208-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứSáu11-9-2020
HOÀNG LAN
T
ối 8-9, Việt Nam tiếp tục
ghi nhận năm bệnh nhân
mới mắc COVID-19,
trong đó có em bé hai tuổi
là con của một bệnh nhân
mắc COVID-19, được cách
ly sau khi nhập cảnh.
Việt Nam ghi nhận
nhiều trẻ em mắc
COVID-19
Trướcđó,mộtbégáibatháng
tuổi, trú huyện Bình Xuyên,
VĩnhPhúc cũngđượcxácnhận
là bệnh nhi mắc COVID-19
nhỏ tuổi nhất tại nước ta. Bé
gái có bà ngoại cũng dương
tính với COVID-19. Qua
giám sát dịch tễ, bé gái có
các triệu chứng quấy khóc,
sốt nhẹ, chảy nước mũi như
các biểu hiện của bệnh cảm
sốt thông thường ở trẻ em.
Trong đợt dịch COVID-19
đang lây lan trong cộng
đồng mới đây, tâm dịch Đà
Nẵng cũng xác định có vài
trường hợp trẻ em tiếp xúc
với người lớn trong gia đình
mắc COVID-19, trong đó nhỏ
nhất là bé trai 20 tháng tuổi.
BS Đỗ Châu Việt, Trưởng
khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2
TP.HCM, cho biết trẻ emmắc
COVID-19khôngphải làhiếm.
Trẻ emmắc COVID-19 cũng
có những triệu chứng tương
tự người lớn khi nhiễm siêu
vi thông thường ở đường hô
hấp như sốt, ho, sổ mũi, đau
ngực, khó thở. Riêng ở trẻ
em có thể có thêm các triệu
chứng về đường tiêu hóa như
ói mửa, tiêu chảy, thậm chí có
trường hợp mắc bệnh nhưng
không có triệu chứng gì cả.
Phương pháp điều trị
COVID-19 cho trẻ em và
người lớn đều như nhau, chủ
yếu điều trị triệu chứng và
nâng cao thể trạng.
trẻ lớn hơn, nên tập cho trẻ
thích nghi với việc đeo khẩu
trang. Khi đi học, nếu trẻ có
biểu hiện cảm ho, sổ mũi ở
mức độ nhẹ, phụ huynh nên
cho con đeo khẩu trang trong
lớp học để bảo vệ cho bạn bè
và mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, người thân nên
hướng dẫn trẻ tự giác rửa tay
thường xuyên, súc họng, vệ
sinh cá nhân, sử dụng khăn
tay khi ho, hỉ mũi.
Phụ huynh nên phối hợp
với thầy cô giáo nhắc nhở trẻ
thườngxuyênuốngnước, đừng
để đến lúc khát mới uống vì
khi màng trong cổ họng của
trẻ bị khô, virus dễ xâm nhập
vào cơ thể. Việc trẻ đồng loạt
ý thức vệ sinh cá nhân thì chắc
chắn sẽ ngắt được nguồn lây
từ trường, lớp.
Theo BS Đỗ Châu Việt, trẻ
em quá nhỏ mắc COVID-19
chủyếu lâybệnh từngười chăm
sóc, vì vậy người chăm sóc bé
cần chúýgiữgìn sức khỏe, hạn
chế đến nơi có yếu tố dịch tễ,
tránh trường hợp chính mình
trở thành nguồn lây cho trẻ.
Khi trẻ có các dấu hiệu nghi
ngờ mắc COVID-19 như sốt
cao, ho, đau đầu, mệt, khó thở,
cầnkiểmtranhữngngười xung
quanh từng tiếp xúc với người
bệnh, nghi mắc bệnh hay đi về
từ vùng dịch để tầm soát nguy
cơ cho trẻ và báo cho cơ sở y
tế điều tra dịch tễ.
Với trẻ ở nhóm lớn, khi
bị nóng, sốt, ngoài việc đưa
trẻ đi BV khám, sàng lọc,
người thân nên thông báo
cho gia đình hàng xóm xung
quanh, nhất là gia đình có trẻ
con đồng trang lứa để tránh
các bé vô tình lây cho nhau
trong lúc chơi chung. Tất cả
trẻ mắc bệnh hay nghi nhiễm
cũng phải có người lớn theo
chăm sóc, nên người chăm
sóc cũng có nguy cơ và cần
hạn chế tiếp xúc, cách ly cho
đến khi xác định rõ nguyên
nhân mắc bệnh của trẻ.•
Phòng dịch COVID-19
mùa tựu trường
Trong bối
cảnh dịch
COVID-19
vẫn đang
được kiểm
soát, thay vì
lo lắng, phụ
huynh nên
trang bị kiến
thức để bảo
vệ bản thân
và con em
trongmùa
tựu trường.
Để tránh tiếp xúc nơi đông
người,khôngrõnguồnlâybệnh,
người lớn nên hạn chế đưa trẻ
đến nơi đông người như khu
du lịch, khu vui chơi, không
đến các địa phương thuộc yếu
tố dịch tễ mà Bộ Y tế đã thông
báo. Nếu bắt buộc phải đến,
khi về nên tuân thủ khai báo y
tế, hướng dẫn cách ly, phòng
ngừa cho bản thân và gia đình.
Tiêu điểm
Phòng ngừa dịch chồng dịch
BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2, cho
biết hiện tại khoa có nhiều ca mắc sốt xuất huyết và bệnh
tay-chân-miệng đang điều trị, có một số trường hợp nặng
may mắn được cứu sống thành công. Dự báo số ca sốt xuất
huyết và bệnh tay-chân-miệng tiếp tục tăng khiTP.HCMvào
mùa mưa và trẻ nhập học lại.
BS Việt lưu ý những loại bệnh này hoàn toàn không có
thuốc phòng ngừa nên phụ huynh cần chú ý trang bị, phát
hiện các dấu hiệu sớm của bệnh để đưa trẻ đi khámvà điều
trị kịp thời. Bệnh tay-chân-miệng cóđường lâydịchbắn, chất
tiết chứa virus như dịch COVID-19 nên việc đeo khẩu trang,
vệ sinh bàn tay không chỉ ngăn ngừa được dịch COVID-19
mà còn ngừa được cả bệnh tay-chân-miệng.
Phụ huynh nên tập cho con emthói quen đeo khẩu trang đúng cách để phòng dịch COVID-19.
Ảnh: XUÂNBÌNH
Theo các nghiên cứu và
giả thiết của một số nước
trên thế giới, chỉ có một số ít
trẻ bị tình trạng suy tạng dẫn
đến viêm phổi nặng, suy hô
hấp cấp, còn lại hầu hết nhẹ,
đơn giản, không để lại biến
chứng. Ở trẻ em khỏe mạnh,
cơ thể đang phát triển nên sức
đề kháng đủ chống chọi với
COVID-19 cao hơn nhiều lần
so với người lớn với cơ thể
suy giảm sức đề kháng và có
nhiều bệnh lý nền nhiều lần.
Trẻ nhỏ hay mắc các bệnh
đường hô hấp nên hệ miễn
dịch dần thích nghi và tạo
ra kháng thể chống lại bệnh,
trong đó có cả virus gây bệnh
COVID-19 nên có lẽ tình
trạng mắc nhẹ hơn.
Tập thói quen phòng
COVID-19 cho trẻ
Tr ong bố i c ảnh d ị ch
COVID-19 đang được kiểm
soát tốt nhưng không loại trừ
nguy cơ có trường hợp mắc
bệnh trong cộng đồng chưa
được phát hiện, nhất là thời
Phương pháp điều
trị COVID-19 cho
trẻ em và người lớn
đều như nhau, chủ
yếu điều trị triệu
chứng và nâng cao
thể trạng.
điểm trẻ em tập trung vào
năm học mới, phụ huynh nên
trang bị kiến thức và hướng
dẫn con em thói quen vệ sinh,
chăm sóc sức khỏe để phòng
ngừa bệnh.
Theo BS Đỗ Châu Việt,
phòng dịch cho trẻ em cũng
theo các nguyên tắc đeo khẩu
trang, vệ sinh cá nhân. Ở trẻ
nhỏ tầm 1-2 tuổi, phụ huynh
nên chọn khẩu trang vừa với
khuôn mặt của trẻ. Đối với
ĐàNẵngđảmbảoan toàn chohọc sinhhọc tập
Chiều 10-9, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng ban hành công văn
về việc học sinh (HS), học viên, sinh viên trở lại trường học
tập sau thời gian nghỉ phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, HS từ lớp 6 đến lớp 12 các trường phổ thông,
trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ trở lại trường từ ngày
14-9.
Trẻ mầm non, HS tiểu học, HS cấp tiểu học các trường
phổ thông nhiều cấp học; học viên các cơ sở đào tạo ngoại
ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, dạy thêm - học
thêm… đi học từ ngày 21-9.
Riêng các trường ĐH ngoài công lập thực hiện theo chỉ
đạo của bộ chủ quản và phải từ ngày 14-9 trở đi.
Để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, Sở GD&ĐT
TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, HS, học
viên, sinh viên với tinh thần nghiêm túc, không chủ quan.
Các trường hoàn thành việc tổng dọn vệ sinh trường,
lớp trước 16 giờ ngày 12-9 đối với các trường có HS, học
viên đi học ngày 14-9; trước 16 giờ ngày 16-9 đối với
trường có trẻ mầm non, HS, học viên đi học ngày 21-9.
Ngoài ra phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế,
vệ sinh môi trường như nước uống, thiết bị đo thân nhiệt,
khẩu trang, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch có
xà phòng… theo quy định.
HS và giáo viên được đo thân nhiệt trước khi đến
trường. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở
nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời liên hệ cơ
sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị.
Căn cứ điều kiện thực tế, các trường tổ chức đo thân
nhiệt cho giáo viên, HS linh hoạt, đảm bảo các em được
đo thân nhiệt một lần trong buổi học. Tuyệt đối không
để HS tập trung đông trước cổng trường, phải đứng dưới
nắng, mưa chờ được đo thân nhiệt.
Các trường hướng dẫn, nhắc nhở HS đeo khẩu trang
đúng cách, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung
dịch sát khuẩn, không dùng chung các đồ dùng cá nhân,
bỏ rác đúng nơi quy định, không tập trung đông người
trong lúc chuyển tiết, ra chơi. Kịp thời báo cáo lãnh đạo
nhà trường nếu phát hiện giáo viên, HS có biểu hiện sốt,
ho, khó thở để có biện pháp xử lý.
Kết thúc mỗi buổi học, nhà trường duy trì thực hiện vệ
sinh, sát khuẩn trường, lớp theo quy định. Kiểm tra, rà
soát, bổ sung kịp thời nước sát khuẩn, xà phòng và các vật
dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
Đối với các trường mầm non, tiểu học, sở lưu ý thực
hiện giãn cách phù hợp trong tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho
trẻ theo điều kiện thực tế. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, dinh dưỡng hợp lý để tăng đề kháng cho trẻ. Đặc
biệt không cho trẻ đeo khẩu trang trong khi ngủ trưa để
đảm bảo an toàn.
TÂMAN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook