162-2020 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 20-7-2020
NGUYỄNHIỀN
N
gày 15-7, Chính phủ
đã ban hành Nghị định
82/2020 quy định xử
phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
hành chính tư pháp; hôn nhân
và gia đình; thi hành án dân
sự; phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã.
Nghị định 82/2020 sẽ thay
thế Nghị định 110/2013 và
Nghị định 67/2015. Một trong
những điểm nổi bật của Nghị
định 82 là sẽ bỏ quy định
phạt cảnh cáo khi đăng ký
khai sinh trễ hạn. Nghị định
này có hiệu lực từ 1-9-2020.
Hết phạt khai sinh
trễ hạn
Tại khoản 1 Điều 15 Luật
Hộ tịch 2014 quy định trong
thời hạn 60 ngày kể từ ngày
sinh con, cha hoặc mẹ có
trách nhiệm đăng ký khai
sinh cho con. Trường hợp
cha, mẹ không thể đăng ký
khai sinh cho con thì ông, bà
hoặc người thân thích khác
hoặc cá nhân, tổ chức đang
nuôi dưỡng trẻ em có trách
nhiệm đăng ký khai sinh
cho trẻ em.
Trước đây, theo khoản 1
Điều 27 Nghị định 110/2013,
người có trách nhiệm đăng
ký khai sinh cho trẻ em mà
không thực hiện việc đăng ký
đúng thời hạn quy định sẽ bị
phạt cảnh cáo.
Tuy nhiên, theo quy định
mới của Nghị định 82 thì tại
Điều 37 về hành vi vi phạm
đăng ký khai sinh không còn
mức phạt cảnh cáo đối với
hành vi đăng ký khai sinh
trễ hạn.
Lâu nay phường, xã
chỉ nhắc nhở
Theo ghi nhận của chúng
tôi tại một số phường, xã trên
địa bàn TP.HCM thì đa phần
những trường hợp người dân
đi làm khai sinh trễ hạn cho
trẻ ở địa phương chỉ bị nhắc
nhở là chính chứ không bị
xử phạt.
Ông Nguyễn Thanh Duy
Tân, Chủ tịch UBND phường
Bình Hưng Hòa B, quận Bình
Tân, cho biết trên địa bàn
phường cũng gặp không ít
những trường hợp trẻ đăng ký
khai sinh trễ hạn. Tuy nhiên,
phường rất ít phạt mà giải
quyết ngay cho người dân.
Theo ôngTân, những người
dân đăng ký khai sinh trễ hạn
chocon thường lànhữngngười
có hoàn cảnh khó khăn và
chưa nắm rõ những quy định
của pháp luật nên vi phạm, vì
thế phường rất chia sẻ, nhắc
nhở họ. Trong khi quyền được
khai sinh là một trong những
quyền cơ bản của trẻ em đã
được luật định.
Nay Nghị định 82 đã bỏ
chuyện phạt cảnh cáo về hành
vi đăng ký khai sinh quá hạn
là phù hợp với thực tế hơn.
Cùng cách giải quyết với
phường Bình Hưng Hòa B,
ông Lôi Đại Phong, Chủ tịch
UBND xãVĩnh Lộc B, huyện
Bình Chánh, cũng cho rằng
người lao động nghèo luôn
chật vật với cuộc sống mưu
sinh nên không để ý về thời
gian đăng ký khai sinh cho
con, cháu mình. Việc khai
sinh trễ hạn cho trẻ hầu như
xã không phạt bởi chính quyền
xã rất chia sẻ với những hoàn
cảnh khó khăn của người dân.
“Dù không phạt nhưng xã
vẫn thường xuyên triển khai
xuống ấp tuyên truyền, vận
động người dân trong khu vực
nên thực hiện sớm các thủ tục
đăng ký hộ tịch để trẻ được
hưởng những quyền lợi. Cụ
thể, trẻ khai sinh trễ không
được cấp thẻ bảo hiểm y tế
kịp thời, khi bệnh tật gia đình
sẽ rất khó khăn về tài chính.
Vì thế, các gia đình có con
em mới sinh nên đăng ký
khai sinh ngay cho trẻ để trẻ
được hưởng những quyền lợi
như bao đứa trẻ khác” - ông
Phong khuyến khích.•
Không còn phạt người đăng ký
khai sinh muộn
Không còn phạt đăng ký khai sinh trễ hạn nhưng người dân nên thực hiện sớmđể conmình được
hưởng quyền lợi như những trẻ emkhác.
NgườidânđếnUBNDphường4,quậnTânBình,TP.HCMlàmthủtụcđăngkýhộtịch.Ảnh:HOÀNGGIANG
Conmới thành thai cóđược
hưởng thừakế?
Tăng mức phạt khi vi phạm quy định
về giấy khai sinh
Điều 37 Nghị định 82/2020 đã tăng mức phạt so với
trước đối với các hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai
sinh. Cụ thể:
Phạt tiền từ1 triệuđến3 triệuđồngđối với hành vi tẩy xóa,
sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức,
người có thẩmquyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Hiện nay, hành vi vi phạm này chỉ bị phạt tiền từ 300.000
đến 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với một trong các
hành vi sau: Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
cungcấp thông tin, tài liệu sai sự thật vềnội dungkhai sinh; sử
dụnggiấy tờ của người khác để làmthủ tục đăng ký khai sinh.
Hiện nay, mức phạt tiền với hành vi trên là từ 1 triệu đến
3 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là
giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối
với hành vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh
đã cấp do có hành vi vi phạm quy định; giấy tờ, văn bản bị
tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định.
Từ 1-9, thách cưới quá đáng,
phạt đến 5 triệu đồng
Một điểm mới đáng chú ý trong lĩnh vực hôn nhân gia
đình tại Nghị định 82/2020 là việc quy định mức phạt đối
với hành vi yêu sách của cải trong kết hôn.
Theo đó, điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82 quy định
phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi cản trở
kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn. Trường hợp tổ chức
vi phạmcùng hành vi trên thì mức phạt sẽ bằng hai lầnmức
phạt của cá nhân vi phạm.
Tại Nghị định 110/2013 không quy định xử phạt đối với
hành vi này. Còn theo Điều 55 Nghị định 167/2013, phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng nếu cá nhân
có hành vi cản trở người khác kết hôn bằng cách đưa ra yêu
sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Nghị định 167/2013 đang trong giai đoạn dự thảo sửa đổi,
bổ sung.
Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất
một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm
cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ (theo khoản
12 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
TRÚC PHƯƠNG
Trạm chờ xe buýt bẩn như vầy, ai dám ngồi?
Trên đường Lý Thường Kiệt, phường 8, quận Tân Bình, TP.HCM
có trạm chờ xe buýt nhếch nhác bởi giấy rao vặt dán đầy trên tấm
bảng, người và xe đạp chiếm ghế của hành khách. Vây quanh trạm
là rác và rác.
Trước hình ảnh này, tôi và một hành khách khác đã chẳng dám
ngồi ghế khi chờ đón xe.
THÁI HOÀNG
Góc ảnh
Trẻ khai sinh trễ
không được cấp thẻ
bảo hiểm y tế kịp
thời, khi bệnh tật,
gia đình sẽ rất khó
khăn về tài chính.
Hai tuần trước, chồng tôi đột
ngột qua đời khi tôi đang mang thai con đầu lòng
được sáu tháng. Gia đình chồng tôi hiện còn cha mẹ
chồng, em gái. Chồng tôi mất không để lại di chúc,
phần tài sản khá lớn. Xin hỏi, đứa con trong bụng
tôi có được hưởng thừa kế hay không? Người được
hưởng tài sản của chồng tôi gồm những ai?
Bạn đọc
Trần Ngọc Vy
(Hóc Môn, TP.HCM)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Điều 613 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy
định người thừa kế là cá nhân phải là người còn
sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết. Điều 660 BLDS
quy định khi phân chia di sản thừa kế, nếu có người
thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra
thì phải để lại một phần di sản bằng phần của những
người thừa kế khác. Cụ thể:
- Nếu thai nhi đó còn sống sau khi sinh ra thì sẽ
được hưởng phần di sản thừa kế này.
- Nếu thai nhi chết trước khi sinh ra thì những
người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa
kế này.
Với các quy định trên, đứa con chị Vy đang mang
trong bụng vẫn được hưởng một phần tài sản thừa kế
của chồng chị nếu đứa con còn sống khi sinh ra.
Về phân chia tài sản thừa kế, do chồng chị mất
mà không để lại di chúc nên phần tài sản riêng của
chồng chị sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho
các cá nhân thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi.
Như vậy, phần di sản của chồng chị Vy sẽ được
chia thành bốn phần bằng nhau cho: cha, mẹ chồng
của chị, chị và đứa con (nếu có).
TRÚC PHƯƠNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook