196-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu28-8-2020
72 chuyên đề do TP giao, với hơn
7.000 lượt văn bản được rà soát
(kiến nghị xử lý 1.406 văn bản).
Cạnh đó, phòng đề xuất nhiều
giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện
hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu
công tác quản lý theo chủ trương
của Bộ Tư pháp về việc gắn kết
công tác kiểm tra, rà soát văn bản
với công tác xây dựng, theo dõi thi
hành pháp luật…
Từ cuối năm 2018 đến đầu năm
2019, Sở Tư pháp đã thực hiện
công tác hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật thời kỳ 2014-
2018. Qua đó, sở đã tham mưu,
trình UBND TP ban hành quyết
định công bố kết quả hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật trong
giai đoạn này.
Sở đã lập danh mục 1.308 văn
bản thuộc đối tượng hệ thống hóa,
qua rà soát phát hiện 499 văn bản
quy phạm pháp luật hết hiệu lực
toàn bộ, 60 văn bản hết hiệu lực
một phần, một văn bản ngưng hiệu
lực. Qua việc rà soát, sở cũng xác
định, công bố danh mục 809 văn
bản quy phạm pháp luật còn hiệu
lực, giúp UBND TP chỉ đạo xử lý
242 văn bản.
Hiện nay Sở Tư pháp đang là đầu
mối tiếp nhận báo cáo của các cơ
quan, đơn vị về kết quả thực hiện
xử lý văn bản và là cơ quan chịu
trách nhiệm đôn đốc thực hiện,
hướng dẫn nghiệp vụ.
Tham mưu tốt về xử lý
vi phạm hành chính
Trên cơ sở tham mưu của Sở Tư
CHÂUYẾN
T
heođánhgiácủaUBNDTP.HCM,
các ý kiến tư vấn về pháp lý
nhằm giải quyết các vụ việc
phức tạp của Sở Tư pháp đã góp
phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
về pháp lý cho các dự án đầu tư,
từ đó tạo môi trường thu hút đầu
tư ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã
hội TP phát triển.
Hơn 7.000 lượt văn bản
được rà soát
Phòng kiểm tra văn bản (Sở Tư
pháp TP.HCM) được thành lập vào
tháng 3-2005. Qua 15 năm phát
triển, bộ phận này ngày càng giữ
vai trò quan trọng trong công tác
tham mưu hoàn thiện thể chế cho
chính quyền TP.
Tính đến hết tháng 6-2020, phòng
đã tham mưu thực hiện tự kiểm tra
1.819 văn bản do HĐND, UBND
TP.HCM ban hành. Phòng đã kiểm
tra theo thẩm quyền đối với hơn
2.000 văn bản của HĐND, UBND
cấp quận/huyện.
Từ năm 2014 đến nay, phòng đã
tham mưu thực hiện theo chuyên
đề, phối hợp với các sở/ngành,
quận/huyện tổ chức rà soát đối với
Người dân làmthủ tục tại Sở Tư Pháp TP.HCMchiều 26-8. Ảnh: HOÀNGGIANG
pháp, UBND TP.HCM ban hành
quyết định về ban hành kế hoạch
thực hiện quản lý nhà nước về thi
hành pháp luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2020; báo cáo về xử lý
vi phạm hành chính năm 2019.
Cụ thể, sở đã tham mưu UBND
TP các văn bản trong xử lý vi phạm
hành chính đối với hoạt động xây
dựng, bảo vệ môi trường và chống
việc khai thác cát trái phép trên
vùng biển Cần Giờ, khu vực giáp
ranh giữa TP với các tỉnh…
Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh
COVID-19, sở đã tham mưu cho
UBND TP các văn bản về cưỡng
chế chấp hành cách ly y tế và xử
lý hành vi vi phạm trong phòng,
chống dịch. Việc tổ chức các chốt,
trạm kiểm dịch để thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch cũng
được sở tham mưu cho TP để thực
hiện đúng quy định.
Đồng thời, sở đã kiến nghị Bộ
Tư pháp hướng dẫn áp dụng biểu
mẫu trong việc lập hồ sơ đề nghị
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc. Khi các quận,
huyện gặp vướng mắc trong xử lý
vi phạm hành chính, áp dụng pháp
luật thì sở cũng chủ động kiến nghị
cấp trên để kịp thời tháo gỡ. Đặc
biệt, trong việc áp dụng quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính,
sở đã hướng dẫn quận/huyện, sở/
ngành khác để xử lý nhiều vụ xử
phạt có vướng mắc.•
Về công tác xây dựng thể chế phục vụ cho chính
quyền TP quản lý, điều hành và công tác rà soát văn
bản pháp luật, Sở Tư pháp đã tiến hành thường xuyên
và có chất lượng. Qua đó, sở đã kiến nghị bãi bỏ những
văn bản pháp luật đã hết hiệu lực, văn bản chưa phù
hợp quy định pháp luật. Kết quả là Sở Tư pháp đã góp
phần tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt
động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước trên địa bàn TP.
Trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã thực hiện tốt
công tác tư vấn pháp lý theo chỉ đạo của UBND TP và
đề nghị của các sở, ban, ngành. Các ý kiến tư vấn về
pháp lý nhằm giải quyết các vụ việc phức tạp của Sở
Tư pháp được UBND TP đánh giá cao, góp phần tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý cho các dự án đầu
tư, từ đó tạo môi trường thu hút đầu tư ổn định, thúc
đẩy kinh tế - xã hội TP phát triển.
Công tác kiểm tra, xử lý văn bản cũng được sở thực
hiện thường xuyên, có chiều sâu, thuyết phục và đảm
bảo ý kiến pháp lý, công tác rà soát theo chuyên đề đã
được quan tâm triển khai có kết quả.
Đặc biệt, trong sáu tháng đầu năm2020, sở đã tư vấn
cho UBND, HĐND, Thành ủy gần 300 vụ việc, trong đó
tư vấn được đánh giá cao là tư vấn giải quyết những tồn
đọng củaTP có liên quan đến đất đai, các biện pháp xử
lý hành chính trong lĩnh vực này.
Ông
HUỲNHVĂN HẠNH
,
Giám đốc
Sở Tư pháp TP.HCM
“Sở Tư pháp luôn được UBND TP.HCM đánh giá cao”
Đặc biệt, giữa tình hình
dịch bệnh COVID-19, sở
đã thammưu các văn
bản về cưỡng chế chấp
hành cách ly y tế và xử
lý vi phạm trong phòng,
chống dịch hiệu quả,
đúng pháp luật.
Ngành tưphápđónggóp lớn cho sựphát triển
Ngày 27-8, Bộ Tư pháp tổ chức buổi tọa đàm Ngành tư
pháp 75 năm xây dựng và phát triển. Do ảnh hưởng của
dịch COVID-19 nên Ngày Truyền thống ngành tư pháp
năm nay được tổ chức gọn nhẹ theo hình thức tọa đàm.
Theo báo cáo tại tọa đàm, ngày 28-8-1945, Bộ Tư pháp
được thành lập. Thời điểm đó, Bộ Tư pháp đã thực hiện chức
năng quản lý công tác tư pháp với ưu tiên đầu tiên là giúp
Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý quan trọng. Đây là
cơ sở tạo lập nền móng đầu tiên của hệ thống pháp luật và
nền tư pháp dân chủ nhân dân, bảo đảm các quyền tự do, dân
chủ cơ bản của công dân nước Việt Nam độc lập...
Bộ Tư pháp tham gia Chính phủ với vai trò tương tự
như mô hình ở nhiều quốc gia khác. Đó là chịu trách
nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền
tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự,
tố tụng, tổ chức và quản trị các tòa án, về truy tố tội phạm,
tư pháp công an, thi hành án phạt, quản trị nhà lao…
Tại tọa đàm, bà Dương Thanh Mai, nguyên Viện trưởng
Viện Khoa học pháp lý, nhắc lại tiến trình lịch sử: Năm
1960, Luật Tổ chức Chính phủ không còn quy định Bộ Tư
pháp trong thành phần Chính phủ, thay vào đó là các cơ
quan pháp chế, đến năm 1972 được nâng lên thành Ủy ban
Pháp chế. Tiếp đó, tháng 11-1981, Bộ Tư pháp được tái lập.
Bà Mai cho rằng nhìn lại quá trình 75 năm xây dựng và phát
triển ngành tư pháp thì thấy phải bước vào thời kỳ đổi mới, quản
lý nhà nước bằng pháp luật mới được khẳng định. Bộ Tư pháp
với vị trí hội tụ hoạt động chuyên môn của cả ba nhánh hành
pháp, lập pháp, tư pháp, đã có những đóng góp âm thầm nhưng
góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh,
quốc phòng nước nhà. Vai trò có tính chất thể chế ấy ngày càng
được nhận thức rõ hơn khi mà dư địa phát triển của quốc gia chủ
yếu dựa vào sức bật thoát nghèo, cởi trói đã dần cạn kiệt. Lãnh
đạo Chính phủ đã nhiều lần nhắc tới yêu cầu đột phá thể chế để
nước nhà có thể bứt phá trong giai đoạn mới.
Theo bà Mai, để cùng các thành viên Chính phủ kiến tạo
đột phá, Bộ Tư pháp phải tư duy đường dài và để giữ được
tư duy dài hơi cần chú trọng công tác cán bộ ở cả ba lớp.
Đầu tiên là cán bộ chiến lược, có tư duy chiến lược của
ngành ở tầm quốc gia, đưa về địa phương tiếp thu, trải
nghiệm thực tế để làm phong phú công tác quản lý khi trở
lại trung ương.
Thứ hai là cán bộ tham mưu, nằm trong các lãnh đạo
cấp vụ. Họ phải thực sự trở thành chuyên gia trong từng
lĩnh vực, để các bộ, ngành khác khi cần là tìm đến như
một chỗ dựa pháp lý. Cán bộ tham mưu ấy không chỉ giỏi
chuyên môn hẹp của mình mà cũng phải có hiểu biết ở các
lĩnh vực khác của ngành.
Lớp thứ ba là cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
cụ thể, được rèn giũa, nâng cao trách nhiệm công vụ trước
yêu cầu của người dân.
Khi có ba lớp cán bộ chất lượng thì Bộ Tư pháp sẽ cùng
các bộ, ngành tham mưu Chính phủ triển khai tiếp ba chiến
lược về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp và cải cách
hành chính cho giai đoạn 2021-2030.
NGHĨANHÂN
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG
NGÀNH TƯ PHÁP (28-8-1945 – 28-8-2020)
Sở Tư pháp:
Nơi “gác cửa”
pháp lý tin cậy
cho TP.HCM
Nămnăm liền, Sở Tư pháp TP.HCMđược
đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ và
luôn là lá cờ đầu ngành tư pháp cả nước, là
người “gác cửa” pháp lý tin cậy của UBND
TP.HCMvà các sở/ngành, quận/huyện.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook