196-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu28-8-2020
Gà ngoại có dấu hiệu phá giá
tràn vào Việt Nam
QUANGHUY
T
rong khi thịt gà nhập
khẩu giá rẻ vẫn đổ bộ
ồ ạt vào thị trường Việt
Nam (VN) thì người nông
dân nuôi gà trong nước khóc
ròng vì thua lỗ kéo dài, do
giá bán thấp hơn giá thành
sản xuất.
Gà ngoại đổ vào,
gà nội lao đao
Nhiều trang trại gà tại thủ
phủ chăn nuôi Đông Nam
bộ buồn bã vì giá bán quá
rẻ. Ông Minh, chủ một trại
nuôi gà công nghiệp ở Đồng
Nai, cho biết: Với giá gà lông
trắng (gà công nghiệp) bán
tại trại hiện nay chỉ ở mức
18.000-19.000 đồng/kg,
người nuôi lỗ khoảng 6.000
đồng/kg vì giá thành đã lên
đến 24.000-25.000 đồng/kg.
“Tính ra, với mỗi con gà
xuất bán tại trại có trọng
lượng 2,5-3 kg, người nuôi
lỗ 15.000-18.000 đồng/con.
Nguyên nhân chính khiến giá
gà trong nước rớt thê thảm là
do nguồn cung thịt gà nhập
khẩu giá rẻ gia tăng mạnh”
- ông Minh nói.
Khôngchỉgiágàcôngnghiệp
mà giá gà lông màu (gà tam
hoàng) và gà ta thả vườn cũng
giảmxuốngmức thấp hơn giá
thành.ÔngNguyễnVănNgọc,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn
nuôi gia cầm Đông Nam bộ,
dẫn chứng giá gà tam hoàng
hiện chỉ 26.000-27.000 đồng/
kg, so với giá thành 35.000
đồng/kg nên nông dân lỗ
8.000-9.000 đồng/kg.
“Giá gà trong nước bán rẻ
dưới giá thànhmãi khôngngóc
đầu lên được do bị cạnh tranh
với lượng thịt gà nhập khẩu
giá rẻ về tăngmạnh. Số lượng
thịt gà nhập khẩu những tháng
đầu năm nay tăng 150% so
với cùng kỳ, cộng với giá siêu
rẻ thì gà trong nước lấy sức
đâu mà cạnh tranh lại” - ông
Ngọc thở dài.
Đại diệnHiệp hội Chăn nuôi
gia cầm Đông Nam bộ cũng
cho hay thịt gà công nghiệp
nhập khẩu đang bán tràn lan
trên các trang mạng với giá
nhập khẩu tới cảngVN (chưa
tính các loại thuế) chỉ trên
dưới 20.000 đồng/kg. Sản
phẩm này chủ yếu được bán
cho các bếp ăn công nghiệp,
nhà hàng, quán ăn bình dân
giá chỉ 30.000-40.000 đồng/
kg với đùi, ức, cánh gà. Còn
giá cổ gà, xương gà bán ra
chỉ 15.000-18.000 đồng/kg.
Có dấu hiệu phá giá
Tại hội nghị về phòng
vệ thương mại vừa diễn ra
ở TP.HCM, bà Phạm Châu
Giang, Phó Cục trưởng Cục
Phòng vệ thương mại (Bộ
Công Thương), nhìn nhận
những năm gần đây, các hộ
nông dân ở Đông Nam bộ
điêu đứng vì gà nhập khẩu
của Brazil, Mỹ, Hàn Quốc…
về VN với giá rẻ chỉ khoảng
20.000 đồng/kg. Trong khi
đó, ngay cả các công ty chăn
nuôi trong nước với quy mô
lớn cho biết nếu giảm tối đa
chi phí thì giá gà xuất chuồng
35.000 đồng/kg, không có
cách nào đưa xuống 20.000
đồng/kg như gà các nước xuất
khẩu sang VN.
Bà Giang cho hay có thể
áp dụng các hàng rào kỹ
thuật, sử dụng ngưỡng về
định lượng, quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật… để quản lý
nhập khẩu, qua đó hạn chế
nhập khẩu. Ví dụ, Nhật Bản
yêu cầu hàng thủy sản xuất
sang nước này có dư lượng
kháng sinh bằng 0.
Tuy nhiên, khi các doanh
nghiệp đề xuất áp dụng rào
cản kỹ thuật với mặt hàng
nhập khẩu thì hàng trong nước
phải đạt được tiêu chuẩn đó
trước thì mới có thể áp dụng.
Ví dụ, VN quy định dư lượng
kháng sinh trong mặt hàngA
nhập khẩu bằng 0 nhưng nếu
hàng sản xuất trong nước lại
có dư lượng kháng sinh được
phép là 1% thì ngay lập tức
bị các nước trả đũa bằng các
biện pháp khác.
Nói thêmvề vấn đề này, ông
Cần truy xuất nguồn gốc thịt nhập
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ
Nguyễn Văn Ngọc cho rằng để bảo vệ ngành chăn nuôi gà,
trước mắt cơ quan chức năng cần áp dụng truy xuất nguồn
gốc đối với thịt nhập khẩu. Bởi qua theo dõi thời gian dài cho
thấy giá thịt gà nhập khẩu quá rẻ không phải do giá thành
chăn nuôi các nước xuất khẩu thấp.
“Khảo sát thực tế tại các nước cho thấy giá thịt gà bán ra thị
trường cao, thậm chí cao hơn thị trường VN. Do đó, thịt nhập
bán giá rẻ bèo có thể là những lô thịt nhập cận date, sắp hết
hạn sử dụng nên mới có giá rẻ bèo. Như vậy, quy định phải
truy xuất nguồn gốc sẽ hạn chế được những loại thịt kém
chất lượng được nhập vào VN, cạnh tranh không lành mạnh
làmảnh hưởng chăn nuôi trong nước”- ông Ngọc nhấnmạnh.
Tổng cục Thuế phủ nhận có việc vòi vĩnh,
bôi trơn
Ngày 27-8, Tổng cục Thuế phát đi thông báo phản hồi
những thông tin trên một tờ báo cho rằng: Tại bộ phận
một cửa của Chi cục Thuế Đông Anh (Hà Nội) có hiện
tượng người dân phải bỏ ra khoản tiền không nhỏ cho
những loại phí không tên.
Cụ thể, báo
Đại Đoàn Kết
ngày 25-8 đăng bài
“Những
tờ tiền “biết nói” tại các điểm đăng ký, đăng kiểm xe ô
tô”
, trong đó nêu thông tin: Để một chiếc ô tô lăn bánh
hợp pháp trên đường, ngoài những khoản phí theo quy
định, người dân phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ
cho những loại phí không tên.
Tổng cục Thuế cho hay: Ngay sau khi báo đăng, cơ
quan này đã yêu cầu Cục Thuế Hà Nội rà soát, làm rõ
thông tin báo nêu, đặc biệt là các thông tin liên quan đến
việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
“Chi cục Thuế Đông Anh khẳng định không có hiện
tượng gây khó khăn, vòi vĩnh, bôi trơn khi giải quyết
thủ tục hành chính thuế. Kiểm tra dữ liệu camera lưu lại
không phát hiện các dấu hiệu bất thường hay đưa nhận
tiền giữa người nộp thuế với công chức thuế” - Tổng cục
Thuế khẳng định.
C.LUẬN
Giá thịt heo hơi giảm mạnh gần
20.000 đồng/kg
Khoảng một tuần nay, giá heo hơi xuất tại cửa chuồng
đã giảm 15.000-18.000 đồng/kg. Cụ thể, thời điểm cao
nhất vào khoảng tháng 5, giá heo hơi xấp xỉ 100.000
đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay giá heo hơi dao động quanh
mức 77.000-82.000 đồng/kg.
Giá heo hơi trong nước giảm mạnh, do vậy nhiều doanh
nghiệp nhập khẩu heo sống Thái Lan về giết mổ phải tạm
ngừng hoạt động vì không có lãi.
Theo hạch toán chi tiết của Cục Chăn nuôi, ở mức giá
80.000 đồng/kg heo hơi, người chăn nuôi vẫn có lãi. Cụ
thể, nếu người chăn nuôi phải đi mua con giống thì giá
thành sản xuất vào khoảng 71.000 đồng/kg heo hơi. Nếu
nuôi khép kín từ khâu giống đến nuôi thịt thì giá thành vào
khoảng 50.000 đồng/kg heo hơi. Như vậy, dù phải đi mua
con giống thì người chăn nuôi vẫn có lãi từ 10.000 đồng/kg.
Về nguồn cung thịt heo trong nước, đến cuối tháng 7,
tổng đàn heo của cả nước đã đạt khoảng 25,18 triệu con,
tương đương với gần 82% tổng đàn heo trước khi có bệnh
dịch tả heo châu Phi.
AN HIỀN
Tô Thái Ninh, Trưởng phòng
Điều tra bán phá giá và trợ
cấp, Cục Phòng vệ thương
mại, nhấn mạnh: “Đúng là
thịt gà từ Brazil, Hàn Quốc,
đặc biệt là đùi tỏi gà Mỹ nhập
khẩu vàoVN có dấu hiệu tăng
mạnh. Thông qua số liệu nhập
khẩu, thông tin từ mạng lưới
thương vụ VN tại các nước
này… có thể khẳng định dấu
hiệu bán phá giá của các mặt
hàng này là rõ ràng”.
Tuy nhiên, muốn áp dụng
biện pháp phòng vệ thương
mại để bảo vệ ngành sản xuất
trong nước và khởi xướng
điều tra áp dụng biện pháp
này thì cần có hồ sơ của đại
diện ngành sản xuất trong
nước, đồng thời phải đáp
ứng các điều kiện để đứng
đơn nộp hồ sơ.
“Chúng tôi đã làm việc
với các công ty chăn nuôi để
thu thập thông tin và hướng
dẫn nộp hồ sơ theo đúng luật
nhưng cho đến nay các công
ty vẫn chưa thống nhất được
với nhau về hồ sơ gửi cục.
Đây là điều đáng tiếc vì nếu
doanh nghiệp không nộp hồ
sơ, chúng tôi không có dữ liệu
xem xét thiệt hại của sản xuất
trong nước. Như vậy, mấu
chốt là đến thời điểm hiện tại
chưa có hồ sơ chính thức của
ngành sản xuất trong nước nộp
lên” - ông Ninh nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Hiệp hội
Chăn nuôi gia cầm Đông
Nam bộ Nguyễn Văn Ngọc
cho hay ông có tham dự các
buổi làm việc bàn về phòng
vệ thương mại đối với thịt
gà nhập khẩu giá rẻ. Tại đây,
các doanh nghiệp đều đồng
ý với các bộ, ngành sẽ cung
cấp thông tin chứng minh
thiệt hại do thịt gà nhập giá
rẻ gây ra nhằm bảo vệ chính
đáng ngành chăn nuôi trong
nước. Thế nhưng sau đó thì
họ không cung cấp.
“Có thể họkhôngđồng lòng,
xem như không phải việc của
mình nên vụ việc không đi tới
đâu. Tôi cho rằng các doanh
nghiệp chăn nuôi trong nước
cần phải thống nhất nộp đơn
chứng minh thiệt hại do thịt
gà nhập khẩu giá rẻ gây ra”
- ông Ngọc chia sẻ.•
Các doanh nghiệp trong nước cần đồng lòng nộp đơn chứngminh thiệt hại do thịt gà nhập khẩu giá rẻ gây ra.
Lượng thịt gà nhập khẩu nhiều khiến người nuôi gà trong nước lao đao. Ảnh: QUANGHUY
Các công ty chăn
nuôi trong nước vẫn
chưa cung cấp thông
tin nên cơ quan hữu
trách không thể khởi
xướng điều tra và áp
thuế tự vệ lên hàng
nhập khẩu có dấu
hiệu phá giá.
Thịt gà nhập khẩu vào Việt Namvới giá rẻ ảnh hưởng đến
sứcmua thịt gà trong nước. Ảnh: T.UYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook