xác cao lớn
nhưng tâm hồn đầy những
tổn thương và cô đơn, xã hội
chúng ta sẽ phải hứng chịu
rất nhiều hệ lụy vì điều này.
Một thế hệ tổn thương sẽ tạo
nên một xã hội tổn thương.
. Ông có định dấn bước
sâu hơn vào lĩnh vực tâm lý?
+ Tôi không có tham vọng
làmmột nhà tâm lý trị liệu, tôi
chỉ có thể lắng nghe, không
phán xét và đồng hành với
các bạn trong quá trình đau
đớn được tìm lại chính mình.
Sau cuốn sách này, tôi sẽ
bắt đầu một dự án khác về
vấn đề trầm cảm. Bởi tôi nhận
thấy đây cũng là một lỗ hổng
rất lớn trong nhận thức của
cộng đồng.•
Nhiều bạn trẻ lớn
lên vắng bóng người
lớn ngay cả khi cha
mẹ vẫn bên cạnh,
tâm hồn đầy tổn
thương và cô đơn.
Cuốn sách
Tìmmình trong
thế giới hậu tuổi thơ
.
Ảnh: HỒNGMINH
TS Lê Trường
Sơn, Phó
Hiệu trưởng
Trường
ĐH Luật
TP.HCM,
trao bằng
tốt nghiệp
cho các tân
cử nhân.
Ảnh: NTCC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook