204-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 7-9-2020
Luật & đời
PHÚCBÌNH
D
ự kiến hôm nay (7-9), TAND TP Hà Nội mở phiên
sơ thẩm xét xử vụ án giết người và chống người
thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện
Mỹ Đức, TP Hà Nội. Theo dự kiến, phiên tòa kéo dài
từ ngày 7 tới 17-9.
Có 29 bị cáo bị truy tố, trong đó 25 người bị cáo buộc
tội giết người, bốn người còn lại hầu tòa về tội chống
người thi hành công vụ. Hơn 30 luật sư đăng ký tham gia
bào chữa cho các bị cáo.
Lập “tổ đồng thuận” để chiếm đất
Theo cáo trạng, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn, trong
đó có cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm, là đất quốc phòng.
Điều này đã được Thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra
Chính phủ kết luận.
Năm 2015, Bộ tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) ban
hành quyết định thu hồi 50,3 ha đất do Quân chủng Phòng
không - Không quân đang quản lý tại khu vực sân bay
MiếuMôn để giao choTập đoàn
Viễn thông quân đội Viettel xây
dựng dự án quốc phòng.
Cáo trạng xác định: Mặc dù
nắm rõ nguồn gốc đất nhưng
từ năm 2013, ông Lê Đình
Kình (trú thôn Hoành, xã Đồng
Tâm) đã cùng các ông Lê Đình
Công, Bùi Viết Hiểu thành lập
“tổ đồng thuận” với mục đích
chiếm đất đồng Sênh. Những người trên thường xuyên
lôi kéo nhân dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử
dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm. Họ tuyên truyền
đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm, kêu gọi người dân
thôn Hoành “đấu tranh để giữ đất”, hứa chia cho những
người tham gia đòi đất và đi theo “tổ đồng thuận”.
Quá trình Tập đoàn Viettel triển khai dự án, “tổ đồng
thuận” có nhiều hoạt động cản trở. Thậm chí, khi đoàn
công tác của Huyện ủy và UBND huyện Mỹ Đức về làm
việc, ông Lê Đình Công cùng một nhóm người đã xông
vào phòng họp chửi bới, lăng mạ khiến cuộc họp phải
dừng lại.
Đến tháng 4-2017, lực lượng công an về xã Đồng Tâm
thực hiện nhiệm vụ thì xảy ra vụ bắt giữ 38 cán bộ, chiến
sĩ. Công an TP Hà Nội sau đó ra quyết định khởi tố vụ
án gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật
và hủy hoại tài sản.
Đầu tháng 11-2019, Quân chủng Phòng không - Không
quân có kế hoạch xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu
Môn nên đề nghị Công an TP Hà Nội phối hợp triển khai
lực lượng đảm bảo an ninh trật tự.
Biết được thông tin này, theo chỉ đạo của ông Lê Đình
Kình, ông Lê Đình Công bàn bạc với nhiều người khác
về việc mua lựu đạn, chuẩn bị vũ khí, phương tiện để tấn
công lực lượng công an.
Ba chiến sĩ công an hy sinh
Cáo trạng nêu các bị cáo đã góp tiền mua 10 quả lựu
đạn, chế tạo hàng chục chai bom xăng, mua tuýp sắt có
gắn dao bầu... Một số còn quay clip, đăng tải trên mạng
xã hội với tuyên bố sẽ chống trả nếu công an đưa lực
lượng về Đồng Tâm.
Rạng sáng 9-1, lực lượng công an đến cổng thôn Hoành
để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch. Các bị cáo đánh kẻng
báo động, dùng gạch đá, bom xăng, ném lựu đạn (nhưng
không nổ) vào tổ công tác. Dù công an đã dùng loa phát
thanh kêu gọi chấm dứt hành vi vi phạm nhưng tất cả
không chấp hành.
Trước tình hình trên, ba
chiến sĩ công an gồm Nguyễn
Huy Thịnh, Phạm Công Huy,
Dương Đức Hoàng Quân triển
khai đội hình đột kích để trấn
áp và bắt giữ những người
chống đối.
Do bị tấn công bằng tuýp
sắt có gắn dao bầu và gạch đá,
ba chiến sĩ công an rơi xuống
hố. Lúc này ông Lê Đình Chức cùng Lê Đình Doanh
đổ xăng xuống hố, châm lửa đốt khiến cả ba chiến sĩ
tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.
Tiếp đó, lực lượng công an triển khai các biện pháp
nghiệp vụ bắt giữ toàn bộ nhóm người chống đối, riêng
ông Lê Đình Kình bị trúng đạn và tử vong. Cáo trạng
mô tả thời điểm tử vong, trên tay ông Kình vẫn đang
cầm một quả lựu đạn.
Cơ quan tố tụng xác định ông Lê Đình Kình cùng
các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn
Tuyển và Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu, cầm
đầu, vừa chỉ đạo các bị cáo khác vừa trực tiếp thực
hiện tội phạm giết người.
Các bị cáo Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Lê Đình
Uy là những người tham gia tích cực và trực tiếp thực
hiện tội phạm giết người. Nhiều bị cáo khác bị nhóm
cầm đầu xúi giục, lôi kéo, kích động nên đã tham gia
đồng phạm với vai trò giúp sức.•
Hômnay xử vụ án
giết người ởĐồngTâm
25/29 bị cáo bị truy tố về tội giết người, bốn người còn lại bị truy tố
về tội chống người thi hành công vụ.
Tang vật
vụ án.
(Ảnh do
công an
cung
cấp)
Cáo trạng xác định các bị cáo Lê
Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn
Văn Tuyển và Nguyễn Quốc Tiến giữ
vai trò chủ mưu, cầm đầu, vừa chỉ
đạo các bị cáo khác vừa trực tiếp thực
hiện tội phạm giết người.
Bước đầu, người trụ trì cho biết trong quá trình
sửa chữa, xây dựng lại, chùa đã có sơ suất để xảy ra
những xáo trộn. Cụ thể, đã có hàng trăm hũ tro cốt bị
để lẫn lộn, không rõ danh tính do trước đó không có
ảnh, bị rớt ảnh và cũng không có ghi nhận nào khác
để xác định.
Vốn dĩ việc nhà chùa nhận lưu giữ cẩn thận các hũ
tro cốt để cả nhà chùa và người thân cùng chăm lo
nhang khói gắn với phong tục, nghi lễ, tôn giáo của
cộng đồng dân cư. Một khi không thực hiện được bổn
phận này, người trụ trì hay những người khác có liên
can có bị xem là vi phạm pháp luật để phải chịu chế
tài nào đó hay không?
Do có liên quan đến số lượng lớn tro cốt của người
chết nên nhiều người đã nghĩ đến tội xâm phạm thi
thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại Điều 319 Bộ
luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đến khi nghe nhà chùa nói “chỉ là vô ý”, đã có không
ít người cho rằng không xử hình sự được vì tội này
đòi hỏi phải là lỗi cố ý.
Thực ra, nếu xem xét kỹ sẽ nhận ra ở trường hợp
của chùa Kỳ Quang 2, tính chất lỗi (cố ý hay vô ý)
không là yếu tố quyết định việc có hay không xử lý
hình sự. Lý do: Ngoài thi thể, mồ mả, Điều 319 chỉ
quy định về việc xâm phạm hài cốt (xương người chết
đã lâu). Khi Điều 319 không quy định gì về tro cốt
(phần nhận được sau khi hỏa táng) thì không thể đặt
vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự ai đó ở chùa theo
điều luật này được.
Cũng tiện thể nói thêm: Theo Điều 319 nêu trên, sự
xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt chính là đã có việc
đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong
mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể,
mồ mả, hài cốt.
Trong vụ chùa Kỳ Quang 2, dẫu những người gây
ra chuyện đau lòng phân trần kiểu nào cũng khó chấp
nhận được thì vẫn phải thấy họ không xâm phạm tro
cốt. Họ chỉ là có nhiều thiếu sót, bất cẩn trong xếp
đặt dẫn đến việc không thể xác định được rõ ràng
danh tính của các hũ tro cốt (trừ khi các cơ quan chức
năng có thông tin khác về lỗi của họ).
Điều quan trọng hơn cần bàn là cách thức xử lý
chuyện đã rồi. Nhiều người cho là chùa có thể xem xét
đến việc bồi thường cho những thân nhân gửi tro cốt
các thiệt hại về vật chất và tinh thần do chùa không
thể trả lại cho họ đúng tro cốt đã nhận giữ.
Lại lần nữa cùng thấy việc lưu giữ tro cốt ở chùa có
yếu tố tín ngưỡng, tình yêu thương… hết sức đặc biệt
trong đa số gia đình Việt. Chuyện gửi giữ này không
được quy định trong hiến chương của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam và cũng không được pháp luật điều
chỉnh cụ thể.
Có không ít ý kiến cho rằng việc người dân gửi hũ
tro cốt vào chùa được coi là một dạng hợp đồng dân
sự (bằng miệng), đó là hợp đồng gửi giữ tài sản và
hợp đồng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự. Ngược lại,
cũng có nhiều người cho là việc áp dụng loại hợp
đồng này vào vụ tro cốt rất không phù hợp, có phần
gượng gạo, bởi những yếu tố tâm linh, khát vọng của
những người gửi tro cốt. Có lẽ để thuận tình - lý hơn,
việc đòi nhà chùa bồi thường như đã nêu không nên
đặt ra và trên thực tế cho đến nay những người trong
cuộc cũng chưa đặt ra.
Với đề xuất mới đây của nhà chùa, thân nhân có thể
dựa vào trí nhớ hay các đặc điểm riêng để nhận diện
các hũ tro cốt. Sau đó, thân nhân có thể tiếp tục gửi
lại chùa này tro cốt tìm được hay gửi ở nơi khác hoặc
được giới thiệu sang chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) gửi
miễn phí. Riêng những
trường hợp không thể nhận
diện được là của ai
thì có thể
thờ chung theo một hình
thức được chọn lựa.
Cùng với đó, các hòa thượng sẽ
làm lễ siêu độ cho những vong linh đã khuất.
Thiết nghĩ, đây là phương án khả dĩ để
hương linh
người mất được yên giấc như tâm nguyện của nhiều
người và chủ yếu là
làm cho nhiều người sống được
an lòng. Có thể vì vậy mà phương án này đang nhận
được khá nhiều sự đồng thuận
.
THU TÂM
Giảiphápchosựcốtrocốt
ởchùaKỳQuang2
(Tiếp trang 1)
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook